Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 3–9 tháng Hai. 2 Nê Phi 1–5: “Chúng Tôi Được Sống Trong Hạnh Phúc”


“Ngày 3–9 tháng Hai. 2 Nê Phi 1–5: ‘Chúng Tôi Được Sống Trong Hạnh Phúc,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 3–9 tháng Hai. 2 Nê Phi 1–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

A Đam và Ê Va rời khỏi vườn Ê Đen

Adam and Eve (A Đam và Ê Va), tranh do Douglas Fryer họa

Ngày 3–9 tháng Hai

2 Nê Phi 1–5

“Chúng Tôi Được Sống Trong Hạnh Phúc”

Lê Hi đã giảng dạy cho mỗi người con của ông theo như nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân của họ. Hãy noi theo tấm gương của ông khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy cho trẻ em trong lớp của mình.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Sau khi giải thích rằng Lê Hi đã giảng dạy cho gia đình của ông về sự tự do để đưa ra những lựa chọn của chính mình, hãy mời trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm chúng đã có khi chọn điều đúng. Chúng đã cảm thấy như thế nào sau khi đưa ra lựa chọn đó? Làm thế nào chúng có thể nhớ để chọn điều đúng trong tương lai?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

2 Nê Phi 1:20

Tôi được phước khi vâng lời.

Nguyên tắc được giảng dạy trong câu này—sự vâng lời mang đến các phước lành—được thường xuyên minh họa xuyên suốt Sách Mặc Môn. Hãy suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp trẻ em nhận ra nguyên tắc đó trong cuộc sống của chúng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em giúp anh chị em định nghĩa từ lệnh truyền và lập một bản liệt kê các lệnh truyền. Đọc 2 Nê Phi 1:20 và nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ được “thịnh vượng,” hay được phước, khi tuân giữ các lệnh truyền. Chúng ta cảm thấy như thế nào khi tuân giữ các lệnh truyền này?

  • Cho trẻ em thấy những thứ cung cấp sự bảo vệ như giày, mũ, và găng tay. Hãy để chúng thử mang hoặc đội những thứ này. Những thứ này bảo vệ chúng ta như thế nào? Nói với các em rằng các lệnh truyền của Cha Thiên Thượng có thể bảo vệ chúng ta khỏi các mối nguy hiểm thuộc linh. Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em được bảo vệ vì đã tuân giữ các lệnh truyền.

2 Nê Phi 2:11, 16, 27

Thượng Đế ban cho tôi sự tự do lựa chọn.

A Đam và Ê Va đã phải rời khỏi Vườn Ê Đen bởi vì những lựa chọn của họ. Làm thế nào anh chị em có thể dạy trẻ em rằng lựa chọn của A Đam và Ê Va cho phép chúng ta sử dụng quyền tự quyết của mình để chọn Cha Thiên Thượng ngày nay?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Vẽ hình một người tự do và một người bị tù đày (có lẽ ở trong tù) và mời trẻ em chỉ ra bức hình đúng khi anh chị em đọc các từ tự dotù đày trong câu 2 Nê Phi 2:27. Nhấn mạnh cụm từ “được tự ý lựa chọn” và mời từng em lặp lại cụm từ đó.

  • Ôn lại với trẻ em câu chuyện về A Đam và Ê Va (xin xem 2 Nê Phi 2:17–19; xin xem thêm “Chương 3: A Đam và Ê Va,” Sách Truyện Cựu Ước trang 15–18, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Giúp trẻ em liệt kê một số lựa chọn chúng đưa ra mỗi ngày. Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng của chúng ta đã ban cho chúng ta sự tự do để lựa chọn giữa điều thiện và điều ác, và mời trẻ em nhảy lên hoặc vỗ tay để ăn mừng việc được tự ý lựa chọn.

  • Chơi một trò chơi mà anh chị em nói một từ (như ánh sáng) và trẻ em nói từ trái nghĩa của nó (bóng tối). Lặp lại sinh hoạt này nhiều lần. Để giúp trẻ em hiểu cách việc có được những sự đối lập giúp chúng ta lựa chọn, hãy đọc nửa đầu câu 2 Nê Phi 2:112 Nê Phi 2:16. Kể cho trẻ em nghe câu chuyện về một đứa trẻ bị cám dỗ để lựa chọn điều sai. Hãy giúp trẻ em suy nghĩ xem sự đối nghịch của lựa chọn đó là gì, và mời chúng đóng diễn lựa chọn đó. Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng ban phước cho chúng ta khi chúng ta chọn điều đúng.

  • Cùng nhau hát một bài hát về việc đưa ra lựa chọn và hỏi xem trẻ em học được điều gì từ bài hát đó.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

2 Nê Phi 1:20

Tôi được phước khi vâng lời.

Trẻ em sẽ dễ đưa ra các lựa chọn ngay chính hơn khi chúng có đức tin rằng Thượng Đế sẽ ban phước cho chúng vì đã tuân giữ các lệnh truyền—ngay cả khi các phước lành đó không đến ngay lập tức.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp trẻ em ôn lại một số lựa chọn mà Nê Phi và các anh của ông đã đưa ra. Ví dụ, xin xem 1 Nê Phi 2:11–16; 3:5–7; và 18:9–11. Mời các em cùng nhau đọc 2 Nê Phi 1:20 và chia sẻ tại sao chúng nghĩ Lê Hi lại đưa ra sứ điệp này cho các con của ông.

  • Viết các cụm từ trong 2 Nê Phi 1:20 xuống các mảnh giấy nhỏ, và thảo luận ý nghĩa của các cụm từ đó. Mời trẻ em xếp các mảnh giấy đó theo thứ tự chính xác bằng cách sử dụng câu thánh thư. Để minh họa sự khác biệt giữa sự thịnh vượng và sự khai trừ, hãy cho trẻ em thấy một cái cây khỏe mạnh và một chiếc lá hoặc cành cây bị cắt lìa khỏi cái cây. Sự khác biệt giữa một chiếc lá trên cây và chiếc lá bị cắt lìa là gì? Chúng ta giống như chiếc lá trên cây như thế nào khi tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế? Mời trẻ em ghi lại trong nhật ký những cách Thượng Đế ban phước cho chúng khi chúng chọn điều đúng.

2 Nê Phi 2:22–28

Thượng Đế ban cho tôi sự tự do lựa chọn.

Chúa Giê Su Ky Tô đã cứu chúng ta khỏi cái chết thể xác và cái chết thuộc linh (sự xa rời Thượng Đế bởi vì tội lỗi) qua Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Ngài. Để được sống với Cha Thiên Thượng một lần nữa, chúng ta phải sử dụng quyền tự quyết của mình để liên tục hối cải và cố gắng sống một cách ngay chính.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giơ lên một bức hình của A Đam và Ê Va (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 4), và mời trẻ em chia sẻ những điều chúng biết đã xảy đến với A Đam và Ê Va trong Vườn Ê Đen. Hãy giúp trẻ em tìm các câu trả lời trong 2 Nê Phi 2:22–27. Giải thích rằng nhờ lựa chọn của A Đam và Ê Va, chúng ta có phước được đến thế gian và sử dụng quyền tự quyết của mình để đưa ra những lựa chọn đúng và hối cải qua sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô khi đưa ra những lựa chọn sai.

  • Viết toàn bộ câu 2 Nê Phi 2:27 lên trên bảng. Giúp trẻ em ghi nhớ câu thánh thư này bằng cách lặp lại câu đó và xóa đi một số chữ mỗi lần chúng lặp lại câu này. Giúp trẻ em tưởng tượng xem một cuộc sống không có sự lựa chọn sẽ như thế nào. Tại sao chúng biết ơn về quyền tự quyết?

  • Mời trẻ em chia sẻ một kinh nghiệm khi chúng đã đưa ra một lựa chọn đúng. Chúng đã cảm thấy như thế nào sau khi đưa ra lựa chọn đó? Chúng ta có thể làm gì để giúp bản thân mình chọn điều đúng khi bị cám dỗ làm điều sai? Hãy cân nhắc hát một bài hát về việc đưa ra những sự lựa chọn và mời trẻ em chia sẻ những điều chúng học được từ bài hát đó.

2 Nê Phi 3:6–24

Joseph Smith là một vị “tiên kiến chọn lọc.”

Trong 2 Nê Phi 3, Lê Hi đã ám chỉ đến một lời tiên tri về Tiên Tri Joseph Smith. Anh chị em có thể sử dụng câu này như là một cơ hội để giảng dạy trẻ em về giáo vụ của ông trong những ngày sau.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em tìm kiếm trong 2 Nê Phi 3:6–24 các manh mối về vị tiên tri nào đang được nói tới. Liệt kê các manh mối lên trên bảng. Tại sao Joseph Smith được gọi là một vị “tiên kiến chọn lọc”? Joseph Smith đã làm điều gì mà “có một giá trị lớn lao đối với [đồng bào của ông]”? (câu 7).

  • Hát một bài thánh ca về Joseph Smith như “Ca Khen Người” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 50), hoặc xem một đoạn video mô tả các khía cạnh khác nhau về giáo vụ của ông như các đoạn video được tìm thấy trên trang history.ChurchofJesusChrist.org/article/joseph-smith-video-downloads. Hãy hỏi trẻ em xem tại sao chúng biết ơn về Tiên Tri Joseph Smith.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích trẻ em để ý đến các cơ hội chúng có để đưa ra những sự lựa chọn trong tuần này. Hãy mời các em sẵn sàng để chia sẻ vào tuần sau về những lựa chọn chúng đã đưa ra và kết quả của những lựa chọn đó.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Trẻ em có thể nhận biết ảnh hưởng của Đức Thánh Linh. Hãy dạy trẻ em rằng những cảm giác bình an, yêu thương, và ấm áp mà chúng có trong khi nói hay hát về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài đều đến từ Đức Thánh Linh. Những cảm giác này có thể xây đắp chứng ngôn của chúng.