Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 27 tháng Tư– ngày 3 tháng Năm. Mô Si A 7–10: “Trong Sức Mạnh của Chúa”


“Ngày 27 tháng Tư– ngày 3 tháng Năm. Mô Si A 7–10: ‘Trong Sức Mạnh của Chúa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 27 tháng Tư– ngày 3 tháng Năm. Mô Si A 7–10,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Am Môn giảng dạy Vua Lim Hi

Minerva K. Teichert (1888–1976), Ammon before King Limhi (Am Môn ở trước Vua Lim Hi), năm 1949–1951, tranh sơn dầu trên nền đá masonite, 35 15/16 x 48 inches (91 x 122 cm). Brigham Young University Museum of Art, năm 1969.

Ngày 27 tháng Tư– ngày 3 tháng Năm

Mô Si A 7–10

“Trong Sức Mạnh của Chúa”

Hãy thành tâm đọc Mô Si A 7–10 và suy ngẫm về những ấn tượng anh chị em nhận được. Làm thế nào những lẽ thật trong các chương này giúp đáp ứng nhu cầu của trẻ em mà anh chị em giảng dạy?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Khuyến khích trẻ em chia sẻ bất cứ điều gì chúng có thể biết về những sự kiện trong các chương này. Anh chị em có thể tìm thấy sự giúp đỡ trong “Chương 13: Giê Níp” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 36–37, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Mô Si A 7:18–20, 33

Thượng Đế đã giúp đỡ dân chúng trong thánh thư và Ngài có thể giúp đỡ tôi.

Dân của Lim Hi, là những người làm nô lệ cho dân La Man, cần có đức tin rằng Thượng Đế sẽ giúp đỡ họ, vì thế Lim Hi đã nhắc nhở họ về những lúc Thượng Đế đã giúp đỡ dân Ngài.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em chia sẻ về một lần khi chúng cần sự giúp đỡ. Giải thích rằng dân của Vua Lim Hi đang gặp khó khăn, vì thế ông đã chia sẻ một câu chuyện để giúp họ có đức tin. Đọc cho trẻ em nghe Mô Si A 7:19 và cho thấy một bức hình các con cái của Y Sơ Ra Ên vượt qua Biển Đỏ. Ôn lại câu chuyện này và câu chuyện về bánh ma na rồi giúp trẻ em đóng diễn các câu chuyện đó (xin xem chương 17 và 18 trong Sách Truyện Cựu Ước, hoặc các đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Chúa đã giúp đỡ dân chúng như thế nào? Làm chứng rằng Chúa cũng có thể giúp chúng ta.

  • Đọc Mô Si A 7:33 cho trẻ em nghe và giúp các em hiểu câu này dạy chúng ta phải làm gì để nhận được sự giúp đỡ từ Chúa. Giúp trẻ em nghĩ về những động tác tượng trưng cho những điều này và lặp lại câu thánh thư này trong khi chúng thực hiện các động tác đó. Chúng ta cần giúp đỡ với một số điều gì? Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta tin cậy nơi Chúa? Hãy chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em đã tin cậy Chúa và Ngài đã giúp đỡ anh chị em.

  • Giúp trẻ em nhận ra cách Chúa đã giúp đỡ dân chúng trong Sách Mặc Môn. Hãy chia sẻ những câu chuyện khác trong thánh thư mà anh chị em cảm thấy có thể giúp trẻ em học cách tin cậy nơi Chúa.

Mô Si A 8:16–17

Thượng Đế ban cho chúng ta các vị tiên tri, tiên kiến, và mặc khải.

Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng Mô Si A 8:16–17 để dạy trẻ em về vai trò của một vị tiên tri với tư cách là vị tiên kiến?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho trẻ em thấy cách đưa hai tay lên trước hai con mắt của chúng thể như chúng đang nhìn qua mắt kính hoặc ống nhòm. Đọc Mô Si A 8:17 và yêu cầu trẻ em đeo “mắt kính” vào mỗi lần chúng nghe từ “tiên kiến.” Giải thích rằng Thượng Đế ban cho chúng ta các vị tiên tri và một trong các vai trò của vị tiên tri là làm một “vị tiên kiến” bởi vì ông có thể “trông thấy” những sự việc sẽ xảy đến trong tương lai. Chia sẻ một số ví dụ về những điều mà các vị tiên tri đã trông thấy và tiết lộ cho chúng ta (kể cả thánh thư) hoặc chia sẻ một ví dụ mà vị tiên tri đóng vai trò là một vị tiên kiến (chẳng hạn như 1 Nê Phi 11:20–21).

  • Làm những dấu chân bằng giấy và vẽ lên các dấu chân đó những điều mà các vị tiên tri đã khuyên bảo chúng ta phải làm. Đặt những dấu chân này thành một lối đi xung quanh phòng và mô tả các hình vẽ đó. Để cho trẻ em thay phiên nhau đóng vai vị tiên tri và hướng dẫn các em khác đi theo những dấu chân này.

  • Trưng bày bức hình trong đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và mời trẻ em mô tả những điều chúng thấy. Giải thích rằng Tiên Tri Joseph Smith là một vị tiên kiến. Chúa ban cho ông các công cụ gọi là U Rim và Thu Mim và một viên đá tiên kiến để sử dụng trong việc phiên dịch Sách Mặc Môn.

  • Cho xem một đoạn video ngắn về một sứ điệp đại hội mới đây của vị Chủ Tịch Giáo Hội (hoặc cho thấy một bức hình của ông và đọc một điều gì đó ông đã dạy). Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng ông là một vị tiên tri, tiên kiến, và mặc khải.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Mô Si A 7:18–20, 33; 9:14–19; 10:6–10, 19–21

Thượng Đế đã giúp đỡ dân chúng trong thánh thư và Ngài có thể giúp đỡ tôi.

Giê Níp và dân của ông, là những người đã định cư trong xứ La Man, đã bị những người dân La Man tấn công và cần Thượng Đế giúp đỡ. Trẻ em có thể học được điều gì từ câu chuyện này về việc Thượng Đế giúp đỡ con cái Ngài?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia trẻ em ra thành ba nhóm và mời mỗi nhóm nghiên cứu một trong các câu chuyện sau đây: dân Y Sơ Ra Ên vượt Biển Đỏ (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 14:10–14, 21–31), gia đình Lê Hi hành trình trong vùng hoang dã (xin xem 1 Nê Phi 16:9–16; 17:1–6), và dân Giê Níp được giải thoát khỏi dân La Man (xin xem Mô Si A 9:14–19; 10:6–10, 19–21). Làm thế nào những người trong các câu chuyện này cho thấy rằng họ tin cậy nơi Thượng Đế? Thượng Đế đã giúp đỡ họ như thế nào? Ngài giúp đỡ chúng ta như thế nào khi chúng ta tin cậy nơi Ngài?

  • Mời ba em viết về một khó khăn hoặc thử thách mà chúng gặp phải lên trên bảng. Yêu cầu một em đọc Mô Si A 7:33 và khuyến khích các em khác xóa đi một trong các thử thách hoặc khó khăn mỗi lần chúng nghe thấy một điều gì đó mà chúng có thể làm để nhận được sự giúp đỡ của Chúa. Làm thế nào việc tin cậy nơi Chúa giúp chúng ta vượt qua những thử thách của mình?

Mô Si A 8:12–19

Thượng Đế cung ứng các vị tiên tri, tiên kiến, và mặc khải để mang lại lợi ích cho loài người.

Chúng ta tán trợ Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Mười Hai Vị Sứ Đồ là các vị tiên tri, tiên kiến, và mặc khải. Làm thế nào anh chị em có thể giảng dạy cho trẻ em về giá trị của các vị tiên tri?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chọn ra một vài từ quan trọng từ Mô Si A 8:12–19 và viết chúng lên trên bảng. Mời một em đọc các câu thánh thư này và yêu cầu các em khác giơ tay lên khi chúng nghe thấy mỗi từ trên bảng. Hãy ngừng đọc và thảo luận mỗi từ với cả lớp.

  • Yêu cầu trẻ em ôn lại Mô Si A 8:16–18 để biết một vị tiên kiến là ai. Viết câu này lên trên bảng: Vị tiên kiến giống như là . Hãy giúp trẻ em nghĩ về những cách để hoàn tất câu này nhằm giải thích lý do tại sao vị tiên kiến là một phước lành cho chúng ta—ví dụ, vị tiên kiến giống như là người cứu hộ, cảnh báo chúng ta về những hiểm nguy.

  • Chọn một cụm từ từ Mô Si A 8:16–17, viết cụm từ đó lên trên bảng, và thay mỗi từ với một biểu tượng tự tạo. Đưa cho trẻ em một bản liệt kê các biểu tượng và những từ mà các biểu tượng đó tượng trưng, và cho chúng giải mã hoặc “phiên dịch” cụm từ đó giống như các vị tiên kiến. Về một số phương diện nào khác mà các vị tiên tri, tiên kiến, và mặc khải là một “nguồn lợi ích lớn lao” cho chúng ta (Mô Si A 8:18)?

Mô Si A 9:14–18; 10:10–11

Khi tôi yếu đuối, Chúa có thể củng cố tôi.

Khi gặp thử thách, trẻ em thường cảm thấy yếu đuối và vô vọng. Hãy sử dụng câu chuyện về dân Giê Níp để dạy trẻ em rằng chúng có thể nhận được sức mạnh từ Chúa.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em chia sẻ những cách mà chúng có thể có cơ thể khỏe mạnh. Có được “sức mạnh của loài người” có nghĩa là gì? (xin xem Mô Si A 10:11). Có được “sức mạnh của Chúa” có nghĩa là gì? (xin xem Mô Si A 9:17–18; 10:10). Làm thế nào chúng ta nhận được sức mạnh của Chúa?

  • Mời trẻ em vẽ tranh về một người nào đó mà chúng cảm thấy có sức mạnh của Chúa và chia sẻ lý do tại sao chúng vẽ người này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em chia sẻ với gia đình chúng một câu chuyện trong thánh thư mà soi dẫn các em “tin cậy vào Thượng Đế” (Mô Si A 7:19).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Đặt những câu hỏi đầy soi dẫn. Hãy đặt những câu hỏi mà mời trẻ em chia sẻ chứng ngôn của chúng về các lẽ thật phúc âm. Ví dụ, nếu anh chị em thảo luận về các vị tiên tri thì anh chị em có thể yêu cầu trẻ em chia sẻ về việc các vị tiên tri đã ban phước cho chúng như thế nào.

In