Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 25–31 tháng Năm. Mô Si A 29–An Ma 4: “Họ Vẫn Một Lòng Vững Chắc Không Lay Chuyển”


“Ngày 25–31 tháng Năm. Mô Si A 29–An Ma 4: ‘Họ Vẫn Một Lòng Vững Chắc Không Lay Chuyển,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 25–31 tháng Năm. Mô Si A 29–An Ma 4,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

An Ma Con đang thuyết giảng

Alma the Younger Preaching (An Ma Con Đang Thuyết Giảng), tranh do Gary L. Kapp họa

Ngày 25–31 tháng Năm

Mô Si A 29–An Ma 4

“Họ Vẫn Một Lòng Vững Chắc Không Lay Chuyển”

Trẻ em mà anh chị em giảng dạy có thể học hỏi được nhiều điều trong lớp, nhưng chúng sẽ học được nhiều hơn nữa nếu phát triển thói quen học thánh thư ở nhà. Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể khuyến khích và hỗ trợ việc học hỏi phúc âm ở nhà.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời trẻ em ngồi thành một vòng tròn trên sàn nhà và lăn một quả bóng tới một em. Yêu cầu em đó chia sẻ một điều về phúc âm em ấy học được mới gần đây ở nhà hoặc trong Hội Thiếu Nhi. Rồi mời em đó lăn quả bóng tới một em khác. Lặp lại cho đến khi mỗi em đều đã có cơ hội để chia sẻ một điều gì đó.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

An Ma 1:2–9, 26–30

Là tín hữu của Giáo Hội, tôi cần phải yêu thương và phục vụ người khác.

Anh chị em có thể chọn không kể nhiều cho trẻ em nghe về những lời giảng dạy của Nê Hô, nhưng chúng có thể được lợi khi biết rằng trong Giáo Hội, chúng ta phục vụ vì chúng ta yêu thương người khác, không phải vì chúng ta muốn trở nên giàu sang hay nổi tiếng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ với trẻ em, bằng những lời lẽ giản dị, câu chuyện về An Ma và Nê Hô (xin xem An Ma 1; “Chương 20: An Ma và Nê Hô,” Sách Truyện Mặc Môn, trang 54–55, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Nhấn mạnh rằng mặc dù những người theo Nê Hô đã đối xử không tốt với các tín hữu Giáo Hội nhưng nhiều tín hữu Giáo Hội vẫn luôn tử tế và yêu thương họ.

  • Đọc An Ma 1:30 cho trẻ em nghe và giúp chúng hiểu rằng những người trong Giáo Hội đã chia sẻ những gì họ có với những người cần sự giúp đỡ. Hãy giúp trẻ em nghĩ về những thứ chúng có thể chia sẻ và về những người chúng có thể chia sẻ những thứ đó. Khuyến khích trẻ em vẽ tranh về những kế hoạch của chúng.

  • Cùng nhau hát một bài hát về tình yêu thương và sự phục vụ, chẳng hạn như “Lòng Nhân Nên Khởi Từ Tôi” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 63), và giúp trẻ em nghĩ ra những động tác có thể phù hợp với bài hát.

An Ma 2:28–30

Thượng Đế sẽ đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi.

Khi cảm thấy “kinh sợ” (An Ma 2:23), An Ma và dân Nê Phi đã cầu nguyện để được giúp đỡ và đã được củng cố. Hãy giúp trẻ em học hỏi từ tấm gương của họ.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sử dụng hình ảnh trong đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình hoặc trong “Chương 21: Dân Am Li Si” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 56–57, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org), hãy kể cho trẻ em nghe cách dân Nê Phi đã có được sức mạnh để chống lại dân Am Li Si. Hỏi trẻ em xem những điều gì làm chúng sợ hãy hoặc khó đối với chúng và làm chứng rằng chúng có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng để được giúp đỡ với những điều này.

  • Chia sẻ một kinh nghiệm mà Thượng Đế đã giúp đỡ anh chị em sau khi anh chị em cầu nguyện lên Ngài. Mời trẻ em cũng chia sẻ những kinh nghiệm chúng đã có với việc cầu nguyện.

An Ma 4:19

Chứng ngôn của tôi có thể củng cố người khác.

Thường thì “lời chứng thuần nhất” (An Ma 4:19) của một đứa trẻ có thể có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với người khác. Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em tìm ra những cách để chia sẻ chứng ngôn của chúng?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mở thánh thư đến câu An Ma 4:19 và giải thích rằng khi trông thấy mức độ tà ác của dân chúng, An Ma đã quyết định rằng cách tốt nhất để giúp đỡ họ là chia sẻ “lời chứng thuần nhất” với họ. Hãy sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giảng dạy cho trẻ em một chứng ngôn là gì và gồm có những điều gì. Khuyến khích các em chia sẻ chứng ngôn của chúng.

  • Đổ một ít nước sạch vào một cái ly thủy tinh trong suốt và giải thích rằng nước cũng giống như chứng ngôn của chúng ta bởi vì chúng ta có thể chia sẻ lời chứng đó với người khác. Đổ ly nước vào một cái ly nhỏ cho mỗi em và nói với trẻ em rằng khi chia sẻ chứng ngôn, chúng ta giúp người khác cũng có chứng ngôn mạnh mẽ hơn.

  • Nếu trẻ em muốn, hãy để cho chúng tập chia sẻ chứng ngôn của mình. Hãy đề nghị một vài cách chúng có thể cho thấy rằng chúng biết phúc âm là chân chính, kể cả qua hành động của chúng.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

An Ma 1:2–9

Tôi có thể học cách nhận ra những lời giảng dạy sai lạc.

Vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, chúng ta đều phải đối mặt với những người như Nê Hô—những người muốn lừa gạt chúng ta với những sứ điệp nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại là sai lạc và gây tai hại. Việc chia sẻ câu chuyện trong An Ma 1:2–9 có thể giúp trẻ em chuẩn bị cho những cuộc gặp gỡ như vậy trong cuộc sống của chúng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp trẻ em đọc An Ma 1:2–4 để cân nhắc một số điều mà Nê Hô, một thầy giảng giả, đã giảng dạy. Hãy giúp các em tạo ra một bài trắc nghiệm với những câu hỏi đúng sai bằng cách sử dụng những lời phát biểu trong các câu này. Tại sao Sa Tan đôi khi kết hợp lẽ thật với những điều giả dối? Hãy giúp trẻ em nghĩ ra một số ví dụ.

  • Sau khi cùng nhau cân nhắc An Ma 1:2–9, hãy yêu cầu mỗi em đọc một trong các đoạn thánh thư sau đây: Ma Thi Ơ 7:21–23; 2 Nê Phi 26:29–31; Mô Si A 18:24–26; và Hê La Man 12:23–26. Các câu thánh thư này bác bỏ những lời giảng dạy của Nê Hô như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng thánh thư để củng cố chứng ngôn của mình về phúc âm?

An Ma 1:26–30; 4:6–13

Là tín hữu của Giáo Hội, tôi cần phải yêu thương và phục vụ người khác.

Đôi khi, các tín hữu Giáo Hội trong thời kỳ của An Ma đã rất rộng lượng và thích ban phát, và vào những lúc khác thì họ lại rất độc ác và kiêu ngạo. Hãy giúp trẻ em mà anh chị em giảng dạy học hỏi từ những kinh nghiệm của họ.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp trẻ em đọc An Ma 4:6–13 và định nghĩa những từ như “khinh bỉ,” “ngược đãi,” và “khinh miệt” (hãy dùng từ điển nếu cần). Chúng ta cảm thấy như thế nào khi người ta đối xử như vậy với chúng ta? Mời trẻ em tìm kiếm những từ trong An Ma 1:26–30 mà mô tả cách Cha Thiên Thượng muốn chúng ta đối xử với nhau.

  • Yêu cầu trẻ em đọc An Ma 1:27, 30 và lập một bản liệt kê những nhóm người mà các tín hữu Giáo Hội đã giúp đỡ. Mời trẻ em nghĩ về những người trong khu xóm hoặc trường học của các em mà có thể “[cần] sự giúp đỡ” (An Ma 1:30) hoặc tình yêu thương của chúng. Để củng cố nguyên tắc này, hãy cùng nhau hát một bài hát về sự tử tế.

An Ma 4:8–20

Chứng ngôn của tôi có thể củng cố người khác.

An Ma đã từ bỏ chức vụ với tư cách là vị trưởng phán quan để có thể dành ra nhiều thời gian hơn chia sẻ chứng ngôn của ông và giúp đỡ dân chúng hối cải. Tấm gương của ông có thể soi dẫn trẻ em chia sẻ chứng ngôn của chúng thường xuyên hơn.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc An Ma 4:8–12, 15 cùng với trẻ em và yêu cầu các em nhận ra những vấn đề đang xảy ra trong Giáo Hội, như được mô tả trong các câu này. Mời trẻ em đề nghị một số điều An Ma có thể làm để giải quyết những vấn đề này. Giúp chúng tìm ra những điều mà An Ma đã quyết định làm trong An Ma 4:16–20. Tại sao chứng ngôn lại mạnh mẽ đến thế?

  • Để giúp trẻ em hiểu một chứng ngôn là gì và gồm có những điều gì, hãy hát một bài hát về đề tài này hoặc sử dụng trang sinh hoạt của tuần này. Yêu cầu trẻ em chia sẻ những điều chúng học được về chứng ngôn từ các tài liệu này.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Giúp trẻ em nghĩ tới một người nào đó chúng có thể chia sẻ chứng ngôn của chúng trong tuần sau. Hãy khuyến khích các em viết ra một kế hoạch để giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Đặt ra các câu hỏi để mời chia sẻ chứng ngôn. “Việc đặt ra những câu hỏi khuyến khích học viên chia sẻ chứng ngôn về các nguyên tắc đã được giảng dạy, có thể là một cách mạnh mẽ để mời Thánh Linh đến” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 32). Để mời trẻ em chia sẻ chứng ngôn, hãy đặt những câu hỏi mà thúc giục các em nghĩ tới và chia sẻ cảm giác của chúng về Đấng Cứu Rỗi hoặc phúc âm của Ngài. Anh chị em cũng có thể hỏi về những kinh nghiệm chúng đã có về sự cầu nguyện, phục vụ, các giáo lễ như lễ báp têm, hoặc việc cảm thấy sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.