Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 6–12 tháng Bảy. An Ma 30–31: “Hiệu Năng của Lời của Thượng Đế”


“Ngày 6–12 tháng Bảy. An Ma 30–31: ‘Hiệu Năng của Lời của Thượng Đế,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 6–12 tháng Bảy. An Ma 30–31,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

An Ma giảng dạy cho Cô Ri Ho

All Things Denote There Is a God (Alma and Korihor) (Tất Cả Mọi Vật Đều Chứng Tỏ Là Có Thượng Đế [An Ma và Cô Ri Ho]), tranh do Walter Rane họa

Ngày 6–12 tháng Bảy

An Ma 30–31

“Hiệu Năng của Lời của Thượng Đế”

Hãy học tập An Ma 30–31 với ý nghĩ hướng về trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Khi anh chị em suy ngẫm về những điểm mạnh và nhu cầu của các em, Đức Thánh Linh sẽ giúp anh chị em biết cách để giảng dạy cho chúng.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời trẻ em chia sẻ câu trả lời cho những câu hỏi giống như nhưng câu hỏi sau đây: Chúng ta nên cầu nguyện khi nào? Chúng ta nói gì khi cầu nguyện? Có bạn nào có thể chia sẻ về cách những người dân Giô Ram đã cầu nguyện hay cách An Ma đã cầu nguyện không?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

An Ma 30:44

Tất cả mọi vật đều làm chứng về Thượng Đế.

An Ma đã chỉ ra những vật ở trên trời và ở dưới đất để làm chứng rằng Thượng Đế hằng sống và hướng dẫn vũ trụ. Anh chị em có thể giúp trẻ em nhìn thấy những vật gì ở xung quanh chúng mà làm chứng về Thượng Đế?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc An Ma 30:44 cho trẻ em nghe và yêu cầu chúng lắng nghe những vật mà An Ma nói sẽ giúp chúng ta biết Thượng Đế có thật. Trưng bày hình ảnh của những vật này và yêu cầu các em chỉ vào những bức hình tương ứng khi anh chị em đọc về chúng trong câu thánh thư. Mời trẻ em vẽ tranh về những vật mà giúp chúng tin nơi Thượng Đế.

  • Nếu có thể, hãy đi bộ bên ngoài với trẻ em hoặc yêu cầu chúng đứng bên cửa sổ khi anh chị em đọc An Ma 30:44. Yêu cầu các em chỉ ra những vật chúng thấy mà giúp chúng biết Thượng Đế có thật. Trang sinh hoạt của tuần này cũng có thể giúp ích.

  • Yêu cầu trẻ em ngồi thành vòng tròn và cùng nhau hát một bài hát về những tạo vật của Thượng Đế. Trong khi các em đang hát, hãy mời chúng chuyền tay nhau một vật như một quả bóng. Khi nhạc ngừng lại, hãy yêu cầu đứa trẻ đang cầm vật đó chia sẻ về một vật Cha Thiên Thượng đã sáng tạo mà em đó cảm thấy biết ơn.

An Ma 31:5

Lời của Thượng Đế là mạnh mẽ.

Khi nghĩ về sức mạnh, trẻ em có thể nghĩ về những điều như siêu anh hùng, hoàng hậu, hoặc vua chúa. Anh chị em có thể giúp chúng hiểu rằng lời của Thượng Đế mạnh mẽ hơn cả “bất cứ điều gì khác” (An Ma 31:5).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Vẽ hình một thanh gươm lên trên bảng. Đọc An Ma 31:5 cho trẻ em nghe và mời chúng lắng nghe điều An Ma nói là mạnh mẽ hơn cả gươm đao. Hãy chia sẻ một kinh nghiệm khi lời của Thượng Đế đã có ảnh hưởng mạnh mẽ lên anh chị em.

  • Cùng nhau hát một bài hát về thánh thư và yêu cầu trẻ em lắng nghe xem thánh thư giúp đỡ chúng ta như thế nào. Hãy lặp lại cụm từ “Lời của Thượng Đế mạnh mẽ hơn cả …” nhiều lần và yêu cầu trẻ em giúp anh chị em hoàn tất câu này.

An Ma 31:8–35

Cha Thiên Thượng lắng nghe những lời cầu nguyện của tôi.

An Ma đã cảm thấy buồn khi thấy cách dân Giô Ram cầu nguyện (xin xem An Ma 31:24)—họ không tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và họ luôn đưa ra cùng một lời cầu nguyện ở một chỗ mà ai cũng có thể thấy họ (An Ma 31:13–14). Nhưng lời cầu nguyện của An Ma vẫn khiêm nhường và cho thấy đức tin nơi Đấng Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sử dụng các câu từ An Ma 31:8–35, hãy vắn tắt tóm lược lại câu chuyện về An Ma và dân Giô Ram cho trẻ em nghe. Anh chị em cũng có thể sử dụng “Chương 28: Dân Giô Ram và Đài Ra Mê Um Tôm” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 78–80, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Hãy chỉ ra những sự khác biệt giữa lời cầu nguyện của dân Giô Ram và lời cầu nguyện của An Ma. Mời trẻ em tưởng tượng rằng chúng đã gặp một đứa trẻ người Giô Ram. Chúng sẽ nói gì để giảng dạy cho đứa trẻ đó về cách cầu nguyện?

  • Giúp trẻ em nhận ra những điều dân Giô Ram đã nói lên trong lời cầu nguyện của họ (xin xem An Ma 31:15–18) trong khi chúng giúp anh chị em xây đài Ra Mê Um Tôm với các khối hình hoặc viên đá. Hãy giải thích rằng đây không phải là cách chúng ta nên cầu nguyện. Hỏi các em xem chúng ta nên cầu nguyện như thế nào, và để cho chúng tháo bỏ một khối hình hoặc viên đá cho mỗi điều chúng đề cập đến.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

An Ma 30

Sách Mặc Môn cảnh báo tôi chống lại những điều giảng dạy sai lạc.

Những lời giảng dạy sai lạc của Cô Ri Ho được mô tả trong Sách Mặc Môn giúp chúng ta nhận ra và bác bỏ những điều giảng dạy tương tự trong thời kỳ của chúng ta.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày một số thứ (như tiền bạc hoặc thức ăn) và những thứ đồ chơi mô phỏng theo những thứ này. Các em sẽ muốn có thứ nào hơn? Giúp trẻ em tra cứu An Ma 30:12–18 để tìm kiếm những lời nói dối hoặc những điều giảng dạy sai lạc mà Cô Ri Ho đã giảng dạy về Thượng Đế.

  • Hãy giúp trẻ em nhận ra những lời nói dối mà Cô Ri Ho đã giảng dạy và viết chúng lên các mảnh giấy dài để dán lên bảng (xin xem An Ma 30:12–18, 24). Yêu cầu trẻ em tra cứu An Ma 30:32–35 và tìm kiếm những cách An Ma đã đáp trả những lời nói dối của Cô Ri Ho. Hỏi các em xem làm thế nào chúng có thể biết những điều An Ma giảng dạy là chân thật.

    Cô Ri Ho nói chyện với An Ma

    Korihor Confronts Alma (Cô Ri Ho Đối Đầu với An Ma), tranh do Robert T. Barrett họa

An Ma 31:5

Lời của Thượng Đế mạnh mẽ hơn bất cứ điều gì khác.

Vào những lúc nào anh chị em đã cảm thấy quyền năng của lời của Thượng Đế? Hãy cân nhắc cách những kinh nghiệm của anh chị em có thể soi dẫn trẻ em mà anh chị em giảng dạy.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em nghĩ về một điều gì đó hoặc một ai đó mạnh mẽ hoặc cho thấy hình ảnh của một số điều mạnh mẽ. Điều gì làm cho những điều này được mạnh mẽ? Cùng nhau đọc An Ma 31:5 và hỏi trẻ em xem chúng nghĩ câu này có nghĩa là gì. Làm thế nào lời của Thượng Đế lại mạnh mẽ hơn gươm đao? Lời của Thượng Đế có khả năng làm gì?

  • Trước khi đến lớp, hãy liên lạc với một vài em và yêu cầu chúng nghĩ về một kinh nghiệm để chia sẻ trong lớp về khi thánh thư hoặc một bài nói chuyện của một vị lãnh đạo Giáo Hội đã giúp chúng làm một việc tốt nào đó. Tại sao lời của Thượng Đế làm cho chúng muốn làm việc tốt?

  • Cùng hát với trẻ em một bài hát về lời của Thượng Đế.

An Ma 31:8–35

Tôi có thể khiêm nhường.

Trong tất cả những sai lầm dân Giô Ram đã phạm phải, chính sự kiêu ngạo của họ dường như đã làm cho An Ma đặc biệt buồn khổ. Đây có thể là một cơ hội để giảng dạy cho trẻ em về tầm quan trọng của sự khiêm nhường.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp trẻ em hiểu sự khác biệt giữa sự kiêu ngạosự khiêm nhường (xin xem “Kiêu Ngạo, Kiêu Hãnh” và “Khiêm Nhường, Khiêm Tốn” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư). Yêu cầu trẻ em thay phiên nhau đọc An Ma 31:24–28. Hoặc, hãy cùng nhau đọc “Chương 28: Dân Giô Ram và Đài Ra Mê Um Tôm” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 78–90). Khi các em đọc, hãy yêu cầu chúng để ý đến cách dân Giô Ram cho thấy rằng họ kiêu ngạo. Làm thế nào An Ma đã cho thấy ông khiêm nhường? (xin xem An Ma 31:30–33).

  • Chia các em ra thành nhiều nhóm, và yêu cầu mỗi nhóm quyết định về một câu trả lời cho những câu hỏi như những câu hỏi sau đây: Những người dân Giô Ram đã hướng trái tim mình về điều gì? (xin xem An Ma 31:24, 28). Ngày nay, người ta hướng trái tim mình về một số điều gì thuộc về thế gian? Tại sao người ta lại nghĩ mình tốt hơn người khác? Khi mỗi nhóm chia sẻ câu trả lời, hãy cho các em vẽ một phần của đài Ra Mê Um Tôm ở trên bảng. Sau đó, yêu cầu chúng xóa đi từng phần của đài mỗi lần chúng nghĩ về một cách chúng có thể cho thấy sự khiêm nhường.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em giảng dạy cho gia đình chúng về một điều gì đó mà chúng đã học được ngày hôm nay về quyền năng của lời của Thượng Đế.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Giúp trẻ em học hỏi từ thánh thư. Trẻ em nhỏ tuổi có thể không có khả năng đọc nhiều nhưng anh chị em vẫn có thể khuyến khích chúng tham gia vào việc học hỏi từ thánh thư. Ví dụ, anh chị em có thể đọc một đoạn thánh thư và mời chúng đứng dậy hoặc giơ tay lên khi nghe thấy một từ hay một cụm từ cụ thể. Sau đó, hãy giúp chúng hiểu từ hoặc cụm từ đó. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 20–21.)