Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 12–18 tháng Mười. 3 Nê Phi 20–26: “Các Ngươi Là Con Cái của Giao Ước”


“Ngày 12–18 tháng Mười. 3 Nê Phi 20–26: ‘Các Ngươi Là Con Cái của Giao Ước,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 12–18 tháng Mười. 3 Nê Phi 20–26,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Đấng Ky Tô hiện ra cùng dân Nê Phi

Tranh minh họa Đấng Ky Tô hiện đến cùng dân Nê Phi do Andrew Bosley họa

Ngày 12–18 tháng Mười

3 Nê Phi 20–26

“Các Ngươi Là Con Cái của Giao Ước”

Khi anh chị em đọc 3 Nê Phi 20–26, hãy “chuyên tâm tìm hiểu những điều này” (3 Nê Phi 23:1) để tìm những lẽ thật mà anh chị em cảm thấy được soi dẫn để chia sẻ với trẻ em trong lớp của mình.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Chuyền quanh lớp một bức hình của Đấng Cứu Rỗi. Khi mỗi em cầm bức hình, hãy mời em đó chia sẻ một điều gì đó mà Chúa Giê Su đã giảng dạy hoặc làm khi Ngài đến viếng thăm dân chúng trong Sách Mặc Môn. Các em cũng có thể chia sẻ một điều chúng học được ở nhà hoặc trong Hội Thiếu Nhi.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

3 Nê Phi 20:1

Tôi có thể cầu nguyện trong lòng mình.

Nếu lớp của anh chị em đã học về sự cầu nguyện vào tuần trước thì anh chị em có thể củng cố bài học đó với một trong các sinh hoạt này.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em cho anh chị em thấy chúng làm gì khi cầu nguyện. Tay, đầu, và mắt chúng sẽ làm gì? Giải thích rằng đôi khi, chúng ta muốn thưa chuyện với Cha Thiên Thượng nhưng chúng ta không thể quỳ xuống hoặc nhắm mắt. Chúng ta có thể làm gì? Đọc cho trẻ em nghe từ 3 Nê Phi 20:1: “[Chúa Giê Su] bảo họ chớ nên ngừng cầu nguyện trong lòng.” Nói với trẻ em về cách anh chị em cầu nguyện trong lòng.

  • Vẽ lên bảng một cái miệng và một trái tim. Yêu cầu trẻ em chỉ đến cái miệng và kể cho anh chị em một số điều chúng nói khi cầu nguyện. Sau đó, yêu cầu các em chỉ đến trái tim và giải thích rằng chúng ta có thể nói cùng những điều đó trong tim mình. Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng biết những cảm nghĩ và tư tưởng của chúng ta.

3 Nê Phi 24:8–12

Việc đóng tiền thập phân mang đến các phước lành.

Trẻ em chưa được báp têm không được kỳ vọng phải đóng tiền thập phân. Tuy nhiên, việc giảng dạy các em về các nguyên tắc và phước lành liên quan đến luật pháp này không bao giờ là quá sớm.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Nếu phòng học của anh chị em có cửa sổ thì hãy mời trẻ em nhìn vào cửa sổ đó. Điều gì có thể vào phòng khi cửa sổ được mở ra? Đọc 3 Nê Phi 24:10 và giải thích rằng khi chúng ta đóng tiền thập phân, “các cửa sổ trên trời” mở ra và các phước lành có thể đến với cuộc sống của chúng ta.

  • Cho trẻ em thấy 10 đồng xu (hoặc những vật nhỏ khác). Mời chúng cùng đếm số đồng xu với anh chị em. Làm chứng rằng tất cả những gì chúng ta có là một phước lành từ Cha Thiên Thượng. Tách riêng một đồng xu ra và giải thích rằng khi đóng tiền thập phân, chúng ta dâng lại cho Cha Thiên Thượng một phần mười những gì chúng ta nhận được. Cho thấy những hình ảnh tượng trưng cho việc tiền thập phân được sử dụng như thế nào để ban phước cho Giáo Hội của Chúa (chẳng hạn như xây cất đền thờ, rao giảng phúc âm, và vân vân; xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 109–110, trang 118–119).

  • Cùng nhau hát một bài hát về tiền thập phân. Hãy chỉ ra các cụm từ giảng dạy lý do tại sao chúng ta đóng tiền thập phân.

3 Nê Phi 25:5–6

Cha Thiên Thượng muốn tôi biết về tổ tiên tôi.

Như được tiên tri trong các câu thánh thư này, Ê Li đã phục hồi các chìa khóa gắn bó mà cho phép chúng ta được ở cùng gia đình mình trong thời vĩnh cửu.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 3 Nê Phi 25:6 và mời trẻ em đặt tay lên tim chúng mỗi lần chúng nghe từ “lòng.” Giải thích rằng Cha Thiên Thượng muốn “con cái”—tất cả chúng ta—phải biết về và cảm thấy tình yêu thương dành cho những người “cha”—cha mẹ, ông bà, và ông bà cố.

  • Mời một người cha hoặc mẹ của một em trong lớp đến kể về tổ tiên của họ. Hoặc, kể cho trẻ em nghe một câu chuyện về một tổ tiên của anh chị em; hãy cho xem hình ảnh nếu có thể. Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta được ở cùng với gia đình chúng ta mãi mãi, và đây là lý do tại sao Ngài đã ban cho chúng ta các đền thờ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

3 Nê Phi 23:1, 5

Tôi có thể chuyên tâm học thánh thư.

Đấng Cứu Rỗi phán bảo dân chúng phải tìm hiểu thánh thư, và Ngài muốn đảm bảo rằng họ đã ghi chép những lời của các vị tiên tri (xin xem 3 Nê Phi 23:1, 5–13; 26:2).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em đọc 3 Nê Phi 23:1, 5 và tìm kiếm một từ mà được lặp lại ba lần. Tìm hiểu những lời của các vị tiên tri có nghĩa là gì? Việc tìm hiểu thánh thư khác biệt như thế nào với việc chỉ đọc thánh thư không thôi? Nói với trẻ em về cách anh chị em tìm hiểu thánh thư và anh chị em tìm thấy điều gì trong thánh thư.

  • Đưa cho mỗi em một tấm thẻ hoặc tờ giấy nhỏ, và mời chúng viết ra câu tham khảo cho một câu thánh thư ưa thích. (Hãy gợi ý cho chúng nếu cần.) Để các em thay phiên nhau giấu tấm thẻ của chúng trong phòng trong khi các em còn lại bịt mắt lại. Yêu cầu các em tìm kiếm câu thánh thư, và khi đã tìm thấy rồi thì hãy cùng nhau đọc câu đó. Chúng ta tìm thấy điều gì trong câu thánh thư này mà quan trọng đối với chúng ta?

3 Nê Phi 24:8–12

Việc đóng tiền thập phân mở ra các cửa sổ trên trời.

Khi giảng dạy trẻ em về tiền thập phân, anh chị em chuẩn bị cho chúng tiếp nhận “phước lành … đến nỗi không còn đủ chỗ để chứa” (3 Nê Phi 24:10).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên trên bảng Nếu tôi đóng tiền thập phân thì Chúa sẽ . Mời trẻ em đọc 3 Nê Phi 24:8–12 và giúp chúng tìm kiếm các cụm từ để hoàn tất câu này. Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em đã được ban phước vì đã đóng tiền thập phân.

  • Viết một vài số tiền lên trên bảng và giúp trẻ em tính toán số tiền thập phân (10 phần trăm) chúng ta nên đóng cho mỗi số tiền này. Cho chúng thấy cách điền vào một phiếu quyên góp tiền thập phân.

  • Giúp trẻ em liệt kê trên bảng một số phương diện tiền thập phân được sử dụng để ban phước cho Giáo Hội của Chúa (để xây cất đền thờ, rao truyền phúc âm, xuất bản các thánh thư, và vân vân). Yêu cầu trẻ em vẽ tranh (hoặc tìm kiếm hình ảnh trong các tạp chí của Giáo Hội) về những phương diện tiền thập phân ban phước cho Giáo Hội.

3 Nê Phi 25:5–6

Cha Thiên Thượng muốn tôi biết về tổ tiên tôi.

Cân nhắc cách anh chị em sẽ soi dẫn cho trẻ em tìm kiếm tổ tiên của chúng để khi các em đủ lớn, chúng có thể thực hiện các giáo lễ thay cho những tổ tiên này.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Nói với trẻ em rằng 3 Nê Phi 25:5–6 chứa đựng một lời tiên tri về một sự kiện sẽ xảy ra trong những ngày sau. Mời các em đọc các câu này để tìm kiếm lời tiên tri đó là gì. Làm chứng rằng lời tiên tri này đã được làm tròn và mời trẻ em đọc về sự kiện này trong Giáo Lý và Giao Ước 110:13–16 (xin xem thêm Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 95). Giải thích rằng khi chúng ta biết về tổ tiên của mình và thực hiện công việc đền thờ cho họ, lòng chúng ta đang quay trở lại cùng tổ tiên chúng ta.

  • Kể cho trẻ em nghe về một trong các tổ tiên của anh chị em đã qua đời mà không có cơ hội được báp têm. Hãy cho xem hình ảnh nếu có thể. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Cha Thiên Thượng yêu thương người này nên Ngài đã chuẩn bị một đường lối cho người này để nhận được phép báp têm qua công việc được thực hiện trong đền thờ. Yêu cầu trẻ em tìm một cụm từ trong 3 Nê Phi 25:6 mà mô tả cảm xúc của anh chị em đối với tổ tiên của mình.

  • Giúp trẻ em điền vào một cây gia phả với tên của ông bà và ông bà cố của chúng. Hãy khuyến khích các em yêu cầu cha mẹ chúng giúp chúng điền thêm tên vào.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em yêu cầu cha mẹ hoặc ông bà chúng kể cho chúng nghe những câu chuyện về tổ tiên chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Trẻ em học hỏi theo nhiều cách thức. Trẻ em vui thích học hỏi qua những kinh nghiệm mới và đa dạng. Hãy sử dụng các sinh hoạt mà cho phép chúng di chuyển, sử dụng mọi giác quan, và thử những điều mới. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi,trang 25.)