Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 19–25 tháng Mười. 3 Nê Phi 27–4 Nê Phi: “Chẳng Có Một Dân Tộc Nào Được Hạnh Phúc Hơn”


“Ngày 19–25 tháng Mười. 3 Nê Phi 27–4 Nê Phi: ‘Chẳng Có Một Dân Tộc Nào Được Hạnh Phúc Hơn,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 19–25 tháng Mười. 3 Nê Phi 27–4 Nê Phi,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Chúa Giê Su cầu nguyện với dân Nê Phi

Christ’s Prayer (Lời Cầu Nguyện của Đấng Ky Tô), tranh do Derek Hegsted họa

Ngày 19–25 tháng Mười

3 Nê Phi 274 Nê Phi

“Chẳng Có Một Dân Tộc Nào Được Hạnh Phúc Hơn”

Khi anh chị em đọc 3 Nê Phi 274 Nê Phi, hãy cân nhắc xem những kinh nghiệm, ý nghĩ, câu thánh thư, và câu chuyện nào sẽ giúp trẻ em hiểu các khái niệm trong các chương này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Giúp trẻ em nhớ lại những điều chúng đã học trong những tuần qua về những điều Chúa Giê Su giảng dạy cho dân chúng ở xứ Phong Phú. Giải thích rằng Sách Mặc Môn nói cho chúng ta biết dân chúng được phước như thế nào khi tuân theo những điều Chúa Giê Su đã giảng dạy cho họ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

3 Nê Phi 27:1–22

Tôi thuộc vào Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Làm thế nào những lời của Đấng Cứu Rỗi dành cho các môn đồ của Ngài có thể giúp trẻ em hiểu tầm quan trọng của việc thuộc vào Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu mỗi em nói tên của chúng. Tại sao tên của chúng ta là quan trọng? Nói với chúng rằng các môn đồ của Chúa Giê Su muốn biết họ nên gọi tên của Giáo Hội của Đấng Ky Tô là gì. Đọc cho các em nghe câu trả lời của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 27:7. Chúa Giê Su nói Giáo Hội của Ngài phải được gọi theo tên của ai?

  • Làm những chiếc huy hiệu có ghi rằng “Tôi thuộc vào Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô” cho mỗi em để đeo về nhà. Hãy để cho các em tô màu huy hiệu của chúng. Nói với trẻ em tại sao anh chị em biết ơn được thuộc vào Giáo Hội và hỏi trẻ em tại sao chúng biết ơn về Giáo Hội.

  • Giúp trẻ em xếp bức hình trong trang sinh hoạt của tuần này. Giải thích rằng Chúa Giê Su muốn Giáo Hội của Ngài được xây dựng trên phúc âm của Ngài, và hãy sử dụng trang sinh hoạt để nói với trẻ em về ý nghĩa của điều đó.

4 Nê Phi 1:2–3, 15–17

Việc sống theo phúc âm mang đến cho tôi niềm vui.

Niềm hạnh phúc của dân chúng được mô tả trong 4 Nê Phi có thể giúp trẻ em học về niềm vui đến từ việc sống theo phúc âm.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em nói về một điều gì đó làm chúng vui. Để kể cho trẻ em nghe về niềm hạnh phúc của dân chúng trong 4 Nê Phi, hãy đọc các cụm từ quan trọng từ các câu 2–3 và 15–17. Anh chị em cũng có thể đề cập đến “Chương 48: Sự Bình An ở Châu Mỹ” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 136–137; hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Hãy nhấn mạnh rằng dân chúng hạnh phúc bởi vì họ đã cải đạo theo Chúa, sống theo các lệnh truyền, và yêu thương lẫn nhau.

  • Cho thấy hình ảnh của những người hạnh phúc. Giải thích rằng dân chúng trong 4 Nê Phi đã sống gần 200 năm trong niềm hạnh phúc bởi vì tất cả họ đều cố gắng hết sức mình để sống theo phúc âm. Giúp trẻ em nghĩ về một số lệnh truyền chúng có thể tuân theo. Ví dụ, anh chị em có thể đọc cho các em nghe 4 Nê Phi 1:15 để giảng dạy rằng dân chúng đã không còn tranh đấu với nhau nữa. Mời các em đóng diễn những lệnh truyền chúng nghĩ về. Cùng nhau hát một bài hát về niềm vui mà đến từ việc sống theo phúc âm.

  • Đọc các cụm từ từ 4 Nê Phi 1:24–29, 34–35, và 43 mà mô tả những điều xảy ra khi một số người dân Nê Phi ngừng tuân giữ các lệnh truyền. Khi anh chị em đọc, hãy mời trẻ em làm khuôn mặt buồn khi chúng nghe thấy một điều gì đó có vẻ không vui. Làm chứng rằng việc tuân giữ các lệnh truyền dẫn đến niềm hạnh phúc.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

3 Nê Phi 27:3–8

Tôi thuộc vào Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy cân nhắc cách anh chị em sẽ giúp trẻ em mà mình giảng dạy nhận ra các phước lành lớn lao đến từ việc là một tín hữu của Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp trẻ em đọc 3 Nê Phi 27:3 và tìm kiếm câu hỏi mà các môn đồ của Chúa Giê Su đã đặt ra cho Ngài. Sau đó, mời các em tìm kiếm câu trả lời trong 3 Nê Phi 27:5–8. Theo như các câu này, tại sao tên của Giáo Hội lại là quan trọng?

  • Giúp trẻ em nghĩ về những nhóm khác nhau mà chúng thuộc vào, chẳng hạn như gia đình hay một lớp Thiếu Nhi. Yêu cầu các em kể cho anh chị em những điều chúng thích về việc thuộc vào mỗi nhóm. Yêu cầu trẻ em giúp anh chị em viết mỗi từ trong tên của Giáo Hội lên các mảnh giấy riêng biệt. Sau đó, hãy xáo trộn các mảnh giấy, và mời trẻ em sắp xếp những chữ này lại theo thứ tự. Chúng ta đã nhận được những phước lành nào bởi vì chúng ta là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô?

3 Nê Phi 27:13–22

Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô được xây dựng trên phúc âm của Ngài.

Đấng Cứu Rỗi đã tóm lược phúc âm của Ngài trong 3 Nê Phi 27. Làm thế nào những lời của Ngài có thể giúp trẻ em hiểu phúc âm là gì?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giải thích cho trẻ em rằng từ phúc âm có nghĩa là “tin lành” (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Phúc Âm, Các Sách”). Giúp các em tra cứu 3 Nê Phi 27:13–15 để tìm kiếm một điều gì đó mà nghe giống như một tin lành đối với chúng. Tại sao chúng ta biết ơn vì được biết phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Viết lên trên bảng những nguyên tắc phúc âm như đức tin, sự hối cải, phép báp têm, Đức Thánh Linh,kiên trì đến cùng. Mời trẻ em tra cứu 3 Nê Phi 27:19–21 để tìm kiếm những từ này hoặc những từ tương tự trong lời mô tả của Chúa Giê Su về phúc âm của Ngài.

  • Mời trẻ em tưởng tượng rằng một người bạn hỏi về những điều chúng tin tưởng với tư cách là tín hữu của Giáo Hội. Hãy giúp các em tìm những lẽ thật trong 3 Nê Phi 27:13–21 mà chúng có thể chia sẻ để tóm lược những điều chúng ta tin tưởng.

  • Mời trẻ em chọn một trong những lẽ thật Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy trong 3 Nê Phi 27:13–21 mà chúng muốn học hỏi thêm. Hãy giúp các em sử dụng phần cước chú hoặc Sách Hướng Dẫn Thánh Thư để tìm một hoặc hai câu thánh thư liên quan đến lẽ thật này. Mời các em chia sẻ với nhau các câu thánh thư của chúng và những điều chúng học được. Tại sao chúng ta biết ơn vì được biết phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô?

4 Nê Phi

Việc sống theo phúc âm mang đến cho tôi niềm vui.

Vì được cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài nên dân chúng được mô tả trong 4 Nê Phi đã có thể xây dựng một xã hội bình an và đoàn kết. Trẻ em có thể học được điều gì từ họ?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chuẩn bị những mảnh giấy dài với những cụm từ từ 4 Nê Phi 1:2–3, 5, và 15–17 mà mô tả những phước lành dân chúng nhận được (chẳng hạn như “trong xứ không có chuyện tranh chấp nào xảy ra”). Đặt các mảnh giấy vào một cái hộp đựng và để cho mỗi em bốc một tờ và đọc. Hãy khuyến khích các em tìm kiếm cụm từ của chúng trong các câu thánh thư này từ 4 Nê Phi. Chúng ta học được điều gì từ các cụm từ này? Chúng ta thấy được những sự tương đồng nào giữa các câu này và định nghĩa của Si Ôn trong Môi Se 7:18?

  • Để giúp trẻ em thực hành những điều được giảng dạy trong 4 Nê Phi 1:15–16, hãy cho chúng thấy những tình huống mà người ta tức giận lẫn nhau. Mời các em đóng diễn xem tình huống đó sẽ như thế nào nếu họ đã cố gắng sống mà “không có tranh chấp.” Tại sao việc tránh sự tranh chấp lại dễ dàng hơn khi chúng ta có “tình thương yêu của Thượng Đế” ở trong lòng mình?

  • Cùng đọc các câu sau đây với trẻ em và yêu cầu chúng tìm kiếm những lý do tại sao dân Nê Phi và dân La Man không còn có sự bình an và hạnh phúc nữa: 4 Nê Phi 1:20, 24–29, 34–35, và 43. Chúng ta có thể tránh những mối nguy hiểm này như thế nào? Hãy giúp trẻ em khám phá những cách chúng ta có thể tránh trở nên kiêu ngạo bằng cách đọc lại sách Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson (năm 2014), trang 238–239.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích trẻ em quyết định sẽ làm một điều để mang nhiều sự bình an và hạnh phúc đến cho ngôi nhà chúng và chia sẻ điều đó với gia đình chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hỗ trợ cha mẹ của trẻ em. “Cha mẹ là các giảng viên phúc âm quan trọng nhất đối với con cái của họ—họ có cả trách nhiệm chính yếu lẫn sức mạnh vô song để ảnh hưởng đến con cái của họ (xin xem Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:6–7). Khi anh chị em giảng dạy cho trẻ em ở nhà thờ, thì hãy thành tâm tìm cách hỗ trợ cha mẹ của chúng trong vai trò thiết yếu của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25).