Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 13–19 tháng Mười Hai. Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới: “Gia Đình Là Trọng Tâm Kế Hoạch Của Đấng Sáng Tạo”


“Ngày 13–19 tháng Mười Hai. Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới: ‘Gia Đình Là Trọng Tâm Kế Hoạch Của Đấng Sáng Tạo,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 13–19 tháng Mười Hai. Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Hình Ảnh
một gia đình

Ngày 13–19 tháng Mười Hai

Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới

“Gia Đình Là Trọng Tâm Kế Hoạch Của Đấng Sáng Tạo”

Những nguyên tắc nào trong “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” mà anh chị em cảm thấy được soi dẫn để chia sẻ với các trẻ em? Khi chuẩn bị để giảng dạy, hãy ghi lại những thúc giục mà anh chị em nhận được từ Thánh Linh.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các em mang theo hoặc vẽ một bức tranh về gia đình chúng để chia sẻ với cả lớp. Yêu cầu các em chia sẻ một điều gì đó mà các em yêu mến về gia đình của chúng hoặc một điều mà chúng đã học được về gia đình trong tuần này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Gia Đình là quan trọng trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Làm thế nào anh chị em có thể dùng bản tuyên ngôn về gia đình để giúp các em hiểu tầm quan trọng của gia đình trong kế hoạch của Thượng Đế?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em nghĩ về những điều mà quan trọng đến nỗi chúng muốn nói cho tất cả mọi người biết. Cho các em thấy một bản sao của “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” và giải thích rằng các tiên tri và sứ đồ đã viết ra nó để nói cho tất cả mọi người biết về tầm quan trọng của gia đình đối với Cha Thiên Thượng. Hỏi các em xem chúng nghĩ tại sao gia đình lại quan trọng đối với Cha Thiên Thượng như vậy. Chia sẻ một điều gì đó từ bản tuyên ngôn mà anh chị em cảm thấy rằng mọi người cần phải biết.

  • Cho các em thấy bức hình của một đền thờ và bức hình của một gia đình. Hãy để các em cầm những bức hình trong lúc anh chị em đọc câu cuối cùng của đoạn thứ ba trong bản tuyên ngôn về gia đình. Yêu cầu chúng chỉ vào bức hình đúng khi anh chị em đọc những từ “đền thờ” và “gia đình.” Làm chứng rằng nhờ vào các giáo lễ của đền thờ mà gia đình của chúng ta có thể được gắn kết mãi mãi. Cùng nhau hát một bài hát về gia đình, chẳng hạn như “Giờ Có Mến Yêu Trong Nhà Tôi” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 44.)

  • Hỏi các em xem chúng ta có thể làm gì để cho những thứ khác nhau được vững mạnh hơn—chẳng hạn như răng của chúng ta, cơ thể của chúng ta, hoặc một tòa nhà. Chúng ta có thể làm gì để cho gia đình chúng ta được vững mạnh hơn? Giúp các em hiểu những nguyên tắc dẫn đến niềm hạnh phúc trong cuộc sống gia đình, được tìm thấy trong đoạn thứ bảy trong bản tuyên ngôn về gia đình (xin xem thêm trang sinh hoạt của tuần này). Giúp các em hoạch định những cách thức để củng cố gia đình của chúng.

    Hình Ảnh
    một gia đình đang nấu ăn

    Cha mẹ nên nuôi nấng con cái của mình trong tình yêu thương và sự ngay chính.

Tôi là một “con trai hay con gái linh hồn yêu dấu của cha mẹ thiên thượng.”

Bản tuyên ngôn về gia đình dạy rằng tất cả chúng ta đều là con cái của Cha Mẹ Thiên Thượng và chúng ta đến thế gian để trở nên giống như Hai Ngài hơn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau hát “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58). Sau đó ném một quả bóng hoặc một vật mềm cho một em khi anh chị em nói: “Tôi biết một người con của Thượng Đế tên là [tên của em ấy].” Yêu cầu em ấy ném vật đó cho một em khác và nói cùng những từ đó và chèn vào tên của em khác ấy. Lặp lại sinh hoạt này cho đến khi tất cả các em đều đã có được một phiên. Làm chứng rằng mỗi em đều là “một con trai hay con gái linh hồn yêu dấu của cha mẹ thiên thượng.”

  • Xem xét những cách mà anh chị em có thể minh họa rằng bởi vì chúng ta là con cái của Cha Mẹ Thiên Thượng, nên chúng ta có thể trở thành giống như Hai Ngài. Ví dụ, hãy cho thấy những bức hình của động vật và con cái của chúng, hoặc bức hình của anh chị em và cha mẹ hoặc con cái của anh chị em, và giúp các em nhận ra những điểm tương đồng. Làm chứng rằng cũng như việc con cái lớn lên sẽ giống với cha mẹ của chúng, vào một ngày nào đó chúng ta cũng có thể trở thành giống như Cha Mẹ Thiên Thượng của mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Gia đình là trọng tâm kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Bản tuyên ngôn về gia đình đã được ban ra để tái khẳng định những lẽ thật vĩnh cửu về gia đình. Hãy xem xét cách mà anh chị em sẽ giúp các em gia tăng chứng ngôn của chúng về những lẽ thật này.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hỏi các em xem chúng có biết ai đã viết ra bản tuyên ngôn về gia đình hay không. (Trong sứ điệp của ông “Kế Hoạch và Bản Tuyên Ngôn” [Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 30–31], Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã miêu tả cách mà bản tuyên ngôn đã được viết.) Giúp các em hiểu ý nghĩa của những từ “long trọng tuyên bố” trong đoạn mở đầu. Yêu cầu các em chia sẻ những suy nghĩ của chúng về lý do mà các vị tiên tri và sứ đồ muốn “long trọng tuyên bố” những lẽ thật về gia đình trong thời đại chúng ta.

  • Chia sẻ một số phát biểu từ bản tuyên ngôn về gia đình mà đặc biệt có ý nghĩa đối với anh chị em. Mời các em chia sẻ cảm nghĩ của chúng về những lẽ thật đó. Cuộc sống của chúng ta sẽ khác như thế nào nếu chúng ta không biết về những điều này? Cùng nhau hát một bài hát có liên quan đến những lẽ thật trong bản tuyên ngôn, chẳng hạn như “Cầu Nguyện Gia Đình” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 67).

  • Cho các em thấy các bức hình (hoặc mời chúng vẽ tranh) để mô tả những lẽ thật trong bản tuyên ngôn gia đình. Đây có thể là những bức hình về một đền thờ, một gia đình đang cầu nguyện hoặc chơi đùa cùng nhau, hoặc một cặp đôi đang kết hôn. Mời các em tìm kiếm những câu trong bản tuyên ngôn về gia đình mà có liên quan đến những bức hình này. Những câu này dạy chúng ta điều gì?

  • Chuẩn bị một số câu hỏi mà có thể được trả lời trong bản tuyên ngôn về gia đình, chẳng hạn như “Thượng Đế cảm thấy như thế nào về hôn nhân?” và “Điều gì giúp tạo nên một gia đình hạnh phúc?” Hãy để mỗi em chọn ra một câu hỏi, và giúp chúng tìm câu trả lời trong bản tuyên ngôn.

  • Mời một người cha hoặc mẹ của một em đến để chia sẻ với cả lớp về cách mà họ “giúp đỡ lẫn nhau với tư cách là những người bạn đời bình đẳng” trong “các trách nhiệm thiêng liêng” của họ trong gia đình. Mời các em thảo luận về điều mà chúng có thể làm từ bây giờ nhằm chuẩn bị để trở thành những người vợ và người chồng, người cha và người mẹ ngay chính.

Những gia đình hạnh phúc nhất khi họ tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Cha Thiên Thượng yêu thương mỗi con cái của Ngài, và Ngài muốn họ được hạnh phúc. Làm cách nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình giảng dạy hiểu rằng niềm vui thực sự đến từ việc tuân theo những lời giảng dạy và tấm gương của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta là Chúa Giê Su Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Vẽ một trái tim lớn lên trên bảng, và mời các em đọc đoạn thứ bảy trong bản tuyên ngôn. Yêu cầu các em tìm kiếm những điều mà chúng có thể làm để giúp gia đình của chúng được hạnh phúc hơn, và viết những câu trả lời của chúng vào bên trong trái tim. Mời các em chọn ra một điều gì đó mà chúng có thể cố gắng làm để cho gia đình chúng được hạnh phúc hơn.

  • Mời các em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng cảm thấy được yêu thương bởi một người trong gia đình. Giúp các em nhận ra những nguyên tắc trong đoạn thứ bảy của bản tuyên ngôn mà có thể giúp những người trong gia đình cảm thấy được yêu thương. Sự hiểu biết của chúng ta về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô nên ảnh hưởng đến cách chúng ta đối xử với gia đình mình như thế nào?

  • Hỏi các em xem chúng sẽ nói gì nếu một người bạn hỏi chúng tại sao việc kết hôn hoặc việc có con cái là quan trọng. Làm thế nào chúng ta có thể giúp người bạn này hiểu tầm quan trọng của gia đình đối với Cha Thiên Thượng? Giúp các em tìm kiếm những phát biểu trong bản tuyên ngôn về gia đình mà có thể giúp ích.(ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích các em lập một kế hoạch để làm một điều gì đó nhằm củng cố gia đình của chúng. Khuyến khích các em chia sẻ kế hoạch của chúng với những người trong gia đình của chúng ở nhà.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy nhạy cảm. Khi anh chị em giảng dạy những lẽ thật được dạy trong bản tuyên ngôn về gia đình, xin hãy nhận thức rằng nhiều trẻ em đang được nuôi nấng trong những gia đình mà không được lý tưởng như được miêu tả trong bản tuyên ngôn. Hãy cẩn thận đừng nói bất kỳ điều gì mà có thể làm cho những em đó cảm thấy nản lòng hoặc thua kém.

In