Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 20–26 tháng Mười Hai. Sự Giáng Sinh: Món Quà Độc Nhất Vô Nhị của Vị Nam Tử Thiêng Liêng của Thượng Đế


“Ngày 20–26 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: Món Quà Độc Nhất Vô Nhị của Vị Nam Tử Thiêng Liêng của Thượng Đế,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 20–26 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

bức họa mô tả Ma Ri và con trẻ Giê Su

Nativity in Copper and Umber (Cảnh Chúa Giáng Sinh), tranh do J. Kirk Richards họa

Ngày 20–26 tháng Mười Hai

Lễ Giáng Sinh

Món Quà Độc Nhất Vô Nhị của Vị Nam Tử Thiêng Liêng của Thượng Đế

Giáng Sinh là một thời gian hào hứng cho nhiều trẻ em. Cân nhắc về cách mà anh chị em sẽ giúp các em kết nối niềm vui vào dịp Giáng Sinh với niềm vui về phúc âm của Đấng Cứu Rỗi.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các em chia sẻ điều chúng đã làm trong tuần vừa qua để kỷ niệm sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Tôi có thể “đưa ra chứng ngôn [của mình]” để kỷ niệm sự giáng sinh của Chúa Giê Su.

Trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống” (ChurchofJesusChrist.org), Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô để “tưởng niệm ngày giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô.” Hãy cân nhắc cách mà anh chị em sẽ khuyến khích các em chia sẻ chứng ngôn của chúng với người khác.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em thấy một bản sao của “Đấng Ky Tô Hằng Sống” (xin xem đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Chỉ vào từ Đấng Ky Tô trong tựa đề, và hãy để các em cũng chỉ vào từ đó. Đồng thời chỉ ra những chữ ký ở cuối trang, và nói cho các em biết rằng vào năm 2000, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Mười Hai Vị Sứ Đồ đã viết xuống chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô, ký tên của họ vào đó, và chia sẻ chứng ngôn đó với cả thế giới.

  • Cho thấy một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô, và mời mỗi em đứng lên và chia sẻ một điều gì đó mà em ấy biết về Ngài. Nếu các em cần giúp đỡ, hãy gợi ý những lẽ thật từ “Đấng Ky Tô Hằng Sống.” Nhắc cho các em nhớ rằng khi chúng nói cho người khác biết về Chúa Giê Su, tức là chúng đang chia sẻ chứng ngôn của mình.

  • Nói cho các em biết cách mà anh chị em đạt được chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô và điều mà anh chị em đang làm để giữ cho chứng ngôn của mình được mạnh mẽ. Giúp các em nghĩ về những cách mà chúng có thể củng cố chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô, và mời chúng chọn ra một điều mà chúng sẽ làm.

Cha Thiên Thượng đã gửi Vị Nam Tử của Ngài đến như là một món quà cho chúng ta.

Việc cho và nhận những món quà là một truyền thống của nhiều người vào dịp lễ Giáng Sinh. Truyền thống này nên giúp chúng ta nhớ về “món quà độc nhất vô nhị của Vị Nam Tử thiêng liêng” của Thượng Đế (“Đấng Ky Tô Hằng Sống”).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em kể về những món quà mà chúng đã từng cho và nhận. Đọc cho các em nghe câu cuối cùng trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống,” và mời chúng lắng nghe về món quà mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta. (Nếu cần, hãy giúp chúng hiểu rằng “độc nhất vô nhị” có nghĩa là “quý hơn tất cả những món quà khác.”) Tại sao Vị Nam Tử của Thượng Đế, Chúa Giê Su Ky Tô, là món quà cao quý nhất?

  • Cùng nhau hát một bài hát về Chúa Giê Su Ky Tô, chẳng hạn như “Đêm Thanh Bình” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 53). Giúp các em chọn ra một cụm từ trong bài hát mà chúng muốn vẽ. Khi các em vẽ, hãy yêu cầu chúng nói cho anh chị em biết xem chúng cảm thấy như thế nào về những điều mà Chúa Giê Su đã làm cho chúng. Đồng thời hãy chia sẻ những cảm nghĩ của anh chị em.

Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi tôi noi theo tấm gương của Ngài.

Một phần “ảnh hưởng sâu xa” của Đấng Cứu Rỗi trên thế gian chính là tấm gương toàn hảo của Ngài. Làm cách nào anh chị em có thể truyền cảm hứng cho các em để noi theo Ngài?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Từ đoạn thứ hai của “Đấng Ky Tô Hằng Sống,” hãy đọc cho các em nghe một số điều mà Chúa Giê Su đã làm. Cho thấy những bức hình về cuộc sống của Ngài (xin xem trang sinh hoạt của tuần này), và mời các em thảo luận về điều mà Đấng Cứu Rỗi đang làm trong những bức hình đó. Hãy giúp các em nghĩ về những cách mà chúng có thể noi theo tấm gương của Ngài.

  • Kể về một thời điểm mà anh chị em đã được ban phước bởi sự phục vụ giống như Đấng Ky Tô của một người nào đó. Mời một em đóng diễn một hành động phục vụ giản dị, và yêu cầu những em khác đoán xem em ấy đang làm gì. Hãy để cho mỗi em được làm một lần. Giúp các em nghĩ về một điều gì đó mà chúng có thể làm để phục vụ một người nào đó trong gia đình.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

“Chúng tôi xin đưa ra chứng ngôn của mình.”

Tấm gương của các tiên tri và sứ đồ mà đã viết ra “Đấng Ky Tô Hằng Sống” có thể truyền cảm hứng cho các em để chia sẻ chứng ngôn của chúng về Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên trên bảng Tôi biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô … và mời các em chia sẻ những cách mà chúng sẽ hoàn thành câu này. Gợi ý rằng các em có thể tìm thêm ý tưởng trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống”. Chúng ta có thể làm gì để củng cố chứng ngôn của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Những người khác được ban phước như thế nào khi chúng ta chia sẻ chứng ngôn của mình?

  • Hãy chỉ ra rằng “Đấng Ky Tô Hằng Sống” đã được ký bởi Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Mười Hai Vị Sứ Đồ. Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 107:23. Điều gì làm cho Mười Hai Vị Sứ Đồ khác “với các chức sắc khác trong giáo hội”? Tại sao chúng ta biết ơn về việc có được những nhân chứng đặc biệt của Đấng Ky Tô trong thời đại của chúng ta?

“Không ai có được một ảnh hưởng sâu xa như thế.”

Trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống,” các tiên tri và sứ đồ đã tuyên bố rằng không ai có được một ảnh hưởng lớn lao đến con cái của Thượng Đế hơn Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy ngẫm về cách để giúp các em tìm hiểu về sự ảnh hưởng sâu xa của Đấng Cứu Rỗi lên tất cả chúng ta.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho mỗi em một cụm từ hoặc câu trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống,” và yêu cầu chúng vẽ tranh về cụm từ hoặc câu đó. Khi mỗi em cho cả lớp thấy bức tranh của chúng, hãy yêu cầu các em khác đoán xem bức tranh đó đang minh họa điều gì và tìm ra câu tương ứng trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống.” Chúng ta được ban phước như thế nào nhờ vào cuộc sống và giáo vụ của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Giúp các em tìm kiếm những tên hoặc danh xưng khác nhau của Chúa Giê Su Ky Tô trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống” và gạch dưới những tên hoặc danh xưng đó, nếu có thể (một số ví dụ bao gồm Đấng Mê Si, Con Đầu Lòng, Đấng trước hết và Đấng sau cùng, Đấng biện hộ, và đá góc nhà). Thảo luận xem mỗi danh xưng này dạy cho chúng ta điều gì về Ngài. (Một số trong các danh xưng này được định nghĩa trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.)

“Ngài là sự sáng, sự sống và hy vọng của thế gian.”

Mùa Giáng Sinh là một mùa tràn đầy niềm vui nhờ vào niềm hy vọng mà Chúa Giê Su Ky Tô đã mang đến cho thế gian qua những lời giảng dạy, tấm gương, và sự hy sinh cứu chuộc của Ngài.

Chúa Giê Su Ky Tô

Light of the World (Sự Sáng của Thế Gian), tranh do Howard Lyon họa

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời mỗi em vẽ một cây thông Giáng Sinh, hoặc vẽ một cây thông Giáng Sinh lên trên bảng. Mời các em trang trí cây với những từ hoặc cụm từ trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống” mà miêu tả một món quà từ Đấng Cứu Rỗi đã ban cho chúng ta (chẳng hạn như “sự sáng,” “sự sống,” và “hy vọng”). Hãy để các em nói về lý do tại sao chúng chọn những từ hoặc cụm từ đó.

  • Giúp các em tìm kiếm những bài thánh ca Giáng Sinh mà đề cập đến sự sáng, sự sống, và hy vọng mà sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi đã mang đến cho thế gian—ví dụ như “Đêm Thanh Bình (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 53). Cùng nhau hát những bài thánh ca, và hãy để các em chia sẻ về cách mà Chúa Giê Su đã mang lại sự sáng, sự sống, và hy vọng đến cho cuộc sống của chúng.

  • Yêu cầu một số em đọc về những người chăn chiên trong Lu Ca 2:8–20. Yêu cầu những em khác đọc về Si Mê Ôn trong Lu Ca 2:25–33. Mời các em chia sẻ với nhau về những cảm nghĩ của những người chăn chiên và của Si Mê Ôn khi họ biết được rằng Chúa Giê Su đã giáng sinh. Tại sao họ đã cảm thấy như vậy? Tại sao sự giáng sinh của Ngài mang lại cho chúng ta “sự vui mừng lớn lao”?

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em nghĩ về một người nào đó trong gia đình mà chúng có thể chia sẻ chứng ngôn của chúng về Chúa Giê Su Ky Tô. Giúp các em cân nhắc những điều chúng có thể nói để củng cố đức tin của người đó nơi Ngài.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Chuẩn bị bằng cách học thánh thư. “Việc thành tâm nghiên cứu lời của Thượng Đế làm cho chúng ta hòa hợp với Đức Thánh Linh. Sau đó, Ngài có thể soi dẫn cho chúng ta để rút ra từ điều chúng ta đã nghiên cứu khi chúng ta giảng dạy và nâng đỡ những người khác” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 12).