“Ngày 14–20 tháng Mười. Phi Líp; Cô Lô Se: ‘Tôi Làm Được Mọi Sự Nhờ Đấng Ban Thêm Sức Cho Tôi’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 14–20 tháng Mười. Phi Líp; Cô Lô Se,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019
Ngày 14–20 tháng Mười
Phi Líp; Cô Lô Se
“Tôi Làm Được Mọi Sự Nhờ Đấng Ban Thêm Sức Cho Tôi”
Đọc Phi Líp và Cô Lô Se, nghĩ về những trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Tìm kiếm sự soi dẫn về cách giảng dạy các trẻ em các nguyên tắc trong những bức thư này.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Hỏi các trẻ em chúng đã làm gì tuần trước để tìm đến một người đang cần bạn bè, như đã thảo luận trong buổi học tuần trước.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Phi Líp 1:3–4; Cô Lê Se 1:3, 9
Các vị lãnh đạo Giáo Hội yêu thương tôi và cầu nguyện cho tôi.
Phao Lô thường bắt đầu những bức thư của mình bằng việc bày tỏ tình yêu thương đến các tín hữu của Giáo Hội và nói với họ rằng ông cầu nguyện cho họ. Suy ngẫm cách mà anh chị em có thể giúp các trẻ em hiểu rằng các vị lãnh đạo Giáo Hội yêu thương chúng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Đọc Phi Líp 1:3–4 và Cô Lô Se 1:3, 9 lớn tiếng, và yêu cầu các trẻ em khoanh tay và cúi đầu mỗi lần chúng nghe thấy từ cầu nguyện. Giải thích rằng Sứ Đồ Phao Lô đã cầu nguyện cho các tín hữu của Giáo Hội, giống như các vị lãnh đạo Giáo Hội của chúng ta cầu nguyện cho chúng ta ngày nay.
-
Cho thấy một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô, và chia sẻ những ví dụ mà Ngài cầu nguyện cho người khác (xin xem Lu Ca 22:32; 3 Nê Phi 19:21, 23). Chúa Giê Su đã xin điều gì khi Ngài cầu nguyện cho người khác?
-
Giúp các trẻ em kể tên một số vị lãnh đạo Giáo Hội của chúng, như chủ tịch Hội Thiếu Nhi, vị giám trợ và Chủ Tịch Giáo Hội. Giải thích rằng những vị lãnh đạo này cầu xin Cha Thiên Thượng ban phước cho các trẻ em và giúp chúng sống ngay chính. Suy xét việc kể cho các trẻ em điều anh chị em nói khi cầu nguyện cho chúng.
Tôi có thể vui mừng trong Chúa.
Phao Lô khuyến khích Các Thánh Hữu vui mừng—mặc dù họ đang gặp những thử thách khó khăn và chính Phao Lô đang bị giam cầm. Làm thế nào anh chị em sẽ giúp các trẻ em thấy rằng việc sống theo phúc âm mang đến niềm vui?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Yêu cầu các trẻ em lắng nghe từ lặp lại khi anh chị em đọc Phi Líp 4:4. Yêu cầu các trẻ em cho anh chị em thấy điều chúng có thể làm để có niềm vui. Giúp các trẻ em hiểu rằng để “vui mừng trong Chúa” có nghĩa là cảm thấy vui sướng vì chúng ta có phúc âm và vì Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương chúng ta.
-
Mang những đồ vật hay hình ảnh tượng trưng cho những điều giúp anh chị em “vui mừng trong Chúa.” Anh chị em có thể mang đến một tạo vật tuyệt đẹp của Thượng Đế hoặc một bức hình đền thờ, Đấng Cứu Rỗi phục sinh hay một gia đình. Để cho các trẻ em lần lượt chọn một bức hình hay đồ vật, và sau đó nói với chúng tại sao vật đó làm anh chị em vui vẻ. Mời các trẻ em chia sẻ những điều giúp chúng vui mừng trong Chúa.
-
Đọc Phi Líp 4:8 với nhau, và giúp các trẻ em nghĩ về những điều giống với những điều mô tả trong câu (xin xem thêm Những Tín Điều 1:13). Đưa cho các trẻ em những mảnh giấy và để chúng vẽ tranh về những điều này để giúp chúng “nghĩ đến” những điều Phao Lô mô tả.
Đức tin của tôi nên “châm rễ” nơi Chúa Giê Su Ky Tô.
Nếu các trẻ em có thể xây đắp cuộc sống và đức tin của chúng nơi Đấng Cứu Rỗi, chúng sẽ có khả năng chống lại những cơn bão của cuộc đời.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Sử dụng bức hình về một cái cây trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình khi anh chị em đọc những cụm từ then chốt trong Cô Lô Se 1:23; 2:6–7. (Hoặc cho xem đoạn video “Spiritual Whirlwinds” trên LDS.org.) Điều gì sẽ xảy ra với cây này nếu một cơn bão đến và nó không có gốc rễ mạnh mẽ? Hãy để cho các trẻ em đứng lên và giả vở là một cái cây có gốc rễ yếu trong cơn bão và sau đó giả vờ là cái cây có gốc rễ mạnh mẽ. Làm thế nào đức tin nơi Đấng Cứu rỗi giúp chúng ta trở nên giống như một cái cây với gốc rễ mạnh mẽ?
-
Mời một đứa trẻ vẽ một cái cây lên trên bảng. Yêu cầu các trẻ em kể tên một số điều chúng có thể làm để “châm rễ” nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Mỗi lần có một đứa trẻ kể tên một điều gì đó, thì hãy để cho nó vẽ thêm một cái rễ vào cây.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Lớn Tuổi
Nếu tôi có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể trở nên vui vẻ trong những lúc khó khăn.
Phao Lô đã chịu đựng nhiều thử thách, nhưng ông đã vui vẻ vì ông có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Yêu cầu các trẻ em tưởng tượng rằng chúng đang ở trong tù, giống như Phao Lô khi ông viết bức thư cho người Phi Líp. Đọc Phi Líp 4:4–13 với các trẻ em và yêu cầu chúng tìm những từ sau đây: vui mừng, bình an, thỏa lòng. Tại sao Phao Lô có thể vui mừng và cảm thấy bình an kể cả ở trong tù? Giúp các trẻ em tìm những từ Chúa, Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Giê Su Ky Tô trong những câu này. Giúp các trẻ em hiểu rằng đức tin của Phao Lô nơi Chúa Giê Su Ky Tô làm cho ông có thể vui mừng.
-
Mời các trẻ em giúp anh chị em hoàn tất những câu sau đây: Tôi có thể ở trong bóng tối và vẫn nhìn thấy được nếu tôi có một . Tôi có thể ở ngoài trời vào một ngày nắng nóng và vẫn cảm thấy mát nếu tôi có một . Tôi có thể có những lúc khó khăn và vẫn tìm thấy niềm vui nếu tôi . Giúp các trẻ em nghĩ về những cách chúng có thể tìm thấy niềm vui nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng gặp những lúc khó khăn. Chúng có thể hát một bài thánh ca, đọc một câu thánh thư yêu thích, phục vụ người nào đó hay dâng một lời tạ ơn. Các câu thánh thư Phi Líp 4:4–13 gợi ý điều gì? Chia sẻ với các trẻ em một số bài thánh ca hoặc một số câu thánh thư mà giúp anh chị em tìm thấy niềm vui trong những lúc khó khăn.
Tôi có thể nghĩ về những điều chân thật, đáng tôn kính, và thánh sạch.
Các trẻ em thường dễ nhìn thấy những điều tà ác và không trong sạch. Anh chị em có thể giúp chúng tìm kiếm những điều có tính gây dựng và đạo đức.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Yêu cầu một đứa trẻ đọc Phi Líp 4:8 lớn tiếng khi những người khác tìm kiếm những từ trong Những Tín Điều 1:13 mà giống hoặc tương tự nhau. Mời một đứa trẻ viết những từ này lên trên bảng. Cung cấp một số định nghĩa đơn giản về những từ này và để các trẻ em khớp từ và định nghĩa với nhau. Tại sao chúng ta cần phải “nghĩ đến” những điều này? Chúng ta “tìm” những điều này bằng cách nào?
-
Yêu cầu các trẻ em kể tên những điều phù hợp với những điều mô tả trong Phi Líp 4:8. Mời các trẻ em giữ một bản liệt kê trong tuần này về bất cứ điều gì chúng thấy phù hợp với những điều mô tả này. Khuyến khích các trẻ em mang danh sách của mình đến Hội Thiếu Nhi tuần sau và chia sẻ điều chúng tìm được.
Đức tin của tôi nên “châm rễ” nơi Chúa Giê Su Ky Tô.
Sa Tan cố gắng làm suy yếu đức tin của các trẻ em qua những cám dỗ và giáo lý sai lạc. Làm thế nào anh chị em có thể soi dẫn các trẻ em để củng cố đức tin của chúng nơi Đấng Cứu Rỗi để chúng “chẳng hề dời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin Lành”?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các trẻ em vẽ những bức tranh tượng trưng cho những lẽ thật mà chúng tìm thấy trong Cô Lô Se 1:23; 2:6–7. Để các trẻ em chia sẻ những bức tranh của chúng với cả lớp và giải thích những lẽ thật mà bức tranh của chúng tượng trưng.
-
Cho xem đoạn video “Spiritual Whirlwinds.” Một số cám dỗ và giáo lý sai lạc trên thế gian ngày nay có thể làm suy yếu đức tin của chúng ta là gì? Chúng ta có thể làm gì để củng cố đức tin của mình để chúng ta “châm rễ” nơi Chúa Giê Su Ky Tô?
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Mời các trẻ em chia sẻ với gia đình điều chúng đã học về việc “châm rễ” nơi Đấng Ky Tô. Các trẻ em có thể sử dụng trang sinh hoạt của tuần này hoặc một câu thánh thư mà chúng đã đọc trong buổi học hôm nay.