Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 21–27 tháng Mười. 1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca: ‘Chớ Vội Bối Rối và Kinh Hoảng’


Ngày 21–27 tháng Mười. 1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca: “Chớ Vội Bối Rối và Kinh Hoảng” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 21–27 tháng Mười. 1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

các chị truyền giáo đang nói chuyện với một thiếu niên

Ngày 21–27 tháng Mười

1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca

“Chớ Vội Bối Rối và Kinh Hoảng”

Khi anh chị em thành tâm đọc thầm 1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca với các trẻ em, anh chị em sẽ tìm thấy những nguyên tắc mà chúng cần hiểu.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Trong bài học của tuần trước, anh chị em có mời các trẻ em áp dụng điều chúng đã học được không? Để cho các trẻ em sử dụng vài phút đầu trong buổi học tuần này để chia sẻ những kinh nghiệm.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:1–6

Khi tuân theo các lệnh truyền của Thượng Đế, tôi sẽ sẵn sàng cho Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Lời khuyên của Phao Lô có thể giúp chúng ta sẵn sàng và tỉnh thức cho ngày vĩ đại đó khi Đấng Cứu Rỗi đến thế gian lần nữa.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một người mẹ nói về cảm giác chờ đợi đứa con của chị ấy sinh ra mà không biết chính xác khi nào sẽ sinh ra. Đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:2–3, và nói với các trẻ em rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ đến thế gian lần nữa—giống như người mẹ không biết chính xác khi nào đứa con sẽ được sinh ra.

  • Yêu cầu các trẻ em nói về một lần mà chúng chuẩn bị cho một chuyến đi hay một sự kiện. Chúng đã làm gì để chuẩn bị? Mang đến một chiếc va li hay túi xách và để cho các trẻ em giả vờ gói hành lý để chuẩn bị cho chuyến đi hoặc sự kiện. Giải thích rằng chúng ta chuẩn bị cho việc Chúa Giê Su Ky Tô trở lại lần nữa bằng cách cầu nguyện, đọc thánh thư, tuân theo vị tiên tri và sống ngay chính mỗi ngày. Yêu cầu các trẻ em vẽ những bức tranh về cách chúng có thể làm điều này và cho vào va li.

  • Đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:6 cho các trẻ em và giải thích rằng nếu chúng ta không chuẩn bị cho việc Chúa Giê Su trở lại lần nữa, thì giống như việc chúng ta ngủ say và không sẵn sàng để đón Ngài. Yêu cầu các em giả vờ như chúng đang ngủ. Giải thích rằng nếu chúng ta chuẩn bị, thì giống như chúng ta thức và chờ đợi Ngài. Mời các trẻ em thức dậy. Cùng nhau hát bài “When He Comes Again” (Children’s Songbook, 82–83).

2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

Phao Lô đã dạy rằng một sự bội giáo sẽ xảy ra trước khi Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian lần nữa.

Giáo Hội mà Chúa Giê Su Ky Tô thiết lập cuối cùng đã rơi vào sự bội giáo, có nghĩa là thẩm quyền chức tư tế và những lẽ thật phúc âm bị lấy đi khỏi thế gian. Phao Lô tiên tri rằng sự bội giáo này, hay “bỏ đạo,” sẽ xảy ra trước Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sau khi đọc 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:3 với các trẻ em, hãy dựng một cái tháp bằng các cốc nhựa hoặc khối. Nói với các trẻ em rằng những cái cốc hay khối tượng trưng cho những phần quan trọng của Giáo Hội, như những lẽ thật phúc âm, chức tư tế, lễ gắn bó trong đền thờ và các vị tiên tri. Sau khi Phao Lô và các Vị Sứ Đồ khác qua đời, những điều này bị mất, và Giáo Hội chân chính không còn tồn tại trên thế gian trong nhiều năm. Mời một đứa trẻ xô sập cái tháp, và giải thích rằng điều này gọi là Sự Bội Giáo hay “sự bỏ đạo.” Khi Chúa Giê Su Ky Tô mang Giáo Hội của Ngài trở lại, điều đó gọi là Sự Phục Hồi. (Xin xem “Sự Bội Giáo,” Trung Thành với Đức Tin, trang 12-13.)

  • Trưng bày một quyển Sách Mặc Môn và những bức hình của vị tiên tri và đền thờ. Mời các trẻ em nói “Sự Bội Giáo” khi anh chị em giấu những đồ vật vào túi và nói “Sự Phục Hồi” khi anh chị em lấy những đồ vật ra.

  • Hát những bài hát giảng dạy lẽ thật bị mất đi trong sự Đại Bội Giáo và được phục hồi ở thời của chúng ta, như “Tôi Là Con Đức Chúa Cha,” “The Church of Jesus Christ,”“I Love to See the Temple” và (Thánh Ca và Các Bài Hát Thiếu Nhi, trang 2–3, 77, 95).

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:1–6

Khi tuân theo các lệnh truyền của Thượng Đế, tôi sẽ sẵn sàng cho Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Lời khuyên của Phao Lô có thể giúp chúng ta sẵn sàng và tỉnh thức cho ngày vĩ đại đó khi Đấng Cứu Rỗi đến thế gian lần nữa.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một đứa trẻ đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:1–6 trong khi các trẻ em khác dò theo. Sau mỗi câu, hãy yêu cầu đứa trẻ tóm tắt điều nó nghĩ câu đó đang nói đến. Anh chị em có thể muốn giải thích rằng “ngày của Chúa” có nghĩa là Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô. Tại sao các trẻ em nghĩ Sự Tái Lâm được so sánh với kẻ trộm trong đêm hay một người phụ nữ sắp sinh con?

  • Bảo các trẻ em tưởng tượng rằng Đấng Cứu Rỗi sẽ thăm viếng lớp học của anh chị em một lúc nào đó ngày hôm nay. Làm thế nào chúng ta chuẩn bị lớp học của mình cho sự viếng thăm của Ngài? Giúp các trẻ em nghĩ về những điều chúng ta có thể làm để chuẩn bị bản thân mình cho ngày mà Chúa Giê Su trở lại. Ví dụ, chúng ta có thể hối cải, tha thứ, phát triển những mối quan hệ của mình với gia đình, tuân theo vị tiên tri và giữ những giao ước của chúng ta. Khuyến khích các trẻ em chọn một điều chúng sẽ làm để chuẩn bị cho bản thân nhằm tiếp đón Đấng Cứu Rỗi vào lúc Ngài đến.

2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

Phao Lô đã dạy rằng một sự bội giáo sẽ xảy ra trước khi Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian lần nữa.

Nếu các trẻ em hiểu rằng Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài bị lấy đi khỏi thế gian trong Sự Đại Bội Giáo, thì sự cần thiết của Sự Phục Hồi sẽ trở nên rõ ràng với chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một đứa trẻ đọc 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3. Theo những câu này, điều gì phải xảy ra trước “ngày của Chúa,” có nghĩa là Sự Tái Lâm? Có trẻ em nào hiểu “sự bỏ đạo” nghĩa là gì không? Hãy chắc chắn các trẻ em hiểu rằng nó có nghĩa là Sự Đại Bội Giáo, điều đã xảy ra sau cái chết của Các Vị Sứ Đồ của Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em có thể muốn chia sẻ thông tin từ “Sự Bội Giáo,” Trung Thành với Đức Tin, trang 12-13.

  • Giúp các trẻ em liệt kê trên bảng một số lẽ thật và phước lành mà chúng ta vui hưởng nhờ phúc âm. (Một số ví dụ có thể gồm có đền thờ, vị tiên tri, chức tư tế, và ân tứ Đức Thánh Linh.) Lần lượt xóa từng điều, và hỏi các trẻ em cuộc sống của chúng sẽ khác biệt như thế nào nếu không có những điều đó. Giải thích rằng những lẽ thật này bị mất đi trong thời gian Đại Bội Giáo. Tại sao là điều quan trọng rằng Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô được phục hồi trên thế gian vào những ngày sau cùng này? Mời các trẻ em “khôi phục” hoặc viết lại những lẽ thật và phước lành lên trên bảng.

2 Tê Sa Lô Ni Ca 3:7–13

Cha Thiên Thượng muốn tôi làm việc.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em thấy làm việc là một phước lành, chứ không phải điều cần phải tránh?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em lần lượt đọc các câu từ 2 Tê Sa lô Ni Ca 3:7–13 và tìm kiếm vấn đề mà Các Thánh Hữu đang đối mặt. Tai sao Cha Thiên Thượng muốn tôi làm việc? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không bao giờ biết làm việc chăm chỉ? Hãy để cho các trẻ em lần lượt diễn tả những công việc đơn giản trong khi các trẻ em khác đoán chúng đang làm gì.

  • Mời các trẻ em nói về một lần mà chúng làm việc chăm chỉ trong một sự chỉ định, một dự án hay một mục tiêu. Các trẻ em cảm thấy như thế nào về bản thân khi chúng hoàn thành? “Chớ nên chán mệt làm sự lành” có nghĩa là gì? (2 Tê Sa Lô Ni Ca 3:13).

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em nói với một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn về một lý do chúng biết ơn về việc chúng ta có phúc âm trên thế gian ngày nay (trang sinh hoạt của tuần này có thể giúp chúng ghi nhớ).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hỗ trợ cha mẹ của các trẻ em. “Cha mẹ là các giảng viên phúc âm quan trọng nhất đối với con cái của họ—họ có cả trách nhiệm chính yếu lẫn sức mạnh vô song để ảnh hưởng đến con cái của họ (xin xem Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:6–7). Khi anh chị em giảng dạy cho trẻ em ở nhà thờ, thì hãy thành tâm tìm cách hỗ trợ cha mẹ của chúng trong vai trò thiết yếu của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, 25).