“Ngày 28 tháng Mười–Ngày 3 tháng Mười Một. 1 và 2 Ti Mô Thê; Tít; Phi Lê Môn: ‘Làm Gương Cho Các Tín Đồ’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 28 tháng Mười–Ngày 3 tháng Mười Một. 1 và 2 Ti Mô Thê; Tít; Phi Lê Môn,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019
Ngày 28 tháng Mười–Ngày 3 tháng Mười Một
1 và 2 Ti Mô Thê; Tít; Phi Lê Môn
“Làm Gương cho Các Tín Đồ”
Thành tâm học hỏi 1 và 2 Ti Mô thê; Tít; và Phi Lê Môn để biết cách anh chị em có thể sử dụng những bức thư này để hướng dẫn các trẻ em trong sự ngay chính (xin xem 2 Ti Mô Thê 3:16).
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Yêu cầu các trẻ em kể về một người là “[tấm] gương [tốt] cho các tín đồ” đối với chúng. Họ đang làm gì để trở thành những tấm gương tốt cho người khác?
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Các vị giám trợ lãnh đạo tiểu giáo khu với tư cách là những tôi tớ của Thượng Đế.
Phao Lô giảng dạy Ti Mô Thê và Tít về tầm quan trọng của vị giám trợ. Làm cách nào anh chị em dạy các trẻ em về công việc của vị giám trợ? (Một vị chủ tịch chi nhánh có thể so sánh được với một vị giám trợ.)
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Vẽ một bức tranh đơn giản về vị giám trợ của anh chị em lên trên bảng. Yêu cầu các trẻ em kể những điều chúng biết về vị giám trợ. Vị ấy là người như thế nào? Vị ấy làm công việc gì? Vị ấy làm gì để ban phước cho tiểu giáo khu? (Anh chị em có thể tìm kiếm một số đặc tính của một vị giám trợ trong 1 Ti Mô Thê 3:1–2 và Tít 1:7–9.) Khi các trẻ em chia sẻ những ý kiến của chúng, hãy viết những ý kiến đó lên các mảnh giấy và để cho các trẻ em dán những mảnh giấy này lên trên bảng bên cạnh bức tranh.
-
Viết các bổn phận của vị giám trợ lên những mảnh giấy—như việc nhận tiền thập phân và của lễ nhịn ăn, đưa ra những sự kêu gọi, phỏng vấn các tín hữu, giúp người nghèo khó và túng thiếu, và cầu nguyện cho người khác. Để những mảnh giấy này vào một cái bát, và mời các trẻ em chọn một mảnh. Sau đó giúp các trẻ em đóng vai diễn những bổn phận đó với anh chị em. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng vị giám trợ của anh chị em được Thượng Đế kêu gọi.
-
Mời các em vẽ hình của vị giám trợ đang phục vụ các tín hữu trong tiểu giáo khu. Đề nghị rằng các trẻ em nên tặng những bức tranh của chúng cho vị giám trợ để cảm ơn ông. Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ vị ấy?
Tôi có thể trở thành một “[tấm] gương cho các tín đồ.”
Anh chị em có thể làm gì để soi dẫn các trẻ em để trở nên tự tin nơi khả năng của chúng để trở thành “[những tấm] gương cho các tín đồ”?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hát với các trẻ em bài hát “Do as I’m Doing” (Children’s Songbook, 276). Yêu cầu các trẻ em noi theo tấm gương của anh chị em bằng cách làm theo những hành động mà anh chị em làm. Để cho các trẻ em thay phiên nhau dẫn dắt cả lớp trong việc làm theo những hành động của chúng. Đọc 1 Ti Mô Thê 4:12, và hỏi các trẻ em điều gì chúng có thể làm để trở thành những tấm gương tốt cho người khác.
-
Chia sẻ một kinh nghiệm mà anh chị em cố gắng để trở thành một tấm gương tốt cho người nào đó hay người nào đó là tấm gương tốt cho anh chị em. Giúp các trẻ em hiểu rằng khi chúng là những tấm gương tốt, chúng có thể giúp đỡ các thành viên trong gia đình và bạn bè chúng.
Thánh thư sẽ giúp tôi học hỏi lẽ thật.
Nếu anh chị em có thể giúp các trẻ em học cách yêu thích thánh thư, anh chị em sẽ ban phước cuộc sống của chúng nhiều năm tới.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Trưng bày một bộ thánh thư, và giúp các trẻ em trở nên quen thuộc với thánh thư bằng cách cho chúng thấy trang tựa của Kinh Thánh, Sách Mặc Môn, Giáo Lý và Giao Ước, và Trân Châu Vô Giá. Mời một đứa trẻ giữ những quyển thánh thư này khi anh chị em đọc 2 Ti Mô Thê 3:15–17. Giải thích rằng Cha Thiên Thượng đã truyền lệnh cho các vị tiên tri trong suốt lịch sử để viết những lẽ thật mà Ngài mặc khải cho họ. Chúng ta có thể biết những lẽ thật này khi chúng ta đọc thánh thư.
-
Yêu cầu các trẻ em nói về vật sở hữu giá trị nhất của chúng. Chúng làm gì với vật đó? Để cho các trẻ em thay phiên nhau giữ thánh thư và cẩn thận giở ra các trang. Chúng ta dùng thánh thư để làm gì? Tại sao chúng ta nên giữ gìn thánh thư cẩn thận? Giúp các trẻ em tạo ra những động tác đi cùng với những bài hát về thánh thư, như “Search, Ponder, and Pray” hay “Book of Mormon Stories” (Children’s Songbook, trang 109, 118).
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Lớn Tuổi
Tôi có thể trở thành một “[tấm] gương cho các tín đồ.”
Ti Mô Thê còn khá trẻ đối với một người lãnh đạo Giáo Hội, nhưng Phao Lô muốn ông biết rằng ông vẫn có thể trở thành một tấm gương. Anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình giảng dạy cảm thấy tự tin nơi khả năng của mình để trở thành một tấm gương tốt.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cùng nhau đọc 1 Ti Mô Thê 4:12, và yêu cầu các trẻ em tìm sáu cách mà Phao Lô nói chúng ta có thể trở thành một “[tấm] gương cho các thánh đồ.” Chia các trẻ em thành các cặp, và mời mỗi cặp nghĩ về một tình huống mà chúng ta có thể trở thành một tấm gương cho các thánh đồ. Yêu cầu các trẻ em đóng diễn tình huống của chúng cho cả lớp.
-
Hỏi các trẻ em xem chúng có muốn chia sẻ bất kỳ kinh nghiệm nào mà chúng cố gắng để trở thành một tấm gương tốt cho người khác. Nói cho chúng biết cách chúng đã làm những tấm gương của các tín đồ cho anh chị em và cách anh chị em để ý chúng trong việc nêu gương tốt cho người khác.
Tôi nên yêu thích những điều vĩnh cửu hơn tiền bạc.
Trong một thế giới ngày càng ham mê vật chất, làm thế nào anh chị em giúp các trẻ em giữ sự tập trung và tình yêu thương trọng tâm vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các trẻ em nói về thứ chúng sẽ mua nếu chúng có tất cả tiền trên thế gian. Mời một đứa trẻ đọc 1 Ti Mô Thê 6:7–12, và yêu cầu các trẻ em khác tóm tắt điều Phao Lô đã dạy Ti Mô Thê về tiền bạc. Sau đó mời các trẻ em đọc những câu đó lần nữa, và tìm kiếm những điều Phao Lô đã nhắc đến mà có gí trị hơn tiền bạc.
-
Để ra những bức hình về những vật chất của thế gian (như tiền bạc, đồ chơi hay sự tiêu khiển) và những điều vĩnh cửu (như gia đình hay đền thờ). Mời các trẻ em phân loại những bức hình thành hai cột—những điều mang chúng ta đến gần Đấng Ky Tô hơn và những điều có thể làm chúng ta sao lãng khỏi Đấng Ky Tô nếu chúng ta yêu thích những điều đó hơn yêu thương Ngài. Tại sao “sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác”?
Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng ta thánh thư để giúp chúng ta phân biệt lẽ thật với sai lầm.
Các trẻ em có thể kinh nghiệm được những phước lành từ việc đọc thánh thư. Khi anh chị em giảng dạy các trẻ em về thánh thư, hãy tìm những cách thức khuyến khích chúng để có những kinh nghiệm mạnh mẽ của riêng mình với lời của Thượng Đế.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các trẻ em đọc 2 Ti Mô Thê 3:15–17. Mang một bức tranh miêu tả một câu chuyện từ mỗi tác phẩm tiêu chuẩn, và để những bức tranh trong hộp được đậy kín. Mời một số trẻ em chọn một bức tranh và kể câu chuyện. Hỏi các trẻ em liệu chúng có thể chia sẻ điều gì khác nữa về quyển sách thánh thư đó không. Làm thế nào thánh thư “có thể khiến [chúng ta] khôn ngoan để được cứu”?
-
Mời các trẻ em chia sẻ câu thánh thư yêu thích của chúng hoặc một kinh nghiệm về một lẽ thật trong thánh thư đã giúp đỡ chúng. Anh chị em có thể muốn chia sẻ câu thánh thư hoặc kinh nghiệm của mình.
-
Mời một trẻ em đọc Mô Rô Ni 10:4–5. Mô Rô Ni đã hứa điều gì trong những câu này? Hỏi các trẻ em chúng đã làm gì để nhận được chứng ngôn rằng thánh thư là chân chính. Mời các trẻ em đọc hoặc lắng nghe thánh thư thường xuyên.
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Mời các trẻ em chia sẻ với gia đình chúng điều đã học về thánh thư và tìm một câu thánh thư mà chúng có thể chia sẻ với lớp học tuần sau (với sự giúp đỡ từ cha mẹ chúng nếu cần thiết).