“Ngày 4–10 tháng Mười Một. Hê Bơ Rơ 1–6: ‘Chúa Giê Su Ky Tô, ‘Cội Rễ Của Sự Cứu Rỗi Đời Đời’’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 4–10 tháng Mười Một. Hê Bơ Rơ 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019
Ngày 4–10 tháng Mười Một
Hê Bơ Rơ 1–6
Chúa Giê Su Ky Tô, “Cội Rễ Của Sự Cứu Rỗi Đời Đời”
Những lẽ thật nào anh chị em tìm thấy trong Hê Bơ Rơ 1–6 mà anh chị em cảm thấy được soi dẫn để giảng dạy cho các trẻ em? Chú ý vào những sự thúc giục đến từ Thánh Linh khi anh chị em chuẩn bị, và chắc chắn viết xuống những sự thúc giục đó.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Các trẻ em có chấp nhận lời mời vào cuối bài học tuần trước để tìm một câu thánh thư mà chúng có thể chia sẻ không? Nếu có, hãy cho các trẻ em thời gian để chia sẻ. Nếu không, hãy giúp các trẻ em nghĩ về một điều chúng đã học gần đây từ thánh thư mà chúng có thể chia sẻ.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Hê Bơ Rơ 1:2–10; 2:8–10, 17–18
Tôi tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.
Những câu này có thể giúp các trẻ em học thêm về Chúa Giê Su Ky Tô và củng cố mối quan hệ của chúng với Ngài.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Bằng cách sử dụng lời riêng của anh chị em, hãy viết lên những mảnh giấy những lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô mà anh chị em có thể tìm thấy trong Hê Bơ Rơ 1:2–10; 2:8–10, 17–18, và giấu chúng xung quanh phòng. Mời các trẻ em tìm những mảnh giấy. Giúp các trẻ em đọc những lẽ thật được viết trên những mảnh giấy, và nói về ý nghĩa của những lẽ thật này. Nếu cần thiết, hãy giải thích rằng Chúa Giê Su được gọi là Vị Nam Tử của Thượng Đế và Cha Thiên Thượng là Cha linh hồn lẫn thể xác của Ngài.
-
Chuyền bức hình của Đấng Cứu Rỗi vòng quanh phòng, và để mỗi trẻ em chia sẻ tại sao chúng biết ơn Chúa Giê Su Ky Tô trong khi cầm bức hình.
Cha Thiên Thượng muốn chúng ta “chớ cứng lòng [mình].”
Hê Bơ Rơ 3 cho chúng ta ví dụ về những người Y Sơ Ra Ên cứng lòng và từ chối các phước lành của Chúa. Chương này cũng cảnh báo tất cả chúng ta đừng cứng lòng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mang theo một miếng bọt biển (hoặc khăn) và một hòn đá đến lớp. Mời các trẻ em chạm vào những vật này và mô tả cảm giác như thế nào khi sờ vào những vật này. Nhỏ vài giọt nước vào mỗi đồ vật, và chỉ ra rằng có nhiều nước ngấm vào miếng bọt biển hơn hòn đá. Giải thích rằng tấm lòng của chúng ta cần trở nên mềm và không cứng để chúng ta có thể chấp nhận những lẽ thật của Cha Thiên Thượng trong tấm lòng mình.
-
Cắt một hình trái tim từ vật liệu mềm, như khăn, và một hình trái tim từ vật liệu cứng hơn, như bìa cứng. Nói với các trẻ em rằng khi chúng ta lắng nghe và tuân theo, chúng ta có một trái tim (tấm lòng) mềm và khi chúng ta không lắng nghe và không tuân theo, chúng ta có một trái tim (tấm lòng) cứng. Bằng lời riêng của anh chị em, hay chia sẻ một số ví dụ từ thánh thư về những người đã mềm lòng hoặc cứng lòng (như Nê Phi, La Man, và Lê Mu Ên [1 Nê Phi 2:16–19], Phao Lô [Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1–22], hay Joseph Smith [Joseph Smith—Lịch Sử 1:11–20]). Khi anh chị em chia sẻ mỗi tấm gương, hãy mời các trẻ em chỉ vào trái tim (tấm lòng) mềm hoặc trái tim (tấm lòng) cứng.
Những người nắm giữ chức tư tế được Thượng Đế kêu gọi.
Hê Bơ Rơ 5:4 là một câu thánh thư quan trọng vì nó làm sáng rõ rằng những người nắm giữ chức tư tế—và những người khác phục vụ trong Giáo Hội—phải được Thượng Đế kêu gọi.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Đọc Hê Bơ Rơ 5:4 cho các trẻ em. Yêu cầu một người nắm giữ chức tư tế giải thích chức tư tế là gì và chia sẻ kinh nghiệm nhận chức tư tế của người ấy.
-
Giúp các trẻ em thuộc lòng những cụm từ trong tín điều thứ năm. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng những người nào được kêu gọi để làm công việc của Thượng Đế thì được Thượng Đế kêu gọi qua sự mặc khải.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Lớn Tuổi
Hê Bơ Rơ 1:2–10; 2:8–10, 17–18
Tôi tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.
Bức thư gửi người Hê Bơ Rơ được viết ra để củng cố đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô của Các Thánh Hữu ở Hê Bơ Rơ. Bức thư đó có thể làm giống như vậy cho các trẻ em mà anh chị em giảng dạy.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Chỉ định cho mỗi trẻ em vài câu trong Hê Bơ Rơ 1:2–10; 2:8–10, 17–18, và mời các trẻ em tìm trong các câu đó những lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô. Để cho các trẻ em chia sẻ hoặc viết lên trên bảng điều chúng tìm được. Chúng ta biết được điều gì khác về Chúa Giê Su Ky Tô? Các trẻ em có thể tìm thấy một số ý kiến trong những bài hát như “Tôi Biết Đấng Cứu Chuộc Của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 38) hoặc “He Sent His Son” (Children’s Songbook, trang 34–35).
-
Mời các trẻ em vẽ hình của chúng cùng với cha mẹ của chúng. Yêu cầu các trẻ em chia sẻ điểm chung giữa chúng với cha mẹ. Giải thích rằng khi Hê Bơ Rơ 1:3 nói rằng Chúa Giê Su Ky Tô là “hình bóng của bản thể [Thượng Đế],” có nghĩa là Chúa Giê Su và Cha Thiên Thượng có cùng các đức tính và thuộc tính. Làm chứng rằng chúng ta biết về Cha Thiên Thượng qua việc học hỏi và noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Giúp các trẻ em nghĩ về những người mà chúng có thể chia sẻ chứng ngôn của chúng về Chúa Giê Su Ky Tô. Cân nhắc việc mời các trẻ em thực tập chia sẻ điều chúng sẽ nói với người khác về Chúa Giê Su.
Để nhận được sự hướng dẫn và các phước lành của Cha Thiên Thượng, chúng ta “chớ cứng lòng [mình].”
Trong Hê Bơ Rơ 3, câu chuyện về người Y Sơ Ra Ên trong đồng vắng được sử dụng để giảng dạy tầm quan trọng của việc không cứng lòng. Bằng cách nào anh chị em có thể sử dụng câu chuyện này để giảng dạy cho các trẻ em trong lớp của mình nguyên tắc này?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Yêu cầu các em nghĩ về những thứ cứng và mềm. (Anh chị em có thể muốn mang đến một vài đồ vật làm ví dụ để cho các trẻ em thấy.) Cùng nhau đọc Hê Bơ Rơ 3:8. Tấm lòng cứng có nghĩa là gì? Tại sao Thượng Đế muốn chúng ta mềm lòng?
-
Bằng lời của anh chị em, hãy chia sẻ câu chuyện của dân Y Sơ Ra Ên cứng lòng chống lại Chúa trong đồng vắng (xin xem Dân Số Ký 14:1–12; Hê Bơ Rơ 3:7–19). Để cho các trẻ em đóng diễn câu chuyện này. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cứng lòng chống lại Chúa và phúc âm của Ngài?
-
Mời các trẻ em đọc Ma Thi Ơ 13:15; Hê Bơ Rơ 3:15; Mô Si A 11:29; và Môi Se 6:27. Yêu cầu các trẻ em vẽ lên trên bảng những phần cơ thể được nói đến trong những câu này. Nặng tai, nhắm mắt và cứng lòng về mặt thuộc linh có nghĩa là gì? Làm cách nào chúng ta đảm bảo rằng tai, mắt và tấm lòng sẵn sàng để nhận những phước lành của Thượng Đế?
Những người nắm giữ chức tư tế được Thượng Đế kêu gọi.
Hê Bơ Rơ 5 cung cấp một cơ hội để thảo luận chức tư tế là gì—quyền năng và thẩm quyền để hành động trong danh của Thượng Đế—và cách để nhận được chức tư tế. Điều này đặc biệt có ích cho những cậu bé đang chuẩn bị để được sắc phong chức tư tế.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cho thấy bức hình Môi Se Ban Chức Tư Tế cho A Rôn (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 15) khi các trẻ em đọc Hê Bơ Rơ 5:4. Có thể có ích để giải thích rằng vì A Rôn là người đầu tiên nắm giữ chức tư tế A Rôn, nên chức tư tế này được đặt theo tên của ông. Giúp các trẻ em nghĩ về những bổn phận mà những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn thực hiện (như làm phép báp têm, ban phước và chuyền Tệc Thánh và mời người khác đến cùng Đấng Ky Tô).
-
Giúp các trẻ em nghĩ về những cách khác nhau mà một người có thể nhận được thẩm quyền. Ví dụ, làm thế nào một giảng viên, bác sỹ hay nhà lãnh đạo chính trị nhận được thẩm quyền? Thượng Đế ban thẩm quyền của Ngài như thế nào? Mời các trẻ em nghĩ về câu hỏi này khi chúng đọc Hê Bơ Rơ 5:4 và tín điều thứ năm.
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Mời các trẻ em chia sẻ một câu thánh thư, một bài hát hay một sinh hoạt chúng học được trong lớp hôm nay với gia đình mình trong buổi họp tối gia đình.