Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 20–26 tháng Hai. Ma Thi Ơ 6–7: “Ngài Dạy Như Là Có Quyền”


“Ngày 20–26 tháng Hai. Ma Thi Ơ 6–7: ‘Ngài Dạy Như Là Có Quyền’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 20–26 tháng Hai. Ma Thi Ơ 6–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2023

Chúa Giê Su giảng dạy bên bờ biển

Jesus Teaching the People by the Seashore (Chúa Giê Su Giảng Dạy Dân Chúng bên Bờ Biển), tranh do James Tissot họa

Ngày 20–26 tháng Hai

Ma Thi Ơ 6–7

“Ngài Dạy Như Là Có Quyền”

Bắt đầu bằng việc đọc Ma Thi Ơ 6–7, trong khi anh chị em nghĩ về những đứa trẻ mà mình giảng dạy. Các em cần nghe những thông điệp nào từ các chương này? Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và đại cương này có thể giúp cung cấp cho anh chị em những ý kiến giảng dạy khi cần thiết.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Bảo các em hãy chia sẻ điều chúng đã làm trong tuần vừa qua để trở thành ánh sáng hay tấm gương cho một ai đó.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ma Thi Ơ 6:5–13

Tôi có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng của tôi như Chúa Giê Su đã làm.

Trẻ em có thể học cầu nguyện bằng cách lắng nghe lời cầu nguyện của những người khác. Làm cách nào anh chị em có thể giúp các em học từ lời cầu nguyện của Chúa Giê Su Ky Tô trong những câu này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Ôn lại những lời giảng dạy của Chúa Giê Su về sự cầu nguyện được tìm thấy trong Ma Thi Ơ 6:5–13. Anh chị em có thể sử dụng “Chương 20: Chúa Giê Su Giảng Dạy Về Sự Cầu Nguyện” (trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 51–52, hoặc đoạn video tương ứng trên ChurchofJesusChrist.org).

    NaN:NaN
  • Sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giúp các em nhớ những phần khác nhau trong lời cầu nguyện.

  • Đồ bàn tay của mỗi em lên trên một tờ giấy. Nói về điều chúng ta nên làm với đôi bàn tay và cánh tay của mình trong khi cầu nguyện. Trên mỗi hình vẽ đồ lại, hãy viết những điều chúng ta làm để cho thấy sự nghiêm trang khi cầu nguyện (ví dụ, cúi đầu, nhắm mắt, và vân vân).

  • Hát một bài hát về sự cầu nguyện với các em và chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về quyền năng của sự cầu nguyện. Mời các em chia sẻ những kinh nghiệm của chúng về sự cầu nguyện.

cậu bé đang cầu nguyện

Tôi có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng của tôi như Chúa Giê Su đã làm.

Ma Thi Ơ 7:12

Tôi nên đối đãi với người khác theo cách mà tôi muốn được đối đãi.

Lời giảng dạy của Chúa Giê Su trong Ma Thi Ơ 7:12—cũng được xem là Quy Tắc Chuẩn Mực—cung cấp một sự hướng dẫn đơn giản về cách đối đãi với người khác. Điều gì sẽ giúp các em mà anh chị em giảng dạy sống theo nguyên tắc này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Ma Thi Ơ 7:12, và diễn giải theo từ ngữ đơn giản mà các em có thể hiểu. Giúp các em nghĩ về một vài cách để hoàn thành câu như sau: “Tôi thích khi người khác cho tôi.” Sau mỗi câu, mời các em lặp lại với anh chị em: “Do đó, tôi nên cho người khác.”

  • Hỏi các em xem chúng học được điều gì từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về cách chúng ta nên đối đãi với người khác.

  • Mời các em liệt kê những điều tử tế mà cha mẹ hoặc những người thân khác trong gia đình làm cho chúng. Đọc to Ma Thi Ơ 7:12, và mời các em kể ra những điều tử tế mà chúng có thể làm cho gia đình mình.

Ma thi Ơ 7:24–27

Tôi có thể xây đắp một nền tảng vững chắc bằng việc noi theo Chúa Giê Su.

Việc sử dụng câu chuyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi về việc xây nhà trên cát hoặc trên đá có thể là một cách dễ nhớ để dạy trẻ em về tầm quan trọng của việc hành động theo những gì chúng ta học.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sử dụng Ma Thi Ơ 7:24–27 để giảng dạy về những sự khác biệt giữa người khôn và người dại. Mời các em giả vờ như chúng đang xây một ngôi nhà. Làm thế nào chúng ta giống như người khôn?

  • Hãy để cho các em vẽ tranh về câu chuyện ngụ ngôn người khôn và người dại.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Ma Thi Ơ 6–7

Bài Giảng trên Núi chứa đựng những sứ điệp gì cho tôi.

Những chương này có nhiều sứ điệp có thể áp dụng cho các em mà anh chị em giảng dạy. Hãy suy nghĩ về các em khi anh chị em đọc những chương này. Điều gì nổi bật đối với anh chị em?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Nhắc nhở các em rằng chúng đã học về điều mà Chúa Giê Su giảng dạy trong Bài Giảng trên Núi. Các em có thể nhớ những lẽ thật nào mà chúng đã học từ tuần trước?

  • Viết lên bảng một số cụm từ trong Bài Giảng trên Núi và một số cụm từ khác không nằm trong thánh thư. Mời các em chỉ ra xem những cụm từ nào đến từ Bài Giảng trên Núi. Bảo các em chia sẻ điều chúng học được từ những lời giảng dạy này.

  • Chọn vài câu từ Ma Thi Ơ 6–7 mà anh chị em cảm thấy sẽ có ý nghĩa đối với các em. Viết những câu thánh thư tham khảo lên các tấm thẻ, và giấu chúng khắp phòng. Hãy để cho các em tìm chúng, đọc các câu thánh thư, và giải thích tại sao những lời giảng dạy này quan trọng đối với các em.

  • Chia sẻ một trong những đoạn yêu thích từ Ma Thi Ơ 6–7, và giải thích tại sao anh chị em yêu thích đoạn đó. Nếu các em có một đoạn mà chúng thích, hãy mời chúng chia sẻ tại sao chúng thích và điều chúng học được từ đoạn đó.

  • Giúp các em liên tưởng đến những điều chúng học từ các chương này.

Ma Thi Ơ 6:5–13; 7:7–11

Cha Thiên Thượng sẽ lắng nghe và trả lời tôi khi tôi cầu nguyện.

Khi nghiên cứu Ma Thi Ơ 6:5–13; 7:7–11, anh chị em cảm thấy các em cần hiểu điều gì về sự cầu nguyện?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đọc to Ma Thi Ơ 6:9–13 và sau đó liệt kê những điều Đấng Cứu Rỗi đã nói trong lời cầu nguyện của Ngài. Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của Ngài khi chúng ta cầu nguyện?

  • Cùng hát với các em một bài hát về sự cầu nguyện, chẳng hạn như “Ta Có Nhớ Nguyện Cầu?” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 48). Hãy giúp các em tìm kiếm trong lời hát những lý do chúng ta cầu nguyện và các phước lành đến từ lời cầu nguyện.

  • Giúp các em học thuộc Ma Thi Ơ 7:7 bằng cách chơi trò chơi như sau: Một em đọc thuộc lòng từ hoặc cụm từ đầu tiên trong câu đó và ném quả bóng cho một em khác để em ấy đọc thuộc lòng từ hoặc cụm từ tiếp theo.

  • Diễn lại đoạn Ma thi Ơ 7:9–10 với các em bằng cách sử dụng những đạo cụ đơn giản. Bảo các em chia sẻ điều mà vở kịch dạy chúng về sự cầu nguyện.

  • Chia sẻ một kinh nghiệm khi những lời cầu nguyện của anh chị em được đáp ứng.

Ma Thi Ơ 6:19–21

Tôi có thể tìm kiếm những kho báu vĩnh cửu thay vì những kho báu của thế gian.

Làm cách nào anh chị em sẽ giúp các em mà anh chị em giảng dạy đặt giá trị lớn lao hơn vào những điều vĩnh cửu thay vì vào những điều của thế gian?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mang đến một hộp “kho báu” đầy những món đồ hoặc các bức tranh tượng trưng cho những giá trị thế gian—ví dụ, tiền hay đồ chơi. Cùng nhau đọc Ma Thi Ơ 6:19–21, và rồi bảo các em giúp đỡ anh chị em nghĩ về những kho báu trên trời mà có thể thay thế những đồ vật thế gian trong hộp.

  • Mời các em kể tên hoặc vẽ điều gì đó chúng có thể làm để “chứa của cải trên trời” (Ma Thi Ơ 6:20).

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chia sẻ với gia đình lời giảng dạy yêu thích của mình từ Bài Giảng trên Núi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tìm cách để hiểu những thành viên trong lớp học của anh chị em. Anh chị em hiểu các em mà mình giảng dạy. Các ý kiến trong những đại cương này có thể cần được điều chỉnh để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu trong lớp học của anh chị em. Anh chị em có thể muốn ôn lại tất cả các sinh hoạt được liệt kê trong đại cương này, không chỉ những sinh hoạt được thiết kế cho độ tuổi của các em mà anh chị em giảng dạy, mà còn để tìm kiếm những ý tưởng cho lớp học của anh chị em. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 7.)