Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 4–10 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 111–114: “Ta Sẽ Thu Xếp Tất Cả Mọi Điều Tốt Đẹp cho Sự Lợi Ích của Các Ngươi”


“Ngày 4–10 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 111–114: ‘Ta Sẽ Thu Xếp Tất Cả Mọi Điều Tốt Đẹp cho Sự Lợi Ích của Các Ngươi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 4–10 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 111–114,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Joseph Smith đang thuyết giảng

Ngày 4–10 tháng Mười

Giáo Lý và Giao Ước 111–114

“Ta Sẽ Thu Xếp Tất Cả Mọi Điều Tốt Đẹp cho Sự Lợi Ích của Các Ngươi”

Khi anh chị em đọc Giáo Lý và Giao Ước 111–14, hãy xem xét các lẽ thật thuộc linh mà Chúa muốn các học viên trong lớp của anh chị em hiểu được. Đức Thánh Linh sẽ giúp hướng dẫn anh chị em biết được nên chú trọng vào nguyên tắc nào.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cân nhắc việc vẽ một cái rương đựng báu vật lên trên bảng. Các học viên có thể viết lên trên bảng các câu từ các tiết 111–14 mà họ tìm thấy điều gì mà họ cho là “nhiều kho tàng” (Giáo Lý và Giao Ước 111:2). Yêu cầu một vài học viên chia sẻ điều gì họ thấy là đáng giá trong các câu này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 111

Chúa có thể “thu xếp tất cả mọi điều tốt đẹp cho sự lợi ích của [chúng ta].”

  • Lời khuyên của Chúa trong Giáo Lý và Giao Ước 111 có thể giúp các học viên trong lớp của anh chị em khi họ lo lắng về những mối quan tâm vật chất hoặc thuộc linh, cũng giống như lời khuyên đó đã giúp Joseph Smith với những mối quan tâm của ông về Si Ôn. Anh chị em có thể bắt đầu thảo luận về tiết này bằng cách mời các học viên liệt kê lên trên bảng những điều mà họ hoặc những người họ biết đang lo lắng. Sau đó, với những mối quan tâm này trong tâm trí, họ có thể tra cứu tiết 111 tìm kiếm lời khuyên bảo và an ủi mà Chúa ban cho để giúp đỡ chúng ta. Các học viên có thể chia sẻ cách Đấng Cứu Rỗi đã giúp họ khi họ đặt đức tin nơi Ngài.

  • Các học viên trong lớp của anh chị em có thể có những kinh nghiệm giống như Joseph—khi họ cảm thấy Chúa chấp nhận họ bất chấp “những chuyện điên rồ” của họ (Giáo Lý và Giao Ước 111:1). Những kinh nghiệm của họ tiêu biểu cho các lẽ thật giảng dạy trong Giáo Lý và Giao Ước 111 như thế nào? Ví dụ, khi nào họ đã cảm thấy Chúa “thu xếp tất cả mọi điều tốt đẹp cho sự lợi ích của [họ],”? (câu 11). Những kinh nghiệm này dạy cho họ điều gì về Đấng Cứu Rỗi và về bản thân họ?

Giáo Lý và Giao Ước 112:3–15, 22

Chúa sẽ dẫn dắt những người khiêm nhường tìm kiếm ý muốn của Ngài.

  • Để giúp các học viên thảo luận điều mà tiết 112 dạy về sự khiêm nhường, hãy cân nhắc chia lớp học ra thành ba nhóm. Cho mỗi nhóm một trong các câu hỏi sau đây để suy ngẫm trong khi họ xem lại các câu 3–15 và 22: Sự khiêm nhường là gì? Làm thế nào chúng ta có thể trở nên khiêm nhường hơn? Phước lành nào được hứa cho người khiêm nhường? Cho cả lớp thời gian để chia sẻ câu trả lời của họ. Mỗi nhóm có thể hiểu biết sâu sắc hơn bằng cách đọc lời phát biểu của Anh Cả Quentin L. Cook trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” hoặc phần có tựa đề “Sự Khiêm Nhường” trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta (các trang 139–140). Tại sao sự khiêm nhường là quan trọng để làm công việc của Chúa?

    Hình Ảnh
    hai người đang cầu nguyện

    Nếu chúng ta khiêm nhường, thì Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta và đáp ứng lời cầu nguyện của chúng ta.

Giáo Lý và Giao Ước 112:12–26

Những người thật sự cải đạo sẽ biết Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Sự kiện mà đã diễn ra vào năm 1837 khi một vài Vị Sứ Đồ chống lại Vị Tiên Tri là một lời nhắc nhở tốt rằng bất kể chức vụ kêu gọi nào chúng ta có hoặc mức độ hiểu biết của chúng ta về phúc âm là bao nhiêu, thì mỗi người chúng ta cần phải chắc chắn là mình được cải đạo thực sự. Việc đọc lời khuyên dạy mà Chúa đã ban cho Thomas B. Marsh để giúp ông hợp nhất với Nhóm Túc Số Mười Hai có thể mang lại cho lớp học của anh chị em những hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa của sự cải đạo. Có lẽ các học viên có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 112:12–26 và nghĩ về một người trong gia đình hoặc một người bạn trong tâm trí—một người nào đó có thể đang gặp khó khăn với đức tin của họ. Học viên sẽ nhấn mạnh đến các lẽ thật nào trong các câu này để giúp người đó trở nên được cải đạo trọn vẹn? Cho các học viên thời gian để suy ngẫm điều gì họ có thể làm để củng cố sự cải đạo của riêng họ để theo Chúa.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Thuộc tính khiêm nhường giống như Đấng Ky Tô.

Anh Cả Quentin L. Cook dạy:

“Rủi thay, trong thời kỳ của chúng ta, trong mọi mảng của xã hội, chúng ta thấy việc coi bản thân mình quan trọng cùng tính kiêu ngạo thì được phô ra, trong khi lòng khiêm nhường và tính chịu trách nhiệm giải trình với Thượng Đế thì bị phỉ báng. Nhiều người trong xã hội đã không còn hiểu các lẽ thật căn bản và cũng không hiểu lý do tại sao chúng ta ở trên trái đất này. Sự khiêm nhường thật sự, là thiết yếu để đạt được mục đích mà Chúa dành cho chúng ta, hiếm khi được rõ rệt.

“Điều quan trọng là chúng ta hiểu được tính trọng đại của sự khiêm nhường, ngay chính, đặc tính, và trí tuệ của Đấng Ky Tô như đã được nêu ra trong thánh thư. Thật là ngu ngốc nếu chúng ta đánh giá thấp sự cần thiết của việc cố gắng liên tục sống theo những phẩm chất và thuộc tính giống như Đấng Ky Tô từng ngày một, đặc biệt là lòng khiêm nhường.…

“Ngày 23 Tháng Bảy năm 1837, Tiên Tri Joseph đã họp với Anh Cả Thomas B. Marsh, là Chủ tịch của Nhóm Túc Số Mười Hai. Anh Cả Marsh dường như đã cảm thấy thất vọng về việc Tiên Tri đã kêu gọi hai thành viên trong nhóm túc số của mình đi tới Nước Anh mà không hội ý với ông. Khi Joseph họp với Anh Cả Marsh, những cảm giác tổn thương đã được đặt qua một bên, Tiên Tri đã nhận được một khải tượng phi thường. Khải tượng đó giờ đây là tiết 112 của Sách Giáo Lý và Giao Ước. Khải tượng đó mang đến sự chỉ dẫn thật tuyệt vời từ thiên thượng mà liên quan tới lòng khiêm nhường và công việc truyền giáo. Câu 10 chép rằng: ‘Ngươi hãy khiêm nhường; rồi Chúa Thượng Đế của ngươi sẽ nắm tay dẫn dắt ngươi, và sẽ đáp lại những lời cầu nguyện của ngươi’ [Giáo Lý và Giao Ước 112:10; sự nhấn mạnh được thêm vào]” (“Những Việc Thường Ngày Mang Tính Vĩnh Cửu,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 51–52).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tập trung vào con người. “Cách các anh chị em đối xử với người khác cũng quan trọng như điều các anh chị em giảng dạy cho họ. Đôi khi mối bận tâm của chúng ta để trình bày một bài học có thể ngăn cản chúng ta bày tỏ tình yêu thương của mình với những người chúng ta giảng dạy. … Hãy cân nhắc cách các anh chị em có thể tập trung vào điều gì quan trọng nhất” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 6).

In