Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 13–19 tháng Mười Hai. Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới: “Gia Đình Là Trọng Tâm Kế Hoạch của Đấng Sáng Tạo”


“Ngày 13–19 tháng Mười Hai. Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới: ‘Gia Đình Là Trọng Tâm Kế Hoạch của Đấng Sáng Tạo,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (Năm 2020)

“Ngày 13–19 tháng Mười Hai. Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Năm 2021

Hình Ảnh
một gia đình

Ngày 13–19 tháng Mười Hai

Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới

“Gia Đình Là Trọng Tâm Kế Hoạch của Đấng Sáng Tạo”

Tuần này khi anh chị em học “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới”, hãy xem xét các lẽ thật mà sẽ hỗ trợ các học viên trong lớp trong nỗ lực của họ để củng cố gia đình và nhà cửa của họ.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để khuyến khích các học viên chia sẻ những gì họ học được tuần này từ việc học bản tuyên ngôn về gia đình, anh chị em có thể yêu cầu họ chọn bất kỳ đoạn nào và tóm tắt bằng một câu những gì đoạn đó dạy.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

“Gia đình là trọng tâm kế hoạch của Đấng Sáng Tạo.”

  • Giáo Hội được biết đến là một giáo hội chú trọng vào gia đình, và bản tuyên ngôn về gia đình tiết lộ những lý do giáo lý cho sự chú trọng đó. Để khuyến khích cuộc thảo luận về đề tài này, anh chị em có thể mời các học viên tưởng tượng ra rằng một người nào đó hỏi họ tại sao Giáo Hội chú trọng vào gia đình nhiều như thế. Chúng ta có thể chia sẻ các lẽ thật nào từ bản tuyên ngôn để trả lời câu hỏi của người đó?

  • Một lý do mà bản tuyên ngôn về gia đình rất quan trọng là vì nó tái khẳng định các lẽ thật đang bị tấn công trong thời chúng ta. Các lẽ thật nào trong bản tuyên ngôn giúp chúng ta khỏi bị lừa dối bởi những ý kiến sai lạc về gia đình trong thế giới ngày nay? Các lẽ thật này ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn của chúng ta? Lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể là hữu ích để trả lời cho câu hỏi này.

    Hình Ảnh
    gia đình đang nấu ăn

    Cha mẹ nên dạy dỗ con cái mình trong tình yêu thương và sự ngay chính.

“Hạnh phúc trong cuộc sống gia đình hầu như có thể đạt được khi được đặt trên những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô.”

  • Việc thảo luận các nguyên tắc trong đoạn sáu và bảy của bản tuyên ngôn về gia đình có thể giúp các học viên tìm thấy hạnh phúc nhiều hơn trong các mối quan hệ gia đình của họ. Cân nhắc việc liệt kê các nguyên tắc lên trên bảng và mời các học viên chọn một nguyên tắc để thảo luận theo từng cặp. Họ có thể sử dụng những câu hỏi như sau đây để hướng dẫn cuộc thảo luận của họ: Chúng ta đã thấy những ví dụ nào về nguyên tắc này trong cuộc sống gia đình? Làm thế nào việc sống theo nguyên tắc này mang đến hạnh phúc trong gia đình chúng ta? Làm thế nào việc sống theo nguyên tắc này làm cho Đấng Cứu Rỗi trở thành nền tảng của cuộc sống gia đình chúng ta? Các đoạn thánh thư nào có thể giúp gia đình chúng ta hiểu nguyên tắc này rõ hơn? (Các học viên có thể tìm các đoạn thánh thư sử dụng Sách Hướng Dẫn Thánh Thư [scriptures.ChurchofJesusChrist.org].) Sau đó mỗi cặp có thể chia sẻ với cả lớp những điều họ học được.

    Nhấn mạnh rằng bất kể hoàn cảnh hiện tại trong gia đình của chúng ta ra sao, thì chúng ta cũng có thể cố gắng xây đắp một gia đình vĩnh cửu trên nền tảng của Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài.

“Chúng tôi kêu gọi những công dân … hãy đẩy mạnh các biện pháp mà nhằm duy trì và củng cố gia đình.”

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên trong lớp học của mình hiểu trách nhiệm của họ để ủng hộ các lẽ thật trong bản tuyên ngôn về gia đình? Để bắt đầu cuộc thảo luận, anh chị em có thể thảo luận những điều các học viên học được từ tựa đề của bản tuyên ngôn. Bản tuyên ngôn là gì? Những yếu tố nào khiến Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Hội Đồng Mười Hai Vị Sứ Đồ phát hành một bản tuyên ngôn cho thế giới về gia đình? Các học viên có thể liệt kê những điều họ cho là thông điệp chính của bản tuyên ngôn (khuyến khích họ trích dẫn các đoạn cụ thể). Sau đó họ có thể thảo luận những cách thức để truyền bá các thông điệp này trong cộng đồng hoặc quốc gia của họ. Sứ điệp của Chị Bonnie L. Oscarson “Những Người Bênh Vực cho Bản Tuyên Ngôn về Gia Đình” gồm có những ví dụ anh chị em có thể cùng nhau xem lại với cả lớp (Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 14–17).

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Các gia đình trong kế hoạch của Thượng Đế.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã dạy:

“Các Thánh Hữu Ngày Sau nào thấu hiểu kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế đều có một thế giới quan độc đáo mà giúp họ thấy được lý do của các giáo lệnh của Thượng Đế, bản chất bất biến của các giáo lễ được đòi hỏi của Ngài, và vai trò thiết yếu của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô. Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta cung cấp một con đường cho chúng ta để khắc phục cái chết, và giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi nếu chúng ta hối cải. Với thế giới quan đó, các Thánh Hữu Ngày Sau có những ưu tiên và lối sống đặc biệt và được ban phước với sức mạnh để chịu đựng những nỗi thất vọng và đau đớn của cuộc sống hữu diệt.…

“Kế hoạch phúc âm mà mỗi gia đình nên tuân theo để chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu và sự tôn cao được vạch rõ trong bản tuyên ngôn của Giáo Hội vào năm 1995, ‘Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới.’ Dĩ nhiên, những lời tuyên bố trong bản tuyên ngôn rõ ràng là khác biệt với một số luật pháp, lối sống, và sự tán thành của thế gian nơi chúng ta sinh sống. Trong thời của chúng ta, những sự khác biệt hiển nhiên nhất là việc sống chung như vợ chồng mà không kết hôn, hôn nhân đồng tính, và nuôi dạy con cái trong những mối quan hệ như thế. Những người không tin vào hoặc không mong muốn có được sự tôn cao và dễ bị thuyết phục nhất bởi những đường lối của thế gian xem bản tuyên ngôn về gia đình này chỉ là một chính sách cần được thay đổi. Trái lại, các Thánh Hữu Ngày Sau khẳng định rằng bản tuyên ngôn về gia đình vạch rõ kiểu mối quan hệ gia đình mà trong đó phần quan trọng nhất của sự phát triển vĩnh cửu của chúng ta có thể xảy ra” (“Kế Hoạch và Bản Tuyên Ngôn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 29).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sống theo phúc âm với tất cả tấm lòng của anh chị em. “Quyền năng đến khi một giảng viên đã làm hết sức mình để chuẩn bị không chỉ bài học cá nhân mà còn trong việc giữ cho cuộc sống của mình gần gũi với Thánh Linh” (Boyd K. Packer, Teach Ye Diligently [Năm 1975], trang 306).

In