Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 6–12 tháng Mười Hai. Những Tín Điều và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2: “Chúng Tôi Tin”


“Ngày 6–12 tháng Mười Hai. Những Tín Điều và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2: ‘Chúng Tôi Tin,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (Năm 2020)

“Ngày 6–12 tháng Mười Hai. Những Tín Điều và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước: năm 2021

Hình Ảnh
tấm chăn cho thấy các bàn tay của nhiều màu da

To All Worthy Male Members (Dành Cho Tất Cả Những Người Nam Xứng Đáng), tranh do Emma Allebes họa

Ngày 6–12 tháng Mười Hai

Những Tín ĐiềuTuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2

“Chúng Tôi Tin”

Thành tâm đọc Những Tín ĐiềuTuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2, và tìm kiếm sự soi dẫn của Đức Thánh Linh trong khi anh chị em hoạch định một kinh nghiệm học hỏi đầy ý nghĩa cho các học viên trong lớp vào ngày Chủ Nhật.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Anh chị em có thể mời các học viên hoàn thành câu sau đây: “Tôi rất vui là tôi đã đọc thánh thư tuần này bởi vì…”

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Những Tín Điều

Những Tín Điều chứa đựng các lẽ thật căn bản về phúc âm phục hồi.

  • Đây là một cách để giúp các học viên chia sẻ những gì họ thấy là đặc biệt có ý nghĩa trong Những Tín Điều: Anh chị em có thể viết các số từ 1 đến 13 lên trên bảng và yêu cầu các học viên viết lên bên cạnh các con số đó một điều mà họ học được từ tín điều tương ứng. Các lẽ thật này tạo nên sự khác biệt gì trong mối quan hệ của chúng ta với Cha Mẹ Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô? Có lẽ là các học viên có thể chia sẻ cách mà Những Tín Điều đã nâng cao việc học tập phúc âm của họ hoặc đã giúp họ chia sẻ phúc âm với người khác như thế nào.

Những Tín Điều 1:9; Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2

Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô được hướng dẫn bởi sự mặc khải.

  • Tại sao sự mặc khải liên tục quan trọng đối với chúng ta? Mời các học viên chia sẻ cảm nghĩ của họ về câu hỏi này. Các học viên cũng có thể thảo luận nguyên tắc mặc khải liên tục có liên quan như thế nào với Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2. (Đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình đề nghị những nguồn tài liệu hữu ích liên quan đến những điều mặc khải này.) Chúng ta học được gì từ Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2 về vai trò của sự mặc khải trong việc hướng dẫn Giáo Hội? (xin xem thêm Những Tín Điều 1:9 và lời phát biểu của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Có những ví dụ nào khác về sự mặc khải liên tục mà các học viên có thể nghĩ tới không? Những điều mặc khải này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta và giúp chúng ta xây đắp vương quốc của Cha Thiên Thượng?

  • Cân nhắc việc mời các học viên xem lại Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2 và chia sẻ một điều gì đó từ những điều mặc khải này mà có thể giúp một người nào đó đang vật lộn với việc chấp nhận một sự thay đổi gần đây về chính sách, một điều mặc khải, hoặc một giáo lý của Giáo Hội. Làm thế nào các học viên này đã học cách tin cậy nơi Thượng Đế khi họ vật lộn với một điều gì đó trong Giáo Hội? Làm thế nào việc học tập của họ tuần này đã củng cố đức tin của họ rằng Chúa đang hướng dẫn Giáo Hội của Ngài? Những hiểu biết sâu sắc của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể giúp ích.

    Hình Ảnh
    tranh vẽ Wilford Woodruff

    Wilford Woodruff, tranh do H. E. Peterson họa

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

“Thánh Linh của Thượng Đế đã ở đó.”

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đang phục vụ với tư cách là một thành viên trong Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ khi điều mặc khải được miêu tả trong Tuyên Ngôn Chính Thức 2 nhận được. Nhiều năm về sau ông mô tả kinh nghiệm của ông:

“Có một bầu không khí linh thiêng và được thánh hóa trong căn phòng. Đối với tôi, như thể là một đường ống được mở ra giữa ngai thiên thượng và vị tiên tri của Thượng Đế đang quỳ xuống khẩn nài cùng Các Anh Em Thẩm Quyền của mình. Thánh Linh của Thượng Đế đã ở đó. Và bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, có một sự chắc chắn đến với vị tiên tri đó rằng điều mà ông đã cầu xin là đúng đắn, rằng thời điểm đã đến, và giờ đây những phước lành tuyệt diệu của chức tư tế nên được mở rộng ban cho mọi người nam xứng đáng bất kể nguồn gốc của mình.

“Mỗi người trong vòng tròn đó, nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh, đều biết cùng một điều.

“Đó là một dịp yên tĩnh và uy nghi. … Tai chúng tôi không nghe thấy tiếng nói nào. Nhưng tiếng nói của Thánh Linh chắc chắn đã thì thầm vào chính trong tâm trí và tâm hồn chúng tôi” (“Priesthood Restoration,” Ensign, tháng Mười năm 1988, trang 70).

“Thắc mắc là một điều tự nhiên.”

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf đã nói như sau với những người nghi ngờ về lịch sử hoặc giáo lý của Giáo Hội:

“Thắc mắc là một điều tự nhiên—hạt giống của một điều thắc mắc chân thật thường nẩy mầm và mọc lên thành một cây cổ thụ của sự hiểu biết. Lúc này hay lúc khác, có rất ít tín hữu của Giáo Hội đã không vất vả với những câu hỏi nghiêm trọng hoặc nhạy cảm. Một trong các mục đích của Giáo Hội là nuôi dưỡng và vun trồng hạt giống đức tin–––ngay cả đôi khi trong đất cát của nỗi nghi ngờ và không biết chắc. Đức tin là hy vọng về những điều không trông thấy nhưng có thật.

“Vì vậy, các anh chị em thân mến–––các bạn thân mến–––trước hết, xin hãy nghi ngờ những điều mình ngờ vực trước khi nghi ngờ đức tin của mình. Chúng ta đừng bao giờ để cho điều mình nghi ngờ giam giữ và ngăn chúng ta khỏi tình yêu thương, sự bình an, và các ân tứ quý giá của Chúa là những điều có được qua đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô” (“Hãy Đến Tham Gia với Chúng Tôi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 23; xin xem thêm Lawrence E. Corbridge, “Stand Forever” [buổi họp đặc biệt tại trường Brigham Young University, ngày 22 tháng Một năm 2019], speeches.byu.edu).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Không sao khi nói: “Tôi không biết.” Mặc dù anh chị em nên cố gắng hết sức để giúp các học viên giải đáp những thắc mắc của họ về phúc âm, nhưng Chúa không kỳ vọng anh chị em biết tất cả mọi thứ. Khi anh chị em không biết cách giải đáp một điều gì đó, hãy thừa nhận điều đó. Sau đó hướng các học viên của mình đến giáo lý được mặc khải, và chia sẻ chứng ngôn chân thành về những gì anh chị em biết. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 24.)

In