Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 6–12 tháng Mười Hai. Những Tín Điều và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2: “Chúng Tôi Tin”


“Ngày 6–12 tháng Mười Hai. Những Tín Điều và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2: ‘Chúng Tôi Tin,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 6–12 tháng Mười Hai. Những Tín Điều và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021

Hình Ảnh
nhiều bàn tay với nhiều màu da đan lại với nhau

To All Worthy Male Members (Cho Tất Cả Các Nam Tín Hữu Xứng Đáng), tranh do Emma Allebes họa

Ngày 6–12 tháng Mười Hai

Những Tín ĐiềuTuyên Ngôn Chính Thức 12

“Chúng Tôi Tin”

Trong khi anh chị em nghiên cứu Những Tín ĐiềuTuyên Ngôn Chính Thức 12, hãy nghĩ về ảnh hưởng của những điều này đối với Giáo Hội. Anh chị em ấn tượng với những lẽ thật nào có trong những điều này?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Trong 200 năm kể từ Khải Tượng Thứ Nhất của Joseph Smith, Thượng Đế tiếp tục ban “điều mặc khải này đến điều mặc khải khác, sự hiểu biết này đến sự hiểu biết nọ” cho những vị lãnh đạo của Giáo Hội Ngài (Giáo Lý và Giao Ước 42:61). Trong một số trường hợp, điều mặc khải chỉ thị các lãnh đạo Giáo Hội thay đổi chính sách và lối thực hành của Giáo Hội, “đúng theo ý muốn của Chúa, hợp với lòng thương xót của Ngài theo những tình trạng của con cái loài người” (Giáo Lý và Giao Ước 46:15). Tuyên Ngôn Chính Thức 12 tiêu biểu cho dạng mặc khải này—một điều đưa đến việc chấm dứt tục đa thê, và điều kia làm cho những phước lành của chức tư tế, kể cả các phước lành đền thờ, có sẵn cho tất cả mọi người thuộc mọi chủng tộc. Những thay đổi giống như vậy là một phần ý nghĩa của việc có một “giáo hội hằng sống và chân chính” (Giáo Lý và Giao Ước 1:30), với một vị tiên tri tại thế và chân chính.

Nhưng cũng có những điều không thay đổi—các lẽ thật cơ bản và vĩnh cửu. Và đôi khi mục đích của điều mặc khải là để soi rọi thêm ánh sáng vào những lẽ thật này, giúp chúng ta hiểu chúng một cách rõ ràng hơn. Những Tín Điều—13 câu phát biểu súc tích của Joseph Smith về điều mà Các Thánh Hữu Ngày Sau tin tưởng—dường như phục vụ cho mục đích làm sáng tỏ này. Cả hai loại mặc khải đều hướng dẫn và ban phước cho Giáo Hội, một Giáo Hội đặt nền móng vững chắc trên lẽ thật vĩnh cửu nhưng vẫn có khả năng phát triển và thay đổi khi Chúa gia tăng sự hiểu biết của chúng ta để giúp chúng ta đối mặt với các thử thách ngày nay. Nói cách khác: “Chúng tôi tin tất cả mọi điều Thượng Đế đã mặc khải, tất cả mọi điều Ngài hiện đang mặc khải, và chúng tôi tin rằng Ngài sẽ còn mặc khải nhiều điều lớn lao và quan trọng có liên quan đến Vương Quốc của Thượng Đế” (Những Tín Điều 1:9).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Những Tín Điều

Những Tín Điều gồm có những lẽ thật cơ bản của phúc âm phục hồi.

Một cách mà anh chị em có thể nghiên cứu Những Tín Điều là liệt kê các lẽ thật tìm thấy trong mỗi tín điều và rồi tìm các câu thánh thư liên quan đến những lẽ thật này. Làm thế nào những câu thánh thư này gia tăng sự hiểu biết của anh chị em về những lẽ thật trong Những Tín Điều?

Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Những Tín Điều,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org; L. Tom Perry, “Các Giáo Lý và Nguyên Tắc Được Chứa Đựng trong Những Tín Điều,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 46–48; “Chương 38: Thư Gửi Cho Wentworth,” trong Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith, trang 467–480.

Những Tín Điều 1:9; Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2

Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô đang được hướng dẫn bởi sự mặc khải.

“Chúng tôi tin rằng [Thượng Đế] sẽ còn mặc khải nhiều điều lớn lao và quan trọng có liên quan đến Vương Quốc của Thượng Đế” (Những Tín Điều 1:9), kể cả khi những điều đó nhằm thay đổi các chính sách và lối thực hành của Giáo Hội. Với nguyên tắc này trong tâm trí, hãy xem lại Tuyên Ngôn Chính Thức 12, và tìm những từ và cụm từ mà củng cố đức tin của anh chị em vào sự mặc khải liên tục. Anh chị em có thể nghĩ ra những ví dụ nào khác về sự mặc khải liên tục được ban cho vị tiên tri của Chúa? Những điều mặc khải này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống anh chị em? Làm thế nào chúng thúc đẩy công việc trong vương quốc của Cha Thiên Thượng?

Xin xem thêm A Mốt 3:7; 2 Nê Phi 28:30.

Tuyên Ngôn Chính Thức 1

Công việc của Thượng Đế phải tiến về phía trước.

Trong “Những Đoạn Trích từ Ba Bài Thuyết Giảng của Chủ Tịch Wilford Woodruff về Bản Tuyên Ngôn” (ở cuối Tuyên Ngôn Chính Thức 1), vị tiên tri đã đưa ra các lý do gì về việc Chúa chấm dứt tục đa hôn? Điều này dạy gì cho anh chị em về công việc của Thượng Đế?

Hình Ảnh
tranh vẽ Wilford Woodruff

Wilford Woodruff, tranh do H. E. Peterson họa

Tuyên Ngôn Chính Thức 2

Chúng ta có thể tin cậy Chúa, ngay cả khi không có một sự hiểu biết hoàn hảo.

Thánh thư dạy chúng ta tin cậy Chúa (xin xem Châm Ngôn 3:5), và đó là điều mà nhiều tín hữu Giáo Hội gốc Phi đã làm khi Giáo Hội không sắc phong chức tư tế và ban các giáo lễ đền thờ cho họ. Ngay cả khi họ không hiểu lý do tại sao chính sách này tồn tại—và thường cảm thấy bị tổn thương bởi những lời giải thích được giảng dạy lúc bấy giờ, mà ngày nay Giáo Hội đã bác bỏ—nhiều tín hữu gốc Phi mộ đạo đã tin cậy Chúa và vẫn trung thành suốt đời họ. Trong khi đọc Tuyên Ngôn Chính Thức 2, hãy suy ngẫm anh chị em đã học cách tin cậy Chúa ra sao kể cả khi không có một sự hiểu biết hoàn hảo.

Việc học hỏi về đức tin của các tín hữu da màu của Giáo Hội có thể truyền cảm hứng cho anh chị em.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Những Tín Điều.Hãy nghĩ về cách gia đình anh chị em có thể tạo ra “những bài học nhỏ” về Những Tín Điều. Ví dụ, trong suốt tuần, mỗi người trong nhà có thể chọn một tín điều và tìm một câu thánh thư, tranh ảnh, bài thánh ca, hoặc bài ca thiếu nhi hoặc là chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân có liên quan.

Hoặc mọi người có thể thay phiên nhau đặt ra những câu hỏi về Giáo Hội và những niềm tin của chúng ta, và rồi giải đáp những câu hỏi đó bằng một tín điều.

Tuyên Ngôn Chính Thức 12.Tuyên Ngôn Chính Thức 12 giúp chúng ta hiểu vai trò của sự mặc khải hiện đại trong Giáo Hội. Khi gia đình anh chị em cùng đọc với nhau, hãy nghĩ về việc thảo luận cách vị tiên tri dẫn dắt chúng ta “bằng sự soi sáng của Thượng Đế Toàn Năng” (Tuyên Ngôn Chính Thức 1). Làm thế nào hai tuyên ngôn này củng cố đức tin của chúng ta nơi Đấng Thượng Đế hằng sống, mà đang đích thân dẫn dắt Giáo Hội Ngài? Làm thế nào chúng ta thấy được bàn tay Ngài trong công việc của Giáo Hội ngày nay? Anh chị em có thể quyết định cùng nhau tìm hiểu một số nguồn tài liệu trong “Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân” ở trên.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát gợi ý: “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang số 66.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy theo dõi những lời mời để hành động. “Khi theo dõi một lời mời để hành động, các anh chị em cho [mọi người trong gia đình mình] thấy rằng các anh chị em quan tâm đến họ và phúc âm đang ban phước cho cuộc sống của họ như thế nào. Anh chị em cũng có thể cho họ cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 35).

In