Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 13–19 tháng Mười Một. Gia Cơ: “Hãy Làm Theo Lời, Chớ Lấy Nghe Làm Đủ”


“Ngày 13–19 tháng Mười Một. Gia Cơ: ‘Hãy Làm Theo Lời, Chớ Lấy Nghe Làm Đủ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 13–19 tháng Mười Một. Gia Cơ,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

giới trẻ đang lau chùi bức tường

Ngày 13–19 tháng Mười Một

Gia Cơ

“Hãy Làm Theo Lời, Chớ Lấy Nghe Làm Đủ”

Trước khi đọc đại cương này, hãy đọc Thư của Gia Cơ và chú ý đến những thúc giục anh chị em nhận được. Anh chị em tìm thấy các nguyên tắc nào mà sẽ ban phước và gây dựng các học viên của mình?

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các học viên chia sẻ các câu thánh thư từ Gia Cơ mà soi dẫn họ “làm theo lời” (Gia Cơ 1:22). Nếu không quá riêng tư, họ cũng có thể chia sẻ điều họ cảm thấy cần phải hành động theo, cho cá nhân hoặc với gia đình.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Gia Cơ 1:5–6

Khi chúng ta cầu vấn trong đức tin, thì Thượng Đế ban cho một cách rộng rãi.

  • Các nguyên tắc được dạy trong Gia Cơ 1:5–6 đã dẫn Joseph Smith đến một kinh nghiệm thuộc linh làm thay đổi cuộc đời, và các nguyên tắc này có thể ban phước cho mỗi người chúng ta trong một số cách. Có lẽ anh chị em có thể viết các câu hỏi như sau lên trên bảng và yêu cầu các học viên suy ngẫm về các câu này trong im lặng: Gia Cơ 1:5–6 đã có ảnh hưởng gì trong cuộc sống của anh chị em? Kinh nghiệm của Joseph Smith với các câu thánh thư này dạy anh chị em điều gì về việc tìm kiếm sự khôn ngoan cho các câu hỏi của riêng mình? (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:10–17). Những kinh nghiệm nào đã dạy các anh chị em rằng “chứng ngôn của Gia Cơ [là] đúng”? (Joseph Smith—Lịch Sử 1:26). Mời các học viên chia sẻ những suy nghĩ họ có sau khi suy ngẫm các câu hỏi này.

  • Có lẽ các học viên có thể diễn đạt Gia Cơ 1:5–6 bằng lời riêng của họ. Làm thế nào việc này giúp họ hiểu các câu thánh thư này rõ hơn? Anh chị em có thể muốn cùng nhau thảo luận ý nghĩa của một vài từ trong các câu này.

Gia Cơ 1:2–4; 5:7–11

Nếu chúng ta kiên nhẫn chịu đựng, Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta đến sự hoàn hảo.

  • Để bắt đầu một cuộc thảo luận dựa trên những lời dạy của Gia Cơ về sự kiên nhẫn trong các câu thánh thư này, anh chị em có thể mời các học viên chia sẻ những kinh nghiệm khi họ phải kiên nhẫn và điều họ học được từ kinh nghiệm đó. Rồi họ có thể tìm kiếm trong Gia Cơ 1:2–4; 5:7–11 những nguyên tắc liên quan đến các kinh nghiệm của họ. Họ cũng có thể tìm thấy các nguyên tắc để áp dụng từ sứ điệp của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf “Tiếp Tục Kiên Nhẫn” (Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 56–59). Các học viên có thể chia sẻ họ học được điều gì về sự kiên nhẫn khi họ tiến đến việc biết về Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi. Điều gì đã giúp chúng ta phát triển tính kiên nhẫn?

Gia Cơ 1:3–8, 21–25; 2:14–26

“Đức tin không có việc làm là vô ích.”

  • Một cách để thảo luận những lời dạy của Gia Cơ về đức tin và việc làm có thể là chia lớp học thành hai nhóm—một nhóm khám phá lý do tại sao đức tin đòi hỏi hành động và nhóm kia tìm hiểu lý do tại sao những hành động của chúng ta đòi hỏi phải có đức tin. Để làm điều này, họ có thể đọc Ma Thi Ơ 7:21–23; Gia Cơ 1:6–8, 21–25; 2:14–26; và Joseph Smith—Lịch Sử 1:19. Rồi mỗi nhóm có thể chia sẻ điều họ đã tìm được và thảo luận lý do tại sao cả đức tin và việc làm đều cần thiết.

    Áp Ra Ham cầu nguyện bên ngoài lều của ông

    “Áp Ra Ham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người” (Gia Cơ 2:23). Abraham on the Plains of Mamre (Áp Ra Ham trên Đồng Bằng Mam Rê), tranh do Grant Romney Clawson họa

  • Để giúp các học viên suy ngẫm sâu hơn về cụm từ đáng nhớ “Đức tin không có việc làm … [là đức tin] chết” (Gia Cơ 2:26), anh chị em có thể viết câu sau đây lên trên bảng: Đức tin không có việc làm giống như không có . Hãy mời các học viên nghĩ ra các cách sáng tạo để hoàn thành câu này, và cho họ viết các ý kiến của họ lên trên bảng. Chúng ta có thể làm gì để liên tục hành động theo đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Gia Cơ 2:1–9

Là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta yêu thương tất cả mọi người, bất kể hoàn cảnh của họ.

  • Để giúp tạo cảm hứng cho các học viên bày tỏ tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô cho mọi người bất kể hoàn cảnh hoặc ngoại hình của người khác, anh chị em có thể yêu cầu các học viên lần lượt đọc các câu thánh thư trong Gia Cơ 1:9–11; 2:1–9; 5:1–6. Thảo luận các câu hỏi giống như sau: Ý nghĩa của “tây vị người ta” là gì? (Gia Cơ 2:9). Tại sao đôi khi chúng ta đối xử với những người có tiền, tiếng tăm, hoặc quyền lực khác với những người không có những thứ đó? Làm thế nào chúng ta có thể tránh đối xử với người khác một cách khác biệt dựa vào hoàn cảnh của họ? Trong những phương diện nào, các tín đồ trung tín của Đấng Cứu Rỗi thật sự là những người giàu có hơn tất cả? (xin xem Gia Cơ 2:5).

Gia Cơ 3

Những lời chúng ta nói ra có khả năng làm tổn thương hoặc ban phước cho người khác.

  • Các hình ảnh mạnh mẽ Gia Cơ sử dụng có thể nhắc nhở và làm động cơ thúc đẩy chúng ta sử dụng ngôn từ—cả nói lẫn viết—giúp nâng cao tinh thần người khác. Cân nhắc việc mời các học viên xem lướt qua Gia Cơ 3, tìm kiếm những sự so sánh mà Gia Cơ sử dụng để mô tả ngôn từ có thể làm tổn thương hoặc ban phước cho người khác như thế nào; một số học viên có thể thích vẽ tranh về những điều họ tìm thấy. Làm thế nào những sự so sánh này minh họa cho những lời giảng dạy của Gia Cơ trong chương này? Ví dụ, ngôn từ của chúng ta giống với ngọn lửa như thế nào? Có lẽ các học viên có thể chia sẻ những kinh nghiệm minh họa quyền năng mà ngôn ngữ có thể mang lại. Anh chị em có thể mời các học viên suy ngẫm cách họ có thể áp dụng lời khuyên dạy của Gia Cơ.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Khuyến khích một môi trường đầy sự tôn trọng. “Giúp học viên của các anh chị em hiểu rằng mỗi người trong số họ đều ảnh hưởng đến tinh thần của lớp. Khuyến khích họ giúp các anh chị em thiết lập một môi trường cởi mở, yêu thương, và tôn trọng để mọi người cảm thấy an toàn khi chia sẻ những kinh nghiệm, câu hỏi và chứng ngôn của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 15).