Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 15–21 tháng Tám. Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86: “Tôi Sẽ Thuật Điều Ngài Đã Làm Cho Linh Hồn Tôi”


“Ngày 15–21 tháng Tám. Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86: ‘Tôi Sẽ Thuật Điều Ngài Đã Làm Cho Linh Hồn Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 15–21 tháng Tám. Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su đang cầm lồng đèn

Saving That Which Was Lost (Cứu Sự Đã Mất), tranh do Michael T. Malm họa

Ngày 15–21 tháng Tám

Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86

“Tôi Sẽ Thuật Điều Ngài Đã Làm Cho Linh Hồn Tôi”

Cân nhắc lời khuyên của Anh Cả David A. Bednar khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy: “Cách nói chuyện suông thì không phải là giảng dạy. Việc [giảng dạy] phúc âm theo cách của Chúa gồm có việc quan sát, lắng nghe và nhận thức là những điều kiện tiên quyết trước khi nói” (“Trở Thành Người Truyền Giáo như trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta,” Liahona, tháng Mười năm 2013, trang 46).

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Một cách để mời học viên chia sẻ một điều gì đó họ đọc được trong tuần này là viết lên trên bảng “Môi … tôi sẽ reo mừng” hoặc “Lưỡi tôi cũng sẽ nói lại sự công bình của Chúa” (Thi Thiên 71:23, 24). Học viên cũng có thể chia sẻ điều gì họ tìm được mà giúp họ “reo mừng” hoặc “nói lại sự công bình của Chúa.”

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Thi Thiên 51; 85–86

“Chúa ôi, Chúa là thiện, sẵn tha thứ cho.”

  • Thi Thiên 51 mô tả những cảm giác của nhiều người trong chúng ta khi chúng ta tìm cách để hối cải và để được tha thứ. Để giúp học viên hiểu rõ hơn sự hối cải và cảm thấy được soi dẫn để thường xuyên hối cải, anh chị em có thể gợi ý họ tra cứu Thi Thiên 51 với câu hỏi này trong tâm trí: Hối cải có nghĩa là gì? Sau đó để cho họ chia sẻ những câu trả lời khả thi. (“Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” chứa đựng những hiểu biết sâu sắc hữu ích.) Tại sao đôi khi sự hối cải dường như không được mong muốn? Chúng ta tìm thấy điều gì trong bài thi thiên này mà có thể làm cho sự hối cải là một niềm vui?

  • Chúng ta sẽ mô tả như thế nào cảm giác khi được tha thứ tội lỗi qua quyền năng chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô? Mời học viên chia sẻ suy nghĩ của họ, và khuyến khích họ tìm các đoạn trong Thi Thiên 51; 85–86 mà mô tả ảnh hưởng của sự tha thứ của Ngài để chúng ta được thanh sạch trong cuộc sống của mình (ví dụ, xin xem Thi Thiên 51:1–2, 7–12; 85:2–9). Cân nhắc trưng bày những bức hình hoặc đồ vật để giúp học viên hình dung ra các câu này. Sau đó học viên có thể chia sẻ cảm giác của họ về Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô và sự sẵn lòng của Ngài để chuộc tội lỗi cho chúng ta để chúng ta có thể được tha thứ. Anh chị em cũng có thể cùng hát một bài thánh ca về sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi, như bài “Lòng Cảm Kích Vô Cùng” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 22).

  • Để có thể hối cải, chúng ta cần có đức tin rằng Chúa Giê Su Ky Tô không những có thể thanh tẩy chúng ta mà Ngài sẽ thanh tẩy chúng ta. Học viên có thể tìm thấy các đoạn thánh thư trong Thi Thiên 51; 85–86 của tuần này mà đã củng cố đức tin của họ nơi sự sẵn lòng tha thứ của Chúa. Khuyến khích họ chia sẻ điều họ tìm được. Anh chị em cũng có thể hướng họ đến Thi Thiên 86:5, 13, 15 và hỏi họ các câu này dạy họ điều gì về Chúa. Việc Ngài “hay thương xót và làm ơn” có thể có ý nghĩa gì? (câu 15). Tại sao là quan trọng cho chúng ta để biết điều này?

Thi Thiên 66:5–20

Chứng ngôn của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp đỡ người khác đến cùng Ngài.

  • Một trong các phước lành lớn lao của việc nhóm họp cùng nhau trong Trường Chủ Nhật là cơ hội để nhận được sức mạnh từ đức tin và chứng ngôn của các môn đồ khác của Chúa Giê Su Ky Tô. Để tạo cơ hội này cho lớp học của anh chị em, anh chị em có thể yêu cầu học viên đọc Thi Thiên 66:16 và suy ngẫm câu hỏi này: Nếu anh chị em phải “thuật điều [Chúa] đã làm cho linh hồn [anh chị em],” thì anh chị em sẽ thuật lại điều gì? Trong khi họ suy ngẫm, họ có thể đọc các câu 5–20 để có thêm ý tưởng. Để cho họ viết xuống câu trả lời của mình. Sau đó mời họ “thuật” cho nhau nghe—trong các nhóm nhỏ hoặc với cả lớp—điều gì Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho linh hồn họ.

    Hình Ảnh
    hai thiếu niên đang nói chuyện với nhau

    Chúng ta có thể chia sẻ với người khác chứng ngôn của mình về những điều Chúa đã làm cho chúng ta.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Hối cải có nghĩa là thay đổi.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã mô tả sự hối cải theo cách này:

“Khi Chúa Giê Su yêu cầu các anh em và tôi phải ‘hối cải,’ thì Ngài đang mời gọi chúng ta phải thay đổi tâm trí, sự hiểu biết, tinh thần của chúng ta—thậm chí cả cách chúng ta thở nữa. Ngài đang yêu cầu chúng ta phải thay đổi cách chúng ta yêu thương, suy nghĩ, phục vụ, sử dụng thời gian của mình, đối xử với vợ mình, dạy dỗ con cái của mình và thậm chí còn chăm sóc thân thể của chúng ta nữa.

“Không có gì là tự do, cao quý, hoặc quan trọng đối với sự tiến bộ của cá nhân chúng ta hơn là một sự tập trung thường xuyên, hằng ngày vào sự hối cải. Sự hối cải không phải là một sự kiện mà là một tiến trình. Đó là bí quyết để có được hạnh phúc và sự an tâm. Khi được kết hợp với đức tin, sự hối cải cho chúng ta khả năng tiếp cận với quyền năng Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. …

“Khi chọn hối cải, chúng ta đã chọn thay đổi! Chúng ta để cho Đấng Cứu Rỗi biến chúng ta thành con người tốt nhất của mình. Chúng ta chọn tăng trưởng phần thuộc linh và tiếp nhận niềm vui—niềm vui cứu chuộc nơi Ngài. Khi chọn hối cải, chúng ta đã chọn trở thành giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn!” (“Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Nên Tốt Hơn,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hỏi những câu hỏi làm cảm động tấm lòng và tâm trí. “Yêu cầu học viên chia sẻ cảm nghĩ về một đoạn thánh thư, cảm nghĩ của các nhân vật trong thánh thư có thể đã có, hoặc các lẽ thật trong đoạn thánh thư đó liên quan đến cuộc sống của chúng ta như thế nào” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 31).

In