Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 8–14 tháng Tám. Thi Thiên 1–2; 8; 19–33; 40; 46: “Đức Giê Hô Va Là Đấng Chăn Giữ Tôi”


“Ngày 8–14 tháng Tám. Thi Thiên 1–2; 8; 19–33; 40; 46: ‘Đức Giê Hô Va Là Đấng Chăn Giữ Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 8–14 tháng Tám. Thi Thiên 1–2; 8; 19–33; 40; 46,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su cùng đi với đàn chiên

The Lord Is My Shepherd (Đức Giê Hô Va Là Đấng Chăn Giữ Tôi), tranh do Yongsung Kim họa, havenlight.com

Ngày 8–14 tháng Tám

Thi Thiên 1–2; 8; 19–33; 40; 46

“Đức Giê Hô Va Là Đấng Chăn Giữ Tôi”

Hoạch định cách để cho học viên chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh mà họ có trong khi đọc sách Thi Thiên.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Việc mời học viên chia sẻ những điều họ khám phá trong Thi Thiên có thể là đơn giản như hỏi các câu hỏi giống như sau: Thánh Linh đã dạy anh chị em điều gì khi anh chị em đọc Thi Thiên tuần này? Những bài thi thiên nào đã giúp anh chị em đặc biệt cảm thấy gần gũi với Chúa?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Thi Thiên 1; 23; 26–28; 46

Sách Thi Thiên dạy chúng ta tin cậy nơi Chúa.

  • Đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình đề nghị đọc Thi Thiên 1; 23; 26–28; 46 và tìm kiếm những điều sau:

    • Lời mời gọi để tin cậy nơi Chúa

    • Những từ mô tả Chúa

    • Những từ mô tả sự bình an, sức mạnh, và các phước lành khác mà Ngài ban cho

    • Những từ mô tả những người tin cậy nơi Ngài

    Anh chị em có thể viết những cụm từ này lên trên bảng và mời học viên viết, bên cạnh mỗi cụm từ, một điều gì đó họ tìm thấy trong Thi Thiên 1; 23; 26–28; hoặc 46. Nếu họ cần giúp đỡ, anh chị em có thể hướng họ đến các câu sau: Thi Thiên 1:1–4; 23:1–6; 26:1, 6–8, 12; 27:1, 3, 8, 14; 28:1, 7; 46:1–3, 10. Học viên có thể chia sẻ cảm nghĩ của họ về Đấng Cứu Rỗi khi họ đọc những bài thi thiên này.

  • Vì sách Thi Thiên giống như thánh ca đối với dân Y Sơ Ra Ên, nên anh chị em có thể mời học viên đề nghị những bài thánh ca mà nhắc nhở họ về các bài thi thiên họ đọc tuần này (xin xem danh sách trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để có thêm gợi ý). Học viên có thể hát một vài bài thánh ca này và nhận ra chủ đề chung trong các bài thánh ca và các bài thi thiên. Chúng ta tìm thấy những sứ điệp nào về sự bình an và đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Thi Thiên 2; 22; 31:5

Sách Thi Thiên hướng tâm trí chúng ta tới cuộc đời và giáo vụ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Việc đọc sách Thi Thiên—đặc biệt là những đoạn đề cập đến cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi—có thể là một cách hữu hiệu để củng cố đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể chia lớp học ra thành các nhóm gồm hai hoặc nhiều học viên hơn và cho mỗi nhóm một trong các cặp câu thánh thư tham khảo sau đây: Thi Thiên 2:1–3Công Vụ Các Sứ Đồ 4:24–28; Thi Thiên 2:7Công Vụ Các Sứ Đồ 13:30–33; Thi Thiên 22:1Ma Thi Ơ 27:45–46; Thi Thiên 22:7–8Ma Thi Ơ 27:39–43; Thi Thiên 22:16Lu Ca 23:32–33; Thi Thiên 22:18Ma Thi Ơ 27:35; Thi Thiên 31:5Lu Ca 23:46. Yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu cách mà một lời tiên tri trong Thi Thiên đã được ứng nghiệm trong cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi và thảo luận cách các đoạn thánh thư này củng cố chứng ngôn của họ nơi Đấng Cứu Rỗi.

    Hoặc là anh chị em có thể viết các đoạn thánh thư tham khảo này lên trên bảng và mời học viên tìm sao cho một đoạn trong Thi Thiên khớp với sự kiện tương ứng trong Kinh Tân Ước.

    Anh chị em cũng có thể mời học viên chia sẻ các đoạn tham khảo khác về Đấng Cứu Rỗi mà họ tìm thấy trong khi học sách Thi Thiên (chẳng hạn như Thi Thiên 34:20; 41:9; xin xem thêm Lu Ca 24:44).

    Sau khi học viên thảo luận các câu thánh thư này, họ có thể nói về lý do tại sao các thi thiên này có thể đã có ý nghĩa đối với dân Do Thái là những người biết rõ Đấng Cứu Rỗi. Tại sao chúng có ý nghĩa đối với chúng ta?

Thi Thiên 23

“Đức Giê Hô Va Là Đấng Chăn Giữ Tôi.”

  • Để giúp học viên thảo luận hình ảnh và biểu tượng trong Thi Thiên 23, hãy cân nhắc cho học viên xem các bức tranh liên quan đến những ý tưởng trong bài thi thiên đó, chẳng hạn như các bức tranh trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Sau đó anh chị em có thể yêu cầu học viên nhận ra những từ hoặc cụm từ có ý nghĩa trong bài thi thiên đó và thảo luận xem chúng có thể tượng trưng cho điều gì. Ví dụ, các cụm từ như “an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi” hoặc “mé nước bình tịnh” gợi cho anh chị em nghĩ đến điều gì? “Cây trượng” và “cây gậy” an ủi tượng trưng cho điều gì? “Chén” của chúng ta được đầy tràn có nghĩa là gì? Những biểu tượng này dạy cho chúng ta điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô? Anh chị em có thể gợi ý cho học viên đọc lại bài thi thiên, thay thế một số biểu tượng với những ý nghĩa khả thi mà cả lớp đã thảo luận.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Các bài thánh ca liên quan đến sách Thi Thiên.

  • Thi Thiên 8:3–9; 9:1–2.How Great Thou Art [Lớn Bấy Duy Ngài]” (Hymns, số 86)

  • Thi Thiên 23.The Lord Is My Shepherd [Đức Giê Hô Va Là Đấng Chăn Giữ Tôi],” “The Lord My Pasture Will Prepare [Chúa Sửa Soạn Cánh Đồng Yên Bình]” (Hymns, số 108,109)

  • Thi Thiên 27:1.The Lord Is My Light [Chúa Là Sự Sáng của Tôi]” (Hymns, số 89)

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy sử dụng âm nhạc. “Các bài thánh ca mời Thánh Linh của Chúa, tạo ra một cảm giác nghiêm túc, đoàn kết chúng ta với tư cách là các tín hữu, và cung ứng một cách thức để cho chúng ta dâng lên lời ngợi khen Chúa. … Các bài thánh ca mang chúng ta đến sự hối cải và công việc thiện lành, xây đắp chứng ngôn và đức tin, an ủi người mệt mỏi, khuyên giải người đau buồn, và soi dẫn chúng ta để kiên trì đến cùng” (Hymns, ix).

In