Lớp Giáo Lý
Bài Học 117—Trại Y Sơ Ra Ên: “Thiên Sứ của Ta Sẽ Đi Trước Mặt Các Ngươi”


“Bài Học 117—Trại Y Sơ Ra Ên: ‘Thiên Sứ của Ta Sẽ Đi Trước Mặt Các Ngươi’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Trại Y Sơ Ra Ên”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 117: Giáo Lý và Giao Ước 102–105

Trại Y Sơ Ra Ên

“Thiên Sứ của Ta Sẽ Đi Trước Mặt Các Ngươi”

Trại Y Sơ Ra Ên rời khỏi Kirtland, Ohio, vào tháng Năm năm 1834 để bắt đầu một cuộc hành trình dài hơn 800 dặm (1.280 kilômét) bằng đường bộ. Mặc dù các tín hữu trong trại đã gặp nhiều khó khăn và gian khổ trên đường đi nhưng họ cũng đã nhận được nhiều phước lành. Bài học này có thể giúp học viên hiểu rằng Thượng Đế sẽ ở bên và giúp các em khi các em chọn noi theo Ngài.

Hình Ảnh
những điều phải trải qua ở trại Si Ôn

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Đây là bài học thứ hai trong số ba bài học về các kinh nghiệm ở Trại Y Sơ Ra Ên, được giảng dạy trong tuần Giáo Lý và Giao Ước 102–105. Nếu anh chị em không dạy bài học trước, hãy cân nhắc cách có thể kết hợp các phần trong bài học đó vào bài học này.

Noi Theo Chúa Giê Su Ky Tô

Cân nhắc việc bắt đầu bài học bằng cách nghiên cứu lời phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland và thảo luận các câu hỏi sau.

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mô tả con đường mà các tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô có thể phải đi theo:

Hình Ảnh
Anh Cả Jeffrey R. Holland

Anh chị em thân mến, Ky Tô giáo là niềm an ủi, nhưng thường thì không thoải mái. Con đường dẫn đến sự thánh thiện và hạnh phúc ở đây và mai sau là một chặng đường dài và đôi khi đầy chông gai. Cần có thời gian và sự kiên trì để đi theo con đường đó. Nhưng, dĩ nhiên, phần thưởng cho việc làm như vậy thật là vĩ đại. (Jeffrey R. Holland, “Trông Đợi Chúa)”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 116–117)

  • Các em có suy nghĩ hoặc cảm nhận gì về lời phát biểu này?

    Hãy mời học viên suy ngẫm về những điều có thể khiến cá nhân các em khó mà noi theo Đấng Cứu Rỗi, cũng như những điều khiến hoặc có thể khiến nỗ lực để noi theo là xứng đáng. Sau khi học viên đã nghĩ về tình trạng của chính mình, hãy cân nhắc việc thảo luận các câu hỏi sau đây cùng nhau.

  • Điều gì có thể làm cho việc trở thành một tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô ngày nay trở nên khó khăn?

    Học viên có thể chia sẻ những ý kiến như sau: việc noi theo Đấng Cứu Rỗi có thể mất rất nhiều thời gian và nỗ lực, các tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô thường phải trở thành một con người khác biệt với thế gian hoặc các tín đồ của Đấng Cứu Rỗi đôi khi sẽ bị người khác ngược đãi.

  • Các em nghĩ vì sao cuối cùng việc noi theo Đấng Cứu Rỗi vẫn đáng để nỗ lực?

Trong bài học này, các em sẽ nghiên cứu cuộc hành trình mà Trại Y Sơ Ra Ên đã thực hiện từ Ohio đến Missouri. Cuộc hành trình của họ rất dài, đầy rẫy khó khăn và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Nhưng các thành viên trong trại cũng nhận được những phước lành lớn lao trên đường đi. Trong quá trình học, hãy tìm kiếm các lẽ thật mà có thể giúp ích cho các em vào những lúc các em cảm thấy khó khăn khi trở thành một tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Trại Y Sơ Ra Ên bắt đầu chuyến hành trình

Cân nhắc việc mời học viên chia sẻ những điều các em nhớ được về mục đích của Trại Y Sơ Ra Ên. Nếu cần, hãy cho xem bản đồ sau đây và chia sẻ hoặc tóm lược đoạn dưới đây. Anh chị em cũng có thể cho xem video “Zion’s Camp (Trại Si Ôn)” (18:44), có trên ChurchofJesusChrist.org, từ phút 2:13 đến 3:02.

Hình Ảnh
trại si ôn

Vào tháng Năm năm 1834, các thành viên của Trại Y Sơ Ra Ên đã bắt đầu cuộc hành trình hơn 800 dặm (1.280 kilômét) hướng tới Missouri. Hai nhóm nhỏ của trại rời khỏi Kirtland, Ohio và Pontiac, Lãnh Thổ Michigan cùng một lúc. Cuối cùng, hai nhóm đã nhập lại với nhau tại Missouri. Trại Y Sơ Ra Ên, về sau được gọi là Trại Si Ôn, gồm có khoảng 200 người nam, 12 phụ nữ và 10 trẻ em. Mục đích của họ là giúp Các Thánh Hữu ở Missouri lấy lại đất đai mà họ đã bị tước đoạt một cách bất công.

Phần này của bài học nhằm giúp học viên tìm hiểu về một số kinh nghiệm mà các thành viên của Trại Y Sơ Ra Ên đã có trong cuộc hành trình của họ.

Cân nhắc việc phát tờ giấy có tựa đề “Những kinh nghiệm từ Trại Y Sơ Ra Ên”. Hãy dành thời gian cho học viên nghiên cứu nội dung và thảo luận các câu hỏi trong tờ giấy được phát.

Để tăng thêm sự đa dạng, anh chị em có thể chỉ định ba học viên sẵn lòng giảng dạy một phân đoạn trên tờ giấy được phát. Các em có thể giảng dạy trước lớp hoặc ở các khu vực khác nhau trong phòng trong lúc các nhóm nhỏ học viên đi quanh phòng.

Một phương án khác là cho xem các phần của video “Zion’s Camp (Trại Si Ôn)”. Cân nhắc việc tạm dừng video tại những phút sau đây và yêu cầu một học viên đọc kinh nghiệm tương ứng trên tờ giấy được phát.

  • Kinh Nghiệm số 1: 3:02 đến 5:00

  • Kinh Nghiệm số 2: 5:01 đến 8:02

  • Kinh Nghiệm số 3: 8:03 đến 13:06

Những kinh nghiệm từ Trại Y Sơ Ra Ên

Kinh Nghiệm số 1

Anh Cả George A. Smith (1817–1875) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nhớ lại một số tình cảnh mà Trại Y Sơ Ra Ên đã gặp trong cuộc hành trình của họ:

Hình Ảnh
Anh Cả George Albert Smith

Tiên Tri Joseph trải qua nỗi gian nan của cả cuộc hành trình. Ngoài nỗi lo lắng để lo liệu cho Trại và chủ tọa Trại, ông đi bộ đa số thời gian và chân ông cũng bị phồng, chảy máu và đau nhức, là kết quả tất nhiên của cuộc đi bộ từ 40 đến 65 km một ngày trong thời tiết nóng bức của năm. Nhưng trong cả chuyến đi, ông không hề thốt ra một lời phàn nàn hay kêu ca, trong khi đa số những người trong Trại ta thán với ông về những ngón chân cái đau nhức, chân bị phồng, đi bộ quá lâu, thiếu lương thực, bánh mì kém chất lượng, [bánh bột bắp] dở, bơ [bị hư], mật ong bị hôi, thịt lơn muối xông khói và phô mai có giòi, v.v. … Tuy chúng tôi là Trại Si Ôn nhưng nhiều người chúng tôi không cầu nguyện, không suy nghĩ, cẩu thả, lơ là, dại dột hoặc quỷ quái, vậy mà chúng tôi không biết được. Joseph đã phải chịu đựng chúng tôi và kèm dạy chúng tôi như trẻ con. Tuy nhiên, có nhiều người trong Trại không bao giờ ta thán và luôn sẵn sàng và sẵn lòng để làm theo [điều mà] vị lãnh đạo của chúng tôi mong muốn. (George A. Smith, trong Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith) [năm 2007], trang 310)

  • Các em nghĩ tại sao các trại viên lại có những cách phản ứng quá khác biệt như vậy dù ở cùng hoàn cảnh?

  • Điều gì có thể giúp chúng ta giữ được thái độ tích cực khi gặp khó khăn trong nỗ lực noi theo Đấng Cứu Rỗi?


Kinh Nghiệm số 2

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 103:20 và lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Heber C. Kimball (1801–1868) thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

Hình Ảnh
Anh Cả Heber C. Kimball

Mặc dù những kẻ thù của chúng tôi vẫn tiếp tục đưa ra những lời đe dọa đầy bạo động, nhưng chúng tôi không sợ hãi, cũng như không do dự tiếp tục cuộc hành trình của mình, vì Thượng Đế ở với chúng tôi, và các thiên sứ của Ngài đi trước chúng tôi, và đức tin của nhóm nhỏ chúng tôi thì không lay động. Chúng tôi biết rằng các thiên sứ là bạn đồng hành của mình, vì chúng tôi đã trông thấy họ. (Heber C. Kimball, trong Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith) [năm 2007], trang 310)

  • Các em nghĩ phước lành này sẽ ảnh hưởng đến các em như thế nào nếu các em là một phần của Trại Y Sơ Ra Ên?

  • Chúa đã giúp các tín đồ của Ngài vượt qua những điều khó khăn ngày nay bằng một số cách nào?


Kinh Nghiệm số 3

Khi Trại Y Sơ Ra Ên chỉ còn cách Hạt Jackson một ngày đường, có năm người mang vũ khí tiến đến họ. Những người này khoe khoang rằng có hơn ba trăm người khác đang trên đường đến tấn công trại. Khi các thành viên của trại thảo luận về điều phải làm, Tiên Tri Joseph Smith nói: “Hãy đứng yên và trông thấy sự cứu rỗi của Thượng Đế”.

Hai mươi phút sau, một trận mưa lớn đã càn quét qua trại. Cơn bão khiến nước của một con sông gần đó dâng lên cao, ngăn kẻ thù của họ vượt qua và tấn công. Nhiều thành viên của Trại Y Sơ Ra Ên tìm được nơi trú ẩn trong một nhà thờ nhỏ gần đó. Một lúc sau, Joseph Smith đội mưa bước vào nhà thờ và thốt lên: “Thượng Đế đang ở trong cơn bão này!”

Buổi sáng sau cơn bão, các thành viên trong trại nhận thấy lều và đồ tiếp tế của họ đều ướt sũng và tan tác, nhưng không có kẻ nào tấn công họ (được trích dẫn và tóm lược từ Saints: The Story of the Church of Jesus Christ in the Latter Days, tập 1, The Standard of Truth, 1815–1846 [năm 2018], trang 203–204).

  • Nếu các em là một thành viên của Trại Y Sơ Ra Ên thì kinh nghiệm này có thể đã ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của các em về Tiên Tri Joseph Smith?

  • Kinh nghiệm này có thể dạy cho các em điều gì về Thượng Đế trong những giây phút khó khăn của cuộc đời các em?

Mời học viên thảo luận về những điều các em đã học được từ sinh hoạt học tập này bằng cách đặt ra những câu hỏi như sau.

  • Các em thấy ấn tượng nhất về điều gì khi được học về một số sự việc xảy ra trong Trại Y Sơ Ra Ên?

  • Các em có thể học được lẽ thật gì về Chúa từ các kinh nghiệm này?

Khi học viên chia sẻ, các em có thể nhận ra một lẽ thật tương tự như sau: Thượng Đế sẽ ở cùng và giúp đỡ chúng ta khi chúng ta nỗ lực noi theo Ngài.

Gia tăng sự hiểu biết

Hãy dành ra một chút thời gian để tìm kiếm và nghiên cứu một hoặc nhiều câu thánh thư giảng dạy về ước muốn của Thượng Đế để ở cạnh và giúp đỡ chúng ta. Các em có thể tự chọn các câu thánh thư hoặc chọn từ bản liệt kê dưới đây:

  • Các em ấn tượng nhất về điều gì trong các câu thánh thư mà các em đã học? Tại sao?

  • Các em đã khám phá ra điều gì mà có thể giúp ích cho những ai cảm thấy khó noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

Cân nhắc việc làm chứng về các lẽ thật mà anh chị em đã thảo luận và khuyến khích học viên hành động theo sự thúc giục thuộc linh mà các em có thể đã nhận được.

In