Lớp Giáo Lý
1 Tê Sa Lô Ni Ca 1–3


1 Tê Sa Lô Ni Ca 1–3

Noi Theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách Phục Sự với Tình Yêu Thương

Em thiếu nữ đang giao lưu, gặp gỡ với các thanh thiếu niên khác

Có khi nào sự phục vụ của người nào đó nhắc em nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô không? Phao Lô và những người bạn đồng hành của ông đã phục sự Các Thánh Hữu Tê Sa Lô Ni Ca theo những cách giống như Đấng Ky Tô, soi dẫn cho họ tiếp tục sống theo phúc âm một cách trung tín dù gặp phải sự ngược đãi. Bài học này có thể giúp em ban phước và ảnh hưởng đến những người khác khi em cố gắng phục sự giống như Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, đã làm.

Tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy nhìn những hình ảnh này về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc suy ngẫm về những câu chuyện khác trong thánh thư về những sự tương tác của Ngài với những người khác. Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy liệt kê các từ và cụm từ mô tả những điều Đấng Cứu Rỗi đang làm cho những cá nhân mà Ngài gặp gỡ.

Chúa Giê Su đang ngồi với một cậu bé ngồi trong lòng Ngài. Những cảnh quay bị lược bỏ gồm có những người ở bên trong ngôi nhà tại Ca Bê Na Um, Phi Líp, Chúa Giê Su, Giăng, Phi E Rơ, Ma Thi Ơ, Chúa Giê Su ngồi tại một cái bàn với một số môn đồ được cho thấy và Ma Ri Ma Đơ Len.
Người mù được sáng mắt. Những cảnh quay bị lược bỏ gồm có Chúa Giê Su xức dầu cho đôi mắt của người ấy, và đi đến ao Si Lô Ê.
Chúa Giê Su Ky Tô đang giảng dạy trong đền thờ thì bị các thầy tế lễ cả, trưởng lão, và thầy thông giáo tiếp cận và tra hỏi Ngài về nguồn gốc thẩm quyền của Ngài. Chúa Giê Su hỏi họ rằng liệu phép báp têm của Giăng Báp Tít là bởi thiên thượng hay bởi con người. Những cảnh quay bị lược bỏ bao gồm hình ảnh cận cảnh những người trong đám đông và Cai Phe.
Hình ảnh Chúa Giê Su và người đàn bà phạm tội tà dâm. Cả hai đều đang quỳ xuống và bà ấy đang nắm tay Ngài. Những cảnh quay bị lược bỏ gồm có những người đàn ông tức giận mang người phụ nữ đến và quăng bà ấy xuống đất, người phụ nữ co ro ở dưới đất, Đấng Cứu Rỗi quỳ bên cạnh bà ấy, Chúa Giê Su đỡ bà ấy lên, và Đấng Cứu Rỗi đứng với bà ấy.
  • Nếu em là một trong những người đã gặp Đấng Cứu Rỗi, em nghĩ em sẽ cảm thấy gì qua những hành động của Đấng Cứu Rỗi? Tại sao?

  • Nhìn vào bản liệt kê em đã lập, em muốn áp dụng những từ hoặc cụm từ nào khi phục vụ người khác? (Em có thể muốn đánh dấu những từ có ý nghĩa nhất đối với mình.)

Trong Giáo Hội, chúng ta thường đề cập đến những hành động như thế là phục sự.

Anh David L. Beck, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Niên, đã dạy:

Chân dung chính thức cuối cùng của David L. Beck, chủ tịch trung ương Hội Thiếu Niên, tháng Tư năm 2009. Được giải nhiệm trong đại hội trung ương tháng Tư năm 2015.

Phục sự có nghĩa là yêu thương và chăm sóc những người khác. Điều đó có nghĩa là chăm sóc các nhu cầu vật chất và tinh thần của họ. Nói một cách đơn giản, điều đó có nghĩa là phải làm những gì mà Đấng Cứu Rỗi sẽ làm nếu Ngài có mặt ở đây.

(David L. Beck, “Bổn Phận Thiêng Liêng của Các Em để Phục Sự,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 56)

  • Em nhận thấy điều gì nổi bật trong lời phát biểu của Anh Beck?

  • Khi suy ngẫm lời phát biểu của Anh Beck và những từ em đã đánh dấu trong bản liệt kê của mình, em nghĩ em đang phục sự người khác tốt như thế nào?

Em có thể có thắc mắc hoặc băn khoăn về việc phục sự người khác. Hãy cân nhắc ghi lại những điều này trong nhật ký ghi chép việc học tập và tìm kiếm câu trả lời khi em học 1 Tê Sa Lô Ni Ca 1–3 hôm nay. Em cũng có thể muốn mời Thánh Linh giúp em tìm kiếm những cách thức em có thể ban phước và ảnh hưởng đến những người khác khi em cố gắng phục sự giống như Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Hãy ghi lại những suy nghĩ và ấn tượng của em để em có thể thành tâm thực hiện theo những suy nghĩ và ấn tượng đó.

Phao Lô phục sự người Tê Sa Lô Ni Ca

Trong hành trình truyền giáo thứ hai, Sứ Đồ Phao Lô và những người bạn đồng hành của ông đã thành công trong việc thuyết giảng cho người dân ở Tê Sa Lô Ni Ca, nhưng những lãnh đạo người Do Thái đã buộc họ rời khỏi thành phố (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 17:1–9). Sau đó, Phao Lô biết được rằng Các Thánh Hữu ở Tê Sa Lô Ni Ca vẫn trung tín và đang chia sẻ sứ điệp phúc âm, mặc dù họ đối mặt với sự ngược đãi khi làm như vậy (xin xem 1 Tê Sa Lô Ni Ca 1:6–8). Với lòng biết ơn đối với đức tin và hy vọng của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô, Phao Lô đã viết bức thư đầu tiên của mình cho người Tê Sa Lô Ni Ca (xin xem 1 Tê Sa Lô Ni Ca 1:2–3).

Hãy đọc kỹ 1 Tê Sa Lô Ni Ca 2:7–14; 3:9–13. Em có thể muốn đánh dấu những từ và cụm từ mà em thấy là nhắc nhở em về tình yêu thương và sự quan tâm mà Đấng Cứu Rỗi đã ban cho. Hãy cân nhắc thêm những sự hiểu biết sâu sắc của em vào bản liệt kê.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Phao Lô và những người khác phục sự giống như Đấng Cứu Rỗi bằng cách nào?

  • Cuộc sống của em sẽ được ban phước ra sao khi phục sự người khác giống như Chúa Giê Su Ky Tô? Điều đó sẽ ban phước như thế nào cho cuộc sống của những người mà em phục vụ?

Những phước lành của việc phục sự

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được về việc phục sự từ những câu này là khi chúng ta phục sự những người khác với tình yêu thương, chúng ta có thể giúp họ trở thành tín đồ tốt hơn của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem 1 Tê Sa Lô Ni Ca 2:10–14).

Ảnh diễn viên đóng vai Chúa Giê Su Ky Tô trong Các Video Kinh Thánh.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

Hãy nghĩ về khoảng thời gian khi người nào đó phục sự em một cách nhân từ.

  • Người này đã noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô theo những cách thức nào khi họ phục sự em?

  • Làm thế nào mà những nỗ lực của người này đã giúp em trở thành tín đồ tốt hơn của Chúa Giê Su Ky Tô?

Phục sự với đức tin và tình yêu thương

Đôi khi những sự chỉ định trong Giáo Hội sẽ cho em cơ hội chính thức để phục sự. Em sẽ có cơ hội phục sự thường xuyên hơn khi hàng ngày tương tác với những người trong gia đình, bạn bè và những người khác.

Chủ Tịch Jean B. Bingham, Chủ Tịch Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã chia sẻ một số ý tưởng về cách phục sự giống như Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy xem video “Phục Sự giống như Đấng Cứu Rỗi” từ phút 0:45 đến 1:54 hoặc đọc những lời của Chủ Tịch Bingham. Em có thể muốn thêm một số gợi ý của bà vào bản liệt kê cách phục sự của mình.

2:3

Phục Sự giống như Đấng Cứu Rỗi

Chị Bingham dạy về việc phục sự lẫn nhau và nêu các ví dụ về cách chúng ta có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về sự phục vụ đầy yêu thương qua những hành động giản dị.

Bức ảnh chân dung chính thức của Chị Jean B. Bingham. Được chụp vào năm 2017.

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng mình phải làm một điều gì đó to lớn và quả cảm để “được coi” là phục vụ người lân cận của mình. Tuy nhiên, những hành động phục vụ giản dị có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến người khác—cũng như đến bản thân mình. Đấng Cứu Rỗi đã làm gì? Qua các ân tứ thiêng liêng của Ngài về Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh … “không có ai có một ảnh hưởng sâu xa như thế [trên] tất cả mọi người đã sống và sẽ sống trên thế gian” [“Đấng Ky Tô Hằng Sống,” ChurchofJesusChrist.org]. Nhưng Ngài cũng mỉm cười, trò chuyện, cùng đi, lắng nghe, dành thời gian, khuyến khích, giảng dạy, cho người khác ăn, và tha thứ. Ngài phục vụ gia đình và bạn bè, người lân cận lẫn người lạ, và Ngài mời người quen biết và người thân vui hưởng các phước lành dồi dào của phúc âm Ngài. Những hành động phục vụ “giản dị” và tình yêu thương mang đến một mẫu mực cho việc phục sự của chúng ta ngày nay.

(Jean B. Bingham, “Phục Sự giống như Đấng Cứu Rỗi,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 104)

  • Những lời của Chị Bingham dạy cho em điều gì về cách phục sự giống như Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Tại sao điều quan trọng cần ghi nhớ là sự phục sự có thể được thực hiện qua những hành động phục vụ đơn giản?

Hãy xem lại bản liệt kê của em về ý nghĩa của sự phục sự và thêm tất cả những ý kiến bổ sung từ những điều em đã học được ngày hôm nay. Xác định hai hoặc ba từ có thể giúp em trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn khi em phục sự.

Hãy chân thành cầu nguyện khi tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng để biết Ngài sẽ muốn em phục sự ai ngày hôm nay và cách em làm điều đó. Em có lẽ đã nhận được những sự thúc giục từ Thánh Linh để có thể hành động theo ngay bây giờ.

Nếu em không nghĩ ra được tên của một người cụ thể, thì hãy cân nhắc cầu nguyện xin Cha Thiên Thượng giúp đỡ để nhận ra cơ hội phục sự và hành động khi cơ hội đó đến. Hãy tin rằng Ngài sẽ hướng dẫn em khi em cố gắng phục sự giống như Đấng Cứu Rỗi.

Tùy Chọn: Muốn Tìm Hiểu Thêm?

Nếu tôi không chắc chắn về cách phục sự những người khác thì sao?

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chỉ ra rằng:

Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, tháng Tám năm 2010.

Một người có trái tim nhân hậu có thể giúp một người nào đó sửa lốp xe, đưa người bạn cùng phòng đi bác sĩ, ăn trưa với ai đó đang buồn rầu, hoặc mỉm cười và chào hỏi để làm cho người khác vui.

Nhưng một người biết tuân theo lệnh truyền đầu tiên [là hết lòng yêu thương Thượng Đế] thì, một cách tự nhiên, sẽ làm thêm những hành động phục vụ quan trọng này, [khi] khích lệ người đang làm tốt việc tuân giữ các lệnh truyền, và chia sẻ lời khuyên khôn ngoan để củng cố đức tin của một người nào đó đang trượt chân hoặc cần giúp đỡ để quay trở lại con đường người ấy đã từng đi.

(Neil L. Andersen, “A Holier Approach to Ministering” [Buổi họp đặc biệt devotional tại trường Brigham Young University, ngày 10 tháng Tư năm 2018], trang 3, speeches.byu.edu)

Giám Trợ W. Christopher Waddell thuộc Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa đã nói:

Giám trợ W. Christopher Waddell, đệ nhị cố vấn trong Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa, chân dung chính thức năm 2017

Chúng ta có thể tự hỏi làm thế nào để phục vụ tốt nhất, nhưng Chúa biết, và qua Thánh Linh của Ngài, chúng ta sẽ được hướng dẫn trong các nỗ lực của mình … khi chúng ta cố gắng trở thành công cụ trong tay Chúa để ban phước cho con cái Ngài. Khi tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh và tin cậy Chúa, chúng ta sẽ được đặt vào những tình huống và hoàn cảnh mà chúng ta có thể hành động và ban phước—nói cách khác, tức là phục sự.

(W. Christopher Waddell. “Cũng Giống như Ngài Đã Làm,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 21)

Anh David L. Beck, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Niên, đã nhắc nhở chúng ta:

Chân dung chính thức cuối cùng của David L. Beck, chủ tịch trung ương Hội Thiếu Niên, tháng Tư năm 2009. Được giải nhiệm trong đại hội trung ương tháng Tư năm 2015.

Việc phục sự không phải chỉ là một điều gì đó mà chúng ta làm—mà nó còn xác định chúng ta là ai nữa.

Hãy phục sự mỗi ngày. Cơ hội ở xung quanh các em. Hãy tìm kiếm các cơ hội đó. Hãy xin Chúa giúp các em nhận ra các cơ hội đó. Các em sẽ thấy rằng hầu hết các cơ hội đều gồm có các hành vi nhỏ nhặt, chân thành để giúp những người khác trở thành tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

(David L. Beck, “Bổn Phận Thiêng Liêng của Các Em để Phục Sự,” Liahona,” tháng Năm năm 2013, trang 57)

Để có thêm ý kiến hoặc ví dụ về cách phục sự, hãy xem bài viết này từ tạp chí của Giáo Hội:

  • Mục Đích Mà Sẽ Thay Đổi Cách Chúng Ta Phục Sự”, Liahona, tháng Một năm 2019, trang 8–11