Lớp Giáo Lý
2 Tê Sa Lô Ni Ca 2


2 Tê Sa Lô Ni Ca 2

Sự Đại Bội Giáo

Một nhóm người thời Tân Ước tụ họp xung quanh một người đàn ông. Họ đang lắng nghe người ấy nói. Hình ảnh minh họa sự phát triển của những niềm tin sai lạc và sự bội giáo xảy ra trong giáo hội Ky Tô giáo ban đầu sau cái chết của các sứ đồ nguyên thủy của Chúa Giê Su Ky Tô.

Cuộc sống của em sẽ như thế nào nếu em không có phúc âm trọn vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô? Phao Lô dạy Các Thánh Hữu ở Tê Sa Lô Ni Ca rằng sự tà ác của con người rồi sẽ đưa đến tình trạng rời bỏ phúc âm (xin xem 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–7). Bài học này có thể giúp em hiểu Sự Bội Giáo của Giáo Hội trong Kinh Tân Ước đã xảy ra như thế nào và tại sao Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi cần được phục hồi trong những ngày sau.

Sự Đại Bội Giáo

Hãy tưởng tượng rằng em là một người truyền giáo trong ngày đầu tiên phục vụ của mình. Em cần phải dạy người nào đó về Sự Đại Bội Giáo.

  • Em sẽ giải thích Sự Đại Bội Giáo với họ như thế nào?

  • Tại sao việc này có thể khó khăn?

  • Em nghĩ tại sao là quan trọng để hiểu về Sự Đại Bội Giáo?

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy viết ra những câu hỏi của em về Sự Đại Bội Giáo hoặc những câu hỏi mà một người tầm đạo có thể đặt ra. Trong khi em học, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này.

Phao Lô tiên tri về sự bỏ đạo trong Giáo Hội

Các Thánh Hữu người Tê Sa Lô Ni Ca có nhiều nỗi lo lắng về Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô và nghĩ rằng điều đó có thể sớm xảy ra. Phao Lô đề cập đến những lo lắng của họ trong bức thư của mình và giải thích rằng điều gì đó khác sẽ xảy ra trước khi Chúa Giê Su tái lâm.

Biểu tượng Thông Thạo Giáo Lý (màu xanh dương). Hình ảnh một cuốn sách đang mở. 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3 là một đoạn thông thạo giáo lý. Hãy cân nhắc đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý bằng một cách đặc biệt để em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

Hãy đọc 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3 và tìm kiếm những điều Phao Lô đã dạy là sẽ xảy ra trước Ngày Tái Lâm của Đấng Ky Tô. Sử dụng những cước chú để giúp em hiểu rõ hơn những lời của Phao Lô.

  • Phao Lô dạy điều gì sẽ xảy ra trước Ngày Tái Lâm của Đấng Ky Tô?

Sự “bỏ đạo” được Phao Lô mô tả là Sự Đại Bội Giáo, xảy ra sau cái chết của Các Sứ Đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Sự Đại Bội Giáo này khác với sự bội giáo cá nhân, là khi các cá nhân chống đối hoặc từ bỏ lẽ thật (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Bội Giáo”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Những lời của Phao Lô cho thấy sự quan tâm và chăm sóc của Thượng Đế dành cho Các Thánh Hữu người Tê Sa Lô Ni Ca như thế nào?

Một trong những lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ những câu này là lời tiên tri từ xưa nói rằng trước Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô, sự bội giáo trong Giáo Hội của Ngài sẽ xảy ra.

  • Em nghĩ tại sao là quan trọng để hiểu lẽ thật này?

Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích lý do xảy ra những giai đoạn bội giáo.

Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2004.

Cha Thiên Thượng yêu thương tất cả các con cái của Ngài, và Ngài muốn họ có các phước lành của phúc âm trong cuộc sống của họ. Ánh sáng thuộc linh không bị mất đi vì Thượng Đế quay lưng lại với con cái của Ngài. Đúng ra, sở dĩ có sự tối tăm thuộc linh là vì con cái của Ngài quay lưng lại với Ngài. Đó là hậu quả tất yếu từ sự lựa chọn sai của các cá nhân, cộng đồng, quốc gia và toàn thể các nền văn minh.

(M. Russell Ballard, “Learning the Lessons of the Past”, Liahona, tháng Năm năm 2009, trang 32)

  • Em nhận thấy điều gì ấn tượng trong lời phát biểu này? Tại sao?

Bởi vì Cha Thiên Thượng biết tất cả mọi điều (xin xem 2 Nê Phi 9:20), Sự Đại Bội Giáo không làm Ngài ngạc nhiên. Ngài yêu thương tất cả các con cái của Ngài (xin xem Giăng 3:16), vì vậy Ngài đã cung cấp một cách thức để vượt qua Sự Đại Bội Giáo này qua Sự Phục Hồi của Giáo Hội và phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 3:19–21; Ê Phê Sô 1:10).

Hiểu sâu hơn về Sự Đại Bội Giáo

Sinh hoạt này có thể giúp em hiểu rõ hơn cách thức xảy ra Sự Đại Bội Giáo và lý do Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi cần được phục hồi trong những ngày sau.

Hãy nghiên cứu các đoạn thánh thư sau đây và lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson, rồi trả lời các câu hỏi bên dưới.

  1. 1 Nê Phi 13:24–28: Nê Phi nhìn thấy trong khải tượng những điều sẽ xảy ra với những lẽ thật quan trọng trong Kinh Thánh.

  2. A Mốt 8:11–12: A Mốt tiên tri về một nạn đói thuộc linh sẽ xảy ra.

  3. Công Vụ Các Sứ Đồ 20:29–30: Phao Lô cảnh báo rằng các tín hữu của Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi sẽ bị dẫn đi lạc khỏi phúc âm.

  4. Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

    Bức ảnh chân dung chính thức của Russell M. Nelson.

    “Vì Thượng Đế hằng sống của chúng ta là một Thượng Đế nhân từ! Ngài muốn con cái của Ngài biết đến Ngài và Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng mà Ngài đã sai đến! Và Ngài muốn con cái của Ngài phải có được sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu!

    “Đối với mục đích vinh quang này, những người truyền giáo của chúng ta giảng dạy về Sự Phục Hồi. Họ biết rằng cách đây khoảng 2.000 năm, Chúa đã thiết lập Giáo Hội của Ngài. Sau khi Ngài bị đóng đinh và Các Sứ Đồ của Ngài đã qua đời rồi, thì con người thay đổi Giáo Hội và giáo lý của Giáo Hội. Sau đó, sau nhiều thế hệ đắm chìm trong bóng tối thuộc linh, và như đã được các vị tiên tri trước đó tiên đoán, Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã phục hồi Giáo Hội, giáo lý, và thẩm quyền chức tư tế của Giáo Hội. Nhờ vào Sự Phục Hồi đó, sự hiểu biết, các giáo lễ thiết yếu cho sự cứu rỗi và sự tôn cao một lần nữa có sẵn cho tất cả mọi người. Cuối cùng, sự tôn cao đó cho phép mỗi người chúng ta sống vĩnh viễn với gia đình của mình nơi hiện diện của Thượng Đế và Chúa Giê Su Ky Tô!”

    Russell M. Nelson, “Hãy Nắm Lấy Cơ Hội”, Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 46

Nếu em vẫn còn thắc mắc về sự bội giáo là gì, thì hãy cân nhắc nghiên cứu phần “Sự Đại Bội Giáo” trong “Bài Học 1: Sứ Điệp về Sự Phục Hồi của Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô” trong Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn Công Việc Phục Vụ Truyền Giáo (năm 2019).

Sự Phục Hồi là gì?Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô

5:13

What Is the Restoration?

You may be familiar with “The Reformation” as a period of great change within Christianity, “The Restoration” is something else entirely. It refers to the full modern-day return of the ancient Church of Jesus Christ.

1:27

Jesus Christ's Church

Did you know that Jesus Christ established a church when He was on the earth and called twelve Apostles to lead the Church after His death?

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em đã học được gì về Sự Đại Bội Giáo?

  • Em đã học được gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô qua những lời giảng dạy này?

  • Dựa trên những điều em đã học được, tại sao Sự Phục Hồi là cần thiết?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ những câu hỏi mà vợ chồng ông có thể có nếu họ sống trong thời kỳ của Sự Đại Bội Giáo: “Còn thiếu điều gì ở đây? Chúng tôi mong muốn điều gì? Chúng tôi hy vọng Thượng Đế sẽ ban cho điều gì để đáp ứng sự khao khát thuộc linh của mình?” (“Một Niềm Hy Vọng Hết Sức Xán Lạn”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 81). Hãy suy ngẫm về những ý kiến và cảm nghĩ tương tự mà em có thể có nếu em sống vào thời điểm đó.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Cuộc sống của em sẽ như thế nào nếu em không có phúc âm trọn vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em biết ơn điều gì nhất về Giáo Hội phục hồi của Đấng Cứu Rỗi? Tại sao?

  • Qua bài học này, em cảm thấy Cha Thiên Thượng muốn em biết, cảm nhận hoặc làm gì?

Tùy Chọn: Muốn Tìm Hiểu Thêm? 

Các Ky Tô Hữu sống trước thời kỳ Phục Hồi có nhận thấy Sự Bội Giáo không?

Nhà Cải Cách Martin Luther (1483–1546) đã dạy:

Tôi đã không tìm cách làm bất cứ việc gì ngoài việc cải cách Giáo Hội đúng theo Các Thánh Thư. … Tôi chỉ nói rằng Ky Tô Giáo không còn tồn tại giữa những người đáng lẽ cần phải bảo tồn nó.

(Trong E. G. Schwiebert, Luther and His Times: The Reformation from a New Perspective [năm 1950], trang 509)

Nhà lãnh đạo Ky Tô Giáo người Mỹ thời kỳ đầu Roger Williams (1603–1683) giải thích:

Sự bội giáo … đã làm suy đồi tất cả các giáo hội đến mức không thể nào phục hồi được sau sự bội giáo đó cho đến khi Đấng Ky Tô gửi đến các sứ đồ mới để thiết lập các giáo hội mới.

(Trong Philip Schaff, The Creeds of Christendom, 3 tập [năm 1877], 1:851)

Nhà triết học người Hà Lan Erasmus (1466–1536) đã dạy:

Mọi việc giờ đây đều rất mơ hồ với những câu hỏi [về giáo lý] và đạo luật đến nỗi chúng tôi thậm chí không dám hy vọng kêu gọi thế gian trở lại với Ky Tô Giáo chân chính.

(The Praise of Folly, phiên dịch bởi Clarence H. Miller, xuất bản lần thứ 2 [năm 2003], trang 155–156)

Có phải chỉ có một sự bội giáo không?

Trong lịch sử, đã có nhiều gian kỳ kết thúc bằng sự bội giáo. Sau đó, Chúa nhân từ đã phục hồi phúc âm của Ngài cho thế gian bằng cách kêu gọi các vị tiên tri.

6:55

Các Gian Kỳ: Mẫu Mực của Sự Bội Giáo và Sự Phục Hồi

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích về các gian kỳ của phúc âm và lý do tại sao gian kỳ cuối cùng này là độc nhất vô nhị.

Chúng ta nên nhìn nhận những người tốt thuộc các tín ngưỡng khác như thế nào?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã giải thích:

Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Dallin H. Oaks được chụp vào tháng Ba năm 2018.

Chúng tôi tin rằng hầu hết các vị lãnh đạo và tín đồ tôn giáo là những người chân thành tin tưởng, yêu thương Thượng Đế, hiểu và phục vụ Ngài bằng hết khả năng của họ. Chúng tôi mang ơn những người nam và người nữ đã giữ cho ánh sáng của đức tin và sự hiểu biết sống động qua nhiều thế kỷ cho đến ngày nay. Chỉ khi so sánh với ánh sáng kém hơn tồn tại giữa các dân tộc không biết đến danh của Thượng Đế và Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta mới nhận ra được sự đóng góp to lớn của các giảng viên Ky Tô Hữu qua các thời đại. Chúng tôi tôn vinh họ là những tôi tớ của Thượng Đế.

(Dallin H. Oaks, “Apostasy and Restoration”, Ensign, tháng Năm năm 1995, trang 85)