Lớp Giáo Lý
2 Cô Rinh Tô 5


2 Cô Rinh Tô 5

“Chức Vụ Giảng Hòa”

Người đàn ông đã được chữa lành vào ngày Sa Bát đang được cha mẹ của mình ôm chặt, Chúa Giê Su có thể được thấy ở phía sau. Ông ta bị mù từ lúc sinh ra. Những cảnh bị cắt gồm có người đàn ông được chữa lành đang ôm lấy chân Chúa Giê Su, và cha mẹ của người ấy. cha-mẹ-của-người-mù-được-chữa-lành-vui-mừng

Có bao giờ em cảm thấy xa cách với Thượng Đế không? Những người em quen biết đã bao giờ cảm thấy như vậy chưa? Phao Lô nhắc nhở Các Thánh Hữu ở Cô Rinh Tô về lòng thương xót mà Chúa Giê Su Ky Tô đã cho họ thấy. Phao Lô giảng dạy cho dân chúng rằng họ bị phân rẽ khỏi Thượng Đế do tội lỗi. May mắn thay, qua Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô, họ có thể được đưa trở lại mối quan hệ thuận lợi với Thượng Đế và nhận được sự sự ngay chính của Đấng Ky Tô (xin xem 2 Cô Rinh Tô 5:16–21). Bài học này có thể giúp em đến gần Thượng Đế hơn và trở thành người mà Ngài muốn em trở thành.

Mối quan hệ của em với Thượng Đế

Hãy ôn lại các tình huống sau đây. Hãy suy ngẫm xem tình huống cá nhân của em giống hoặc khác với những tình huống này như thế nào.

  1. Jamilah là một môn đồ tận tụy của Chúa Giê Su Ky Tô. Nhiều người bạn xem cô ấy như một tấm gương. Tuy nhiên, khi làm điều gì lầm lỗi, cô ấy cảm thấy thất vọng về bản thân và lo lắng về việc liệu một ngày nào đó cô ấy có thể trở về cùng Cha Thiên Thượng hay không.

  2. Andre có một số thói quen mà cậu ấy biết là không tốt và thật khó để cậu ấy thấy được cách mình có thể được tha thứ và thay đổi. Cậu ấy tự hỏi liệu mình còn có thể cảm thấy gần gũi với Thượng Đế hay không và cậu ấy không chắc rằng nỗ lực đó có đáng để bỏ ra hay không. Cậu ấy không muốn nói chuyện với cha mẹ hoặc giám trợ về các vấn đề của mình.

Hãy suy ngẫm về mối quan hệ của chính em với Cha Thiên Thượng. Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy mô tả hoàn cảnh sống của em và mối quan hệ của em với Ngài. Em có thể bao gồm thời điểm khi em cảm thấy gần gũi với Ngài và khi em cảm thấy xa cách cũng như mong muốn của em về mối quan hệ của mình với Ngài trong tương lai.

Khi em nghiên cứu, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em hiểu được những phước lành của việc đến gần Thượng Đế và cách em có thể đến gần Ngài.

Sự hòa giải

Trong 2 Cô Rinh Tô 5 Phao Lô viết rằng khi chúng ta sống trên thế gian, chúng ta “than thở” và cảm thấy “gánh nặng”, khao khát được trở về với Cha Thiên Thượng (xin xem 2 Cô Rinh Tô 5:1–5). Hãy suy ngẫm về những lần trong cuộc sống mà em cảm thấy điều gì đó giống như những gì Phao Lô đã mô tả.

Hãy đọc 2 Cô Rinh Tô 5:17–20, tìm kiếm những lẽ thật mà em có thể áp dụng trong cuộc sống khi cảm thấy xa cách với Thượng Đế. Lưu ý rằng trong những câu này, hòa thuậngiảng hòa nghĩa là được đưa trở lại sự hòa hợp và được Thượng Đế chấp nhận sau khi bị xa rời Ngài.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Những từ và cụm từ nào trong những câu này (2 Cô Rinh Tô 5:17–20) mô tả rõ nhất những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã làm cho em?

  • Vai trò của Cha Thiên Thượng trong việc giúp em trở về cùng Ngài là gì? (Xin xem 2 Cô Rinh Tô 5:18–19.)

  • Chúng ta nhận được những phước lành nào khi cố gắng sống “trong [Đấng Ky Tô]”? ( 2 Cô Rinh Tô 5:17.)

Một lẽ thật được dạy trong 2 Cô Rinh Tô 5:17–20chúng ta có thể được hòa thuận cùng Thượng Đế và trở thành những sinh linh mới qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Phao Lô cũng dạy về lý do chúng ta có thể trở thành những sinh linh mới và ý nghĩa của điều này.

Hãy đọc 2 Cô Rinh Tô 5:21, tìm kiếm những phần có ý nói về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và em.

  • Em đã học được điều gì từ câu này?

Đọc đoạn sau đây và tìm kiếm thêm những sự hiểu biết sâu sắc có ý nghĩa đối với em.

Trong 2 Cô Rinh Tô 5:21, Phao Lô dạy rằng mặc dù Chúa Giê Su chẳng bao giờ phạm tội, nhưng trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và trên thập tự giá ở Đồi Sọ, Ngài đã nhận lấy gánh nặng và hậu quả của những tội lỗi của chúng ta. Khi tha thiết tìm cách được tha thứ và trở thành một “sinh linh mới”, chúng ta chấp nhận lời đề nghị của Chúa Giê Su Ky Tô rằng nếu chúng ta có đức tin nơi Ngài và hối cải tội lỗi của mình, thì Ngài sẽ gánh lấy tội lỗi của chúng ta và chúng ta có thể nhận được sự công bình của Ngài. Theo cách này, chúng ta sẽ được trở nên thanh khiết, giống như Ngài thanh khiết vậy (xin xem thêm Cô Lô Se 2:13–14; 1 Phi E Rơ 2:24).

  • Làm thế nào mà những lời giảng dạy trong 2 Cô Rinh Tô 5:21 giúp em hiểu rõ hơn tại sao chúng ta có thể trở thành những sinh linh mới trong Đấng Ky Tô và điều đó thực sự có ý nghĩa gì?

  • Vị Nam Tử vô tội của Thượng Đế có thể đã trải qua những suy nghĩ và cảm xúc nào khi Ngài sẵn lòng nhận lấy tội lỗi của em để em có thể được hòa thuận cùng Thượng Đế và thay đổi? (Hãy cân nhắc đọc Ê Sai 49:16Giáo Lý và Giao Ước 19:18 trước khi trả lời câu hỏi này.)

6:24

I Know His Grace Is There When I Fall | His Grace

“Who am I?” thought Josh as he prayed in his small closet seeking God’s help to break his drug addiction. Praying in secret, he was filled with love and light and warmth that he wanted to feel forever.

Hãy suy ngẫm về cách mà em, hoặc người nào đó mà em quen biết, đã trải qua sự chữa lành và giải hòa mà Đấng Cứu Rỗi ban cho qua Sự Chuộc Tội của Ngài.

Hãy suy ngẫm về những nguyên tắc phúc âm có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn và cảm thấy tầm quan trọng của những hành động đó. Đọc lại phần mô tả hoàn cảnh sống hiện tại và mối quan hệ của em với Thượng Đế mà em đã viết ở đầu bài học. Sau đó, hãy dành vài phút để suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Việc được hòa thuận vĩnh cửu cùng Thượng Đế có thể được nhìn nhận hoặc cảm nhận như thế nào?

  • Trong những phương diện nào mà em muốn trở thành một người mới qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em đã có những kinh nghiệm nào trong cuộc sống mà cho thấy Chúa Giê Su Ky Tô sẵn lòng giúp em thay đổi?

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Việc suy ngẫm hữu ích như thế nào?

  • Em đã học được điều gì trong bài học này về những cảm nghĩ và mong muốn mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho mình?

Học hỏi, cảm nhận và thực hiện

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy viết những điều em đã học hỏi và cảm nhận được hôm nay mà có ý nghĩa nhất đối với mình và lý do tại sao. Viết ra những điều em cảm thấy được soi dẫn để làm điều có thể giúp mình được hòa thuận cùng Thượng Đế và trở thành “một sinh linh mới” trong Đấng Ky Tô. Em có thể mong đợi nhìn thấy những thay đổi nào ở mình (trong một năm, hai năm hoặc năm năm) với tư cách là người đã thực sự được thay đổi trong Đấng Ky Tô?

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm? 

Làm cách nào mà điều đó có thể giúp tôi sống theo phúc âm của Đấng Ky Tô và trở thành “một sinh linh mới” trong Ngài?

Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Ulisses Soares, thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ.

Đức tin và sự cải đạo được gia tăng như vậy sẽ giúp chúng ta lập và tuân giữ các giao ước với Thượng Đế, do đó củng cố ước muốn của chúng ta noi theo Chúa Giê Su và nảy sinh một sự biến đổi thuộc linh đích thực nơi chúng ta—nói cách khác, biến đổi chúng ta trở thành một sinh linh mới, như đã được Sứ Đồ Phao Lô dạy trong thư của ông gửi cho người Cô Rinh Tô (2 Cô Rinh Tô 5:17). Sự biến đổi này sẽ mang lại cho chúng ta một cuộc sống hạnh phúc, hữu ích và lành mạnh hơn và giúp chúng ta duy trì một viễn cảnh vĩnh cửu.

(Ulisses Soares, “Làm Sao Tôi Có Thể Hiểu Được?,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 6)

2 Cô Rinh Tô 5:17–21. Làm cách nào tôi có thể hiểu rõ hơn những điều Phao Lô đã dạy trong những câu này?

Phần giải thích sau đây có thể giúp em hiểu một số từ và cụm từ trong những câu này:

Trở thành “một sinh linh mới” có nghĩa là “tấm lòng, sắc mặt, và bản tính của chúng ta sẽ [được] biến đổi để trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn” (Benjamin M. Z. Tai, “Quyền Năng của Sách Mặc Môn trong Sự Cải Đạo”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 47).

Đấng Ky Tô “chẳng kể tội lỗi cho loài người” có nghĩa là nhờ vào những điều Đấng Ky Tô đã làm cho chúng ta, khi chúng ta được hòa thuận cùng Thượng Đế, tội lỗi của chúng ta không còn chống lại chúng ta.