Lớp Giáo Lý
2 Ti Mô Thê 4


2 Ti Mô Thê 4

“Ta Đã Giữ Được Đức Tin”

Việc sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đã ban phước cho chúng ta trong nhiều phương diện. Mặc dù chúng ta sẽ phải đương đầu với những thử thách và sự ngược đãi, nhưng qua đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể tiếp tục quả cảm cho đến cùng. Sau nhiều thập kỷ cố gắng noi theo Đấng Cứu Rỗi, Phao Lô biết mình sẽ sớm bị giết. Trong bức thư cuối cùng gửi cho Ti Mô Thê, ông bày tỏ lý do tại sao việc tiếp tục trung tín lại đáng giá đối với ông và đối với tất cả những ai chọn kiên trì trong đức tin. Bài học này nhằm giúp em trở nên hoặc tiếp tục cam kết làm môn đồ suốt đời cho Chúa Giê Su Ky Tô.

Kiên trì một cách trung tín

Hãy tưởng tượng em sẽ như thế nào khi biết rằng mình sắp qua đời.

  • Em hy vọng có thể nói gì về cuộc sống của mình khi ngày đó đến?

  • Điều gì sẽ quan trọng đối với em lúc bấy giờ? Điều gì sẽ không quan trọng?

  • Em nghĩ nỗ lực noi theo Đấng Cứu Rỗi suốt cuộc đời sẽ ảnh hưởng như thế nào đến em vào thời điểm đó?

Sau nhiều thập kỷ phục vụ quả cảm với tư cách là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, Phao Lô đã viết thư cho Ti Mô Thê từ một nhà tù ở Rô Ma vì biết rằng ông sẽ sớm bị xử tử. Đây có thể là bức thư cuối cùng mà Phao Lô viết mà được đưa vào Kinh Tân Ước. Chúng ta được ban phước khi có thể đọc được một số suy nghĩ cuối cùng của người đàn ông cao trọng này khi ông suy ngẫm về cuộc đời mình và cái chết đang đến gần.

Phao Lô so sánh nỗ lực tiếp tục trung tín của mình với hai hành động khác. Hãy đọc 2 Ti Mô Thê 4:6–7, tìm kiếm những sự so sánh của Phao Lô.

Hai người đàn ông trong một công viên đang chơi quyền anh trên một võ đài với một người đàn ông làm Trọng Tài.
Hai thanh niên ở ngoài trời. Họ đang chạy trên một đường đua. Đây là ở Lisbon, Bồ Đào Nha.
  • Tại sao việc chiến đấu hết sức và hoàn thành một cuộc đua có thể là những cách so sánh hiệu quả với việc giữ vững đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong suốt cuộc đời?

Hãy suy ngẫm trong một phút xem em đang tiến triển như thế nào vào thời điểm này trong cuộc đời của mình trong cuộc đua hoặc cuộc chiến của em để tiếp tục trung tín với Đấng Ky Tô. Em đã bao giờ cảm thấy mệt mỏi, bị đánh đập hoặc bị thương chưa? Em đã bao giờ bị cám dỗ để từ bỏ chưa? Đấng Cứu Rỗi đã giúp em như thế nào trong những tình huống này? Khi em học hôm nay, hãy suy ngẫm xem tại sao em nên tiếp tục chạy đua hoặc chiến đấu trong cuộc chiến làm môn đồ.

Những điều Đấng Cứu Rỗi ban cho những người trung tín

Hãy đọc 2 Ti Mô Thê 4:8, tìm kiếm các phước lành mà Đấng Cứu Rỗi đã chuẩn bị cho Phao Lô và tất cả những người kiên trì, trung tín.

Mão triều thiên này là biểu tượng cho cuộc sống vĩnh cửu với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, còn được gọi là sự tôn cao.

  • Em nghĩ tại sao Phao Lô mô tả phước lành này, được Chúa Giê Su Ky Tô ban cho chúng ta, là “mão triều thiên của sự công bình”?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ đoạn này là: Nhờ có Chúa Giê Su Ky Tô, tất cả những người kiên trì trung tín đến cùng sẽ nhận được cuộc sống vĩnh cửu.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Trả lời ít nhất hai trong số các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Cụm từ “kiên trì đến cùng” có nghĩa là gì đối với em? Bây giờ em phải kiên trì chịu đựng về những phương diện nào? Điều gì làm cho sự kiên trì đến cùng là một thử thách?

  • Đấng Cứu Rỗi là tấm gương toàn hảo về việc kiên trì đến cùng trong những phương diện nào? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19).

  • Sự kiên trì đến cùng của Đấng Cứu Rỗi ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm xem những ai có thể được ảnh hưởng nhờ vào lựa chọn kiên trì đến cùng của em.

Hy vọng của chúng ta là ở Chúa Giê Su Ky Tô

Anh Cả L. Tom Perry (1922–2015) thuộc Nhóm Túc Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích rằng vì việc kiên trì đến cùng là vô cùng khó khăn nên chúng ta không thể thành công một mình. Ông dạy rằng:

Ảnh chân dung chính thức cuối cùng của Anh Cả L. Tom Perry thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2004. Qua đời ngày 30 tháng Bảy năm 2015.

Việc kiên trì đến cùng dứt khoát không phải là một công việc tự làm được một mình. … Nó đòi hỏi quyền năng cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi.

(L. Tom Perry, “Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 46)

Giống như Phao Lô, nhiều người khác đã kiên trì đến cùng với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi. Hãy đọc ít nhất hai đoạn trong số các đoạn sau đây từ Sách Mặc Môn. Tìm kiếm xem mối quan hệ với Đấng Cứu Rỗi đã ảnh hưởng như thế nào đến mỗi vị tiên tri này khi họ kiên trì trung tín cho đến cuối đời.

  • Các môn đồ này mô tả như thế nào về mối quan hệ của họ với Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Mối quan hệ đó ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của họ về cái chết của họ?

Em sẽ đưa ra lời khuyên gì?

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em sẽ đưa ra lời khuyên nào cho một người trung tín đang lo lắng rằng họ không đủ sức để kiên trì?

  • Em có thể nói gì với một người đã ngừng noi theo Đấng Cứu Rỗi và bây giờ cảm thấy rằng đã quá muộn để bắt đầu lại? Làm cách nào em có thể sử dụng tấm gương về cuộc đời của Phao Lô để giúp họ thấy rằng Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta thay đổi và bắt đầu lại?

  • Họ có thể thực hiện những bước nào để tìm đến sự giúp đỡ từ Đấng Cứu Rỗi?

Sứ điệp nào cho em?

Hãy quay lại 2 Ti Mô Thê 4 và đọc các câu 6–8, 18. Hãy tưởng tượng em trong tương lai, em có thể nói những điều Phao Lô đã nói khi gần đến cuối cuộc đời mình. Rồi trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Em cảm thấy Cha Thiên Thượng dành cho em sứ điệp gì?

  • Làm thế nào mà những điều em học được và cảm thấy hôm nay giúp em hiểu rõ hơn về sự cần thiết của Chúa Giê Su Ky Tô đối với em?

  • Em cảm thấy được thúc giục để làm điều gì?

Tùy Chọn: Muốn Tìm Hiểu Thêm?

Chúng ta kiên trì đến cùng bằng cách nào?

Anh Cả L. Tom Perry (1922–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Ảnh chân dung chính thức cuối cùng của Anh Cả L. Tom Perry thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2004. Qua đời ngày 30 tháng Bảy năm 2015.

Việc kiên trì đến cùng đòi hỏi sự trung tín đến cùng, như trong trường hợp của Phao Lô, là người đã nói với Ti Mô Thê: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin” (2 Ti Mô Thê 4:7). Hiển nhiên, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, mà là khó khăn, gay go và cuối cùng [thanh tẩy chúng ta] khi chúng ta chuẩn bị trở về sống với Cha Thiên Thượng của chúng ta và lãnh nhận các phước lành.

(L. Tom Perry, “Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 46)

Hãy xem video “Kiên Trì đến Cùng” (2:04), có trên trang ChurchofJesusChrist.org, tìm kiếm cách Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, trước đây thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã giúp trả lời câu hỏi này.

2:6

Endure to the End

(D&C 14:7) President Dieter F. Uchtdorf teaches how to endure to the end.

Nếu đôi khi thật khó để nhìn thấy những phước lành của những người vẫn tiếp tục trung tín thì sao?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Bức ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Jeffrey R. Holland. Được chụp vào tháng Một năm 2018.

Các anh chị em đừng bỏ cuộc. Anh chị em cứ tiếp tục bước đi. Anh chị em cứ tiếp tục cố gắng. Có sự giúp đỡ và hạnh phúc ở phía trước. … Cuối cùng thì mọi việc đều sẽ ổn thỏa. Hãy tin cậy Thượng Đế và tin vào những điều tốt đẹp sẽ đến.

Một số phước lành đến sớm, một số phước lành đến muộn, và một số phước lành không đến cho đến lúc ở trên thiên thượng; nhưng đối với những người nào hoàn toàn chấp nhận và tuân theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, thì những phước lành đó sẽ đến.

(Jeffrey R. Holland, “An High Priest of Good Things to Come,” Ensign, tháng Mười Một năm 1999, trang 38)