Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 11


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 11

Hiểu Rõ và Áp Dụng

Painting of Christ reading to people from a scroll in a synagogue.

Bài học này sẽ giúp em xem lại những lẽ thật có trong các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và sẽ giúp em tập áp dụng những lẽ thật này trong nhiều trường hợp khác nhau.

Ôn lại các đoạn thông thạo giáo lý

Hãy dành chút thời gian để ôn lại những đoạn thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước. Em biết rõ những đoạn nào? Em ít quen thuộc với đoạn nào?

  • Những đoạn này dạy những lẽ thật nào mà có ý nghĩa đặc biệt với em?

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Lu Ca 2:10–12

“Ấy là hôm nay tại thành Đa Vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là [Ky Tô], là Chúa.”

Giăng 3:5

“Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

Giăng 3:16

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài.”

Ma Thi Ơ 5:14–16

“Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy.”

Ma Thi Ơ 11:28–30

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

Ma Thi Ơ 16:15–19

Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi.”

Giăng 7:17

“Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý.”

Ma Thi Ơ 22:36–39

“Ngươi hãy yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Ngươi hãy yêu kẻ lân cận.”

Lu Ca 22:19–20

Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh: hãy dự phần Tiệc Thánh “để nhớ đến ta.”

Giăng 17:3

“Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng [Chúa Giê Su Ky Tô].”

Lu Ca 24:36–39

“Thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy Ta có.”

Một cách để ghi nhớ những lẽ thật trong thánh thư là liên hệ những lẽ thật này với những đồ vật hàng ngày. Chọn hai đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và xem lại cụm từ then chốt được liên kết với mỗi đoạn. Sau đó, làm những điều như sau với mỗi đoạn:

Christmas lit white lightbulbs
  • Vẽ hoặc chụp ảnh một đồ vật mà em cảm thấy liên quan đến cụm từ then chốt trong đoạn. (Ví dụ, đối với, Ma Thi Ơ 5:14–16 , em có thể vẽ hoặc chụp ảnh một cái đèn).

  • Viết một lời giải thích ngắn gọn về cách mà món đồ đó liên quan đến lẽ thật được dạy trong đoạn.

Kết nối những lẽ thật với cuộc sống của chúng ta

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy một lẽ thật có thể giúp chúng ta áp dụng những đoạn thông thạo giáo lý. Ông dạy rằng các nguyên tắc phúc âm “cung ứng quan điểm quý báu về lẽ thật vĩnh cửu trong khi chúng ta đương đầu với những hoàn cảnh, thử thách, quyết định, và kinh nghiệm khác nhau của cuộc sống trần thế” (“Các Nguyên Tắc Phúc Âm của Ta,”Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 123–124). Các nguyên tắc có trong các đoạn thông thạo giáo lý có thể giúp chúng ta biết cách đương đầu với nhiều tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống của mình.

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 1. Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy hoàn thành sinh hoạt sau đây cho hai đoạn thông thạo giáo lý:

Mô tả một tình huống trong đó người nào đó có thể áp dụng một lẽ thật từ một đoạn thông thạo giáo lý mà em chọn. Giải thích cách làm thế nào việc áp dụng lẽ thật đó có thể giúp một người nhận được sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi.

Suy ngẫm về những lẽ thật của Đấng Cứu Rỗi

Hãy suy ngẫm về các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và các cụm từ then chốt được dạy trong nửa đầu của năm (xin xem biểu đồ có trước đó trong bài học).

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 2. Hãy hoàn tất phần sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

Viết một lá thư ngắn cho một người sắp bắt đầu học lớp giáo lý và không biết về các đoạn thông thạo giáo lý. Giải thích cho họ biết các đoạn này sẽ giúp họ biết rõ hơn về Đấng Cứu Rỗi như thế nào và sẽ cung cấp cho họ câu trả lời cho những câu hỏi và thử thách có thể nảy sinh trong cuộc sống của họ. Hãy cân nhắc chia sẻ một ví dụ về thời điểm mà em hoặc người nào đó em biết đã được ban phước khi biết và nhớ đến những lẽ thật của Đấng Cứu Rỗi được dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý.