Lớp Giáo Lý
Hê Bơ Rơ 7–10


Hê Bơ Rơ 7–10

“Nhận Được Sự Cứu Chuộc Vĩnh Cửu cho Chúng Ta”

Hình ghép gồm hình ảnh một thầy tư tế thời Cựu Ước dâng lên một lễ vật hy sinh, và hình ảnh Chúa Giê Su Ky Tô trên cây thập tự.

Em đã bao giờ trải qua một thời điểm mà em cần được xác nhận đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô chưa? Có khi nào em cảm thấy rằng mình cần thêm một chút trợ giúp để tiếp tục đi trên con đường giao ước không? Các Thánh Hữu người Hê Bơ Rơ đang tìm kiếm sự trấn an về đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô và quyền năng cứu rỗi của Ngài. Phao Lô đã viết thư cho họ để đưa ra lời trấn an này. Ông nhắc họ nhớ rằng chính luật Môi Se đã chỉ ra Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài là nguồn gốc thật sự của sự cứu rỗi. Bài học này nhằm giúp củng cố đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc của em bằng cách giúp em hiểu các biểu tượng thời xưa trong luật Môi Se.

“Tất cả mọi vật đều làm chứng về [Chúa Giê Su Ky Tô]” (Môi Se 6:63)

Hãy tìm một đồ vật gần đó mà khiến em nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô hoặc có thể được sử dụng để làm chứng về Ngài. Suy ngẫm xem điều gì về đồ vật đó khiến em nhớ đến (hoặc tượng trưng cho) Chúa Giê Su Ky Tô.

Hoàn thành lời phát biểu sau đây bằng cách sử dụng đồ vật này:

nhắc tôi nhớ tới Chúa Giê Su Ky Tô vì .”

  • Làm thế nào mà những biểu tượng và lối so sánh như thế này có thể giúp em hiểu sâu hơn về Chúa Giê Su Ky Tô và những điều Ngài đã làm cho chúng ta?

Thánh thư ghi lại rằng tất cả những điều Thượng Đế ban cho đều làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô (ví dụ, xin xem 2 Nê Phi 11:4; Môi Se 6:63).

  • Việc ghi nhớ điều này có thể giúp em như thế nào?

Các nghi lễ và các giáo lễ của luật Môi Se có mục đích làm một “khuôn mẫu” hoặc “biểu tượng” hướng dân Y Sơ Ra Ên đến Chúa Giê Su Ky Tô và sự hy sinh chuộc tội của Ngài (xin xem 2 Nê Phi 11:4; Gia Cốp 4:4–5; Mô Si A 3:15). Trong Bức Thư gửi cho người Hê Bơ Rơ, Phao Lô thảo luận về tính biểu tượng của luật Môi Se và đền tạm thời xưa để nhắc nhở Các Thánh Hữu về việc họ cần đến Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Ông muốn giúp Các Thánh Hữu người Do Thái tiếp tục trung tín với Chúa Giê Su Ky Tô thay vì quay lại với việc tuân theo luật Môi Se—và những lời giảng dạy của ông cũng có thể giúp ích cho chúng ta khi chúng ta cố gắng tiếp tục trung tín với Đấng Cứu Rỗi ngày nay. Trong bài học này, em sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn cách mà những biểu tượng trong thánh thư hướng chúng ta đến Chúa Giê Su Ky Tô và làm chứng về Ngài.

Các thầy tư tế theo ban của Mên Chi Xê Đéc

Trong Bức Thư của Phao Lô gửi cho người Hê Bơ Rơ, thầy tư tế thượng phẩm và các thầy tư tế khác của dân Y Sơ Ra Ên thời xưa tượng trưng cho Chúa Giê Su Ky Tô.

Một người đàn ông mặc bộ trang phục của một Thầy Tư Tế Thượng Phẩm tại mô hình Đền Tạm của Người Do Thái.

Một vai trò của các thầy tư tế là hành động như những người trung gian, tượng trưng cho việc đứng giữa con người và Thượng Đế. Họ thực hiện vai trò này bằng cách hằng ngày dâng của lễ hy sinh bằng con vật cho những tội lỗi và sự phạm giới của dân Y Sơ Ra Ên (xin xem Lê Vi Ký 1; Hê Bơ Rơ 10:11). Việc này đã được thực hiện trong đền tạm.

Hãy đọc Hê Bơ Rơ 7:22–28, lưu ý Bản Dịch Joseph Smith cho Hê Bơ Rơ 7:25–26 (có trong phần Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục). Hãy tìm kiếm xem làm thế nào mà các việc làm của những thầy tư tế thượng phẩm này giúp chúng ta hiểu rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã dâng chính mạng sống của Ngài làm của lễ hy sinh cho tội lỗi của chúng ta. Hãy suy ngẫm các định nghĩa sau đây trong khi em nghiên cứu:

  • “Đấng bảo lãnh” trong Hê Bơ Rơ 7:22 dùng để chỉ một người đảm bảo cho khoản nợ tài chính của người khác.

  • “Cái giao ước rất tôn trọng hơn cái trước” đề cập đến giao ước phúc âm lớn hơn được Đấng Ky Tô thiết lập.

  • “Ngài” trong Hê Bơ Rơ 7:24 dùng để chỉ Chúa Giê Su Ky Tô.

  • “Toàn vẹn” trong Hê Bơ Rơ 7:25 có nghĩa là “hoàn toàn” và “vĩnh cửu.”

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Những từ hoặc cụm từ nào trong các câu này có ý nghĩa nhất đối với em? Tại sao?

  • Điều gì trong những câu này dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã dâng chính mạng sống của Ngài làm của lễ hy sinh cho tội lỗi của chúng ta?

  • Em biết gì về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc những kinh nghiệm nào em đã có với Ngài khiến em tin tưởng rằng Ngài có thể cứu rỗi mình?

Tính biểu tượng của đền tạm thời xưa

Hình ảnh mô tả đền tạm của dân Y Sơ Ra Ên trong vùng hoang dã. Đền tạm được nhìn từ trên cao xuống. Chúng ta thấy được cả bên trong lẫn bên ngoài đền tạm.
Sơ đồ Đền Tạm của Môi Se.

Mỗi năm một lần, vào Ngày Lễ Chuộc Tội (xin xem Lê Vi Ký 16), thầy tư tế thượng phẩm thực hiện các lễ hiến tế con vật đặc biệt trước khi bước vào phần của đền tạm được gọi là nơi thánh thiện nhất (hay còn được gọi là Nơi Chí Thánh). Phần này của đền tạm tượng trưng cho vương quốc thiên thượng, hay là nơi có sự hiện diện của Thượng Đế. Những của lễ hy sinh này và những hành động của thầy tư tế thượng phẩm nhằm tượng trưng cho cách Chúa Giê Su, Thầy Tư Tế Thượng Phẩm Cao Trọng, sẽ thực hiện sự hy sinh mà chuẩn bị một cách thức cho loài người bước vào sự hiện diện của Thượng Đế (xin xem Hê Bơ Rơ 9:1–15).

Nếu có thể, hãy xem video “The Tabernacle” (7:18) để hiểu rõ hơn về các hình ảnh biểu tượng này. Video này có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

2:3

The Tabernacle

(Exodus 25-30) A video explaining the Tabernacle and its importance.

Hình ghép gồm hình ảnh một thầy tư tế thời Cựu Ước dâng lên một lễ vật hy sinh, và hình ảnh Chúa Giê Su Ky Tô trên cây thập tự.

Tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây khi em đọc Hê Bơ Rơ 9:11–15, 24, 28 hoặc Hê Bơ Rơ 10:4, 10–17.

  • Em có thể học hỏi được điều gì từ các câu này về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài?

  • Dựa trên những câu này, những phước lành nào có thể đến với chúng ta nhờ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Những phước lành đã hứa của Đấng Cứu Rỗi dạy cho em điều gì về những điều Ngài muốn dành cho em?

  • Làm thế nào em thể hiện lòng biết ơn của mình về những điều mà Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho em?

Suy ngẫm xem việc nghiên cứu những phép so sánh và tính biểu tượng trong bài học này đã giúp em như thế nào để hiểu rõ hơn về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.

  • Một số biểu tượng nào trong thời kỳ của chúng ta hướng chúng ta đến Chúa Giê Su Ky Tô?

Suy ngẫm xem việc thường xuyên tìm kiếm những điều biểu trưng cho Chúa Giê Su Ky Tô có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với Ngài. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh để nhận ra cách em có thể làm điều này thường xuyên hơn trong việc học thánh thư riêng cá nhân của mình. Hành động theo bất kỳ thúc giục nào em nhận được.

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm? 

Ngày Lễ Chuộc Tội là gì?

Mỗi năm một lần vào ngày thánh của người Do Thái gọi là Ngày Lễ Chuộc Tội (còn gọi là Yom Kippur), thầy tư tế thượng phẩm được phép bước vào nơi thánh nhất (còn gọi là Nơi Chí Thánh) trong đền tạm, hoặc sau này là đền thờ Giê Ru Sa Lem. Tại bàn thờ dâng của lễ hy sinh, nằm ngay bên ngoài nơi thánh, thầy tư tế thượng phẩm hiến tế một con bò đực và một con dê đực. Sau đó, người này sẽ vẩy máu con vật vào những nơi được chỉ định ở nơi chí thánh để tượng trưng cho Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô cho những tội lỗi của bản thân mình và của dân chúng. Rồi thầy tư tế thượng phẩm chuyển tội lỗi của dân chúng lên một con dê đực khác (được gọi là con dê gánh tội) một cách tượng trưng, và con vật này được đưa vào vùng hoang dã, biểu thị cho việc xóa bỏ tội lỗi của dân chúng. Ông cũng hiến tế hai con chiên đực để làm của lễ thiêu cho bản thân ông và dân chúng. (Xin xem Bible Dictionary, “Fasts”; xin xem thêm Lê Vi Ký 16:22.)

10:47

The Mediator

A portrayal of the analogy Elder Boyd K. Packer used in his April 1977 general conference address. A young man who fails to pay a debt is saved from the grasp of justice through the mediation of a friend.