Lớp Giáo Lý
Hê Bơ Rơ 2–4


Hê Bơ Rơ 2–4

Đấng Cứu Rỗi Có Thể Giúp Chúng Ta trong Những Lúc Khó Khăn

Em đã bao giờ tự hỏi liệu có người nào khác thực sự hiểu những gì mình đang phải trải qua trong cuộc sống không? Sách Hê Bơ Rơ dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã từ ngôi thiên thượng của Ngài mà xuống thế gian để sống như một người hữu diệt và thực hiện Sự Chuộc Tội vô hạn cho chúng ta. Bởi vì Ngài đã chịu đau khổ nên Ngài hoàn toàn biết rõ chúng ta và biết cách thức hoàn hảo để giúp chúng ta. Bài học này có thể giúp em gia tăng sự tin tưởng rằng Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp em trong những lúc khó khăn.

Đấng Cứu Rỗi thấu hiểu

4:3

"Where Can I Turn for Peace?"

Special musical number: “Where Can I Turn for Peace?”

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy viết về điều gì đó mà em thực sự cần được giúp đỡ trong cuộc sống.

Trong bức thư gửi cho người Hê Bơ Rơ, Phao Lô đã dạy Các Thánh Hữu về Chúa Giê Su Ky Tô và cách Ngài có thể ban cho họ sức mạnh trong những hoàn cảnh mà họ gặp phải (xin xem Hê Bơ Rơ 4:16). Khi em nghiên cứu, hãy tìm kiếm cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp em.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy tạo một bảng biểu tương tự như sau:

Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô có thể hiểu tôi?

Chúa Giê Su Ky Tô có thể ban cho tôi những phước lành nào bởi vì Ngài hiểu tôi?

Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô có thể hiểu tôi?

Chúa Giê Su Ky Tô có thể ban cho tôi những phước lành nào bởi vì Ngài hiểu tôi?

Hãy đọc Hê Bơ Rơ 2:9–10, 13–184:12–16, tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi trong bảng biểu. Viết các câu trả lời bên dưới đề mục thích hợp. Lưu ý rằng Hê Bơ Rơ 2:9 và 16 nói đến việc Chúa Giê Su Ky Tô rời bỏ ngôi của Ngài trên thiên thượng để xuống sống như một người trần thế trên thế gian.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em đã học hỏi được gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà em cảm thấy có thể giúp ích cho mình hoặc những người khác?

  • Tại sao việc biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô có thể nhận thấy rõ “tư tưởng và ý định trong lòng” có thể là điều an ủi? (Hê Bơ Rơ 4:12).

  • Em hiểu gì từ câu “[Ngài] có thể cứu những kẻ bị cám dỗ”? (Hê Bơ Rơ 2:18). Lưu ý rằng từ được dịch là “bị cám dỗ” cũng có thể được dịch là “bị thử thách” hoặc “phải chịu thử thách.” Từ cứu có nghĩa là chạy đến để trợ giúp cho một người nào đó.

Một lẽ thật mà em có thể đã khám phá ra là bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau khổ và bị cám dỗ trong mọi sự nên Ngài hiểu chúng ta và có thể giúp đỡ chúng ta trong những lúc khó khăn. Tiên tri An Ma trong Sách Mặc Môn cũng dạy lẽ thật này. Hãy cân nhắc tham khảo chéo đoạn thông thạo giáo lý An Ma 7:11–13 với Hê Bơ Rơ 2:18.

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích cách để hiểu hơn về khả năng của Đấng Cứu Rỗi để thấu hiểu và giúp đỡ em. Em có thể muốn xem video “Mang Những Gánh Nặng của Họ Một Cách Dễ Dàng” (16:23), trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 12:15 đến 13:21 hoặc đọc lời phát biểu sau đây.

16:23

Mang Những Gánh Nặng của Họ Một Cách Dễ Dàng

David A. Bednar dạy rằng những thử thách của chúng ta giúp chúng ta học cách dựa vào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.

Anh Cả David A. Bednar, thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, ảnh chân dung chính thức. Năm 2020.

Không có nỗi đau đớn thể xác nào, nỗi thống khổ nào của tâm hồn, nỗi đau khổ nào của tinh thần hoặc nỗi đau lòng nào, sự đau ốm hay yếu đuối nào mà các anh chị em hay tôi đối phó trên trần thế mà Đấng Cứu Rỗi đã không trải qua trước. Trong một giây phút yếu đuối, chúng ta có thể kêu lên: “Không một ai hiểu nỗi niềm này cả. Không một ai biết cả.” Nhưng Vị Nam Tử của Thượng Đế hoàn toàn hiểu, vì Ngài đã cảm nhận và mang lấy gánh nặng của riêng chúng ta. Và vì sự hy sinh vô hạn và vĩnh cửu của Ngài (xin xem An Ma 34:14) nên Ngài có thể hoàn toàn thấu cảm và có thể ban cho chúng ta vòng tay thương xót của Ngài. Ngài có thể tìm đến, ảnh hưởng, giúp đỡ, chữa lành, và củng cố chúng ta cùng giúp chúng ta làm điều chúng ta có thể không bao giờ làm được nếu chỉ trông cậy vào khả năng của chính mình.

(David A. Bednar, “Mang Những Gánh Nặng của Họ Một Cách Dễ Dàng”, Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 90)

  • Làm thế nào mà An Ma 7:11–13 hoặc lời phát biểu của Anh Cả Bednar giúp em hiểu rõ hơn về khả năng của Đấng Cứu Rỗi để giúp đỡ em?

Hãy nghĩ về một ví dụ—từ cuộc sống của em, cuộc sống của những người khác hoặc thánh thư—minh họa cho sự hiểu biết toàn hảo của Đấng Cứu Rỗi về những kinh nghiệm và nhu cầu của chúng ta. Nếu em cần trợ giúp để nghĩ ra một ví dụ, hãy cân nhắc học Giăng 11:21–27, 32–36; Mô Si A 24:11–15 hoặc Giáo Lý và Giao Ước 122:5–9.

  • Làm thế nào mà ví dụ này có thể giúp em nương cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Vững lòng đến gần ngôi ơn phước

Đọc Hê Bơ Rơ 4:16, tìm kiếm những điều Phao Lô mời chúng ta làm để nhận được sự giúp đỡ mà chúng ta cần. Cân nhắc đánh dấu những gì em tìm thấy.

3:54

Reach Up to Him in Faith

President Russell M. Nelson teaches that just as the woman who was healed by touching the robe of Jesus, we can receive strength and direction by reaching out to Him as well.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em nghĩ “vững lòng đến gần ngôi ơn phước” có nghĩa là gì?

  • Chúng ta nên tin tưởng về điều gì khi đến gần Thượng Đế?

  • Việc “vững lòng đến gần ngôi ơn phước” có thể trông thấy ra sao hoặc có cảm giác như thế nào?

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Tấm lòng hạ cố của Chúa Giê Su Ky Tô là gì?

Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Quentin L. Cook. Được kêu gọi vào Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ vào ngày 6 tháng Mười năm 2007.

Tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về sự khiêm nhường và [hy sinh] cho toàn thể nhân loại là sự kiện sâu sắc nhất trong lịch sử. Đấng Cứu Rỗi, với [tư] cách là một thành viên trong Thiên Chủ Đoàn, đã sẵn sàng xuống thế gian [trong hình hài] một trẻ sơ sinh tầm thường và bắt đầu cuộc sống gồm có việc giảng dạy và chữa lành cho các anh chị em của Ngài cùng chịu đựng sự đau đớn tột bậc không tả xiết trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và trên thập tự giá để làm toàn vẹn Sự Chuộc Tội của Ngài. Hành động yêu thương và khiêm nhường này của Đấng Ky Tô được biết đến như là tấm lòng hạ cố của Ngài. Ngài làm điều này cho mỗi người nam và người nữ mà Thượng Đế đã hoặc sẽ tạo sinh.

(Quentin L. Cook, “Những Việc Thường Ngày Mang Tính Vĩnh Cửu”, Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 52)

Hê Bơ Rơ 4:15. Chúa Giê Su có thực sự “bị thử thách cũng như chúng ta” không?

Chủ Tịch Howard W. Hunter (1907–1995) đã dạy như sau:

Howard W. Hunter

Điều quan trọng cần phải nhớ là dù Chúa Giê Su có khả năng phạm tội, rằng Ngài có thể đã chịu thua, rằng kế hoạch của sự sống và sự cứu rỗi có thể đã bị thất bại, nhưng Ngài vẫn luôn trung thành. Nếu Ngài không có khả năng nhượng bộ sự cám dỗ của Sa Tan, thì đã không có thử thách thực sự, không có chiến thắng đích thực nào trong kết quả. Nếu Ngài bị tước bỏ khả năng để phạm tội, thì Ngài sẽ như bị tước bỏ quyền tự quyết của chính mình. Chính Ngài đã đến để bảo vệ và đảm bảo quyền tự quyết của loài người. Ngài vẫn phải có năng lực và khả năng để phạm tội nếu Ngài muốn làm như vậy. Như Phao Lô đã viết: “Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu” (Hê Bơ Rơ 5:8); và Ngài “bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội” (Hê Bơ Rơ 4:15). Ngài là Đấng hoàn hảo và không có tội, không phải vì Ngài phải như vậy, mà là vì Ngài đã quyết tâm và rõ ràng muốn trở thành như vậy.

(Howard W. Hunter, “The Temptations of Christ,” Ensign, tháng Mười Một năm 1976, trang 19)

Hê Bơ Rơ 4:16. Ý nghĩa của “ngôi ơn phước” là gì?

“Trong nhiều nền văn hóa thời xưa, để tiếp cận ngai vàng của một vị vua dù không được mời thì phải liều mạng, nhưng với lời mời của nhà vua, người ta có thể đến gần và nói chuyện với sự đảm bảo. Để đến gần Thượng Đế một cách ‘vững lòng’ có nghĩa là có sự tin tưởng rằng Thượng Đế muốn chúng ta đến gần ngôi của Ngài và rằng chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ của Ngài” (Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Học Viên [năm 2018], trang 477).

Khi đề cập đến lòng thương xót mà Thượng Đế ban cho chúng ta, Anh Cả Jeffrey R. Holland Thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Ảnh Chân Dung Chính Thức của Anh Cả Jeffrey R. Holland. Được chụp vào tháng Một năm 2018.

Chắc chắn điều Thượng Đế vui thích nhất về việc làm Thượng Đế chính là niềm vui có được lòng thương xót, nhất là đối với những người không trông mong nhận được và thường cảm thấy rằng họ không đáng nhận được lòng thương xót đó.

(Jeffrey R. Holland, “Những Người Làm Công trong Vườn Nho,” Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 33)