Lớp Giáo Lý
Gia Cơ 2


Gia Cơ 2

“Đức Tin Không Sanh Ra Việc Làm, Thì Tự Mình Nó Chết”

Giới trẻ đang thực hiện một dự án phục vụ ở Úc

Có thể có sự khác biệt giữa một người nói rằng họ tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và một người thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô không? Gia Cơ đưa ra một điểm khác biệt quan trọng rằng đức tin chân chính nơi Chúa Giê Su Ky Tô không chỉ được phản ánh trong những điều một người nghĩ hoặc nói, mà còn trong những điều họ làm. Bài học này sẽ cho phép em xem xét cách em có thể thực hành đức tin một cách trọn vẹn hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô qua những hành động ngay chính.

Nhận được phước lành—giống như thắp lửa

Em có đang tìm kiếm một phước lành hay một câu trả lời cho lời cầu nguyện từ Cha Thiên Thượng không? Có thể là hữu ích khi so sánh tiến trình tìm kiếm những phước lành này với việc bắt đầu thắp lửa để nhận được ánh sáng và sức nóng từ ngọn lửa đó.

  • Em sẽ thực hiện những bước nào để nhóm lửa?

  • Hành động quẹt que diêm quan trọng như thế nào?

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ để biết việc nhận được phước lành giống như thắp lửa ra sao. Em cũng có thể xem “Được Phước Lành Nhiều”, trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ phút 1:02 đến 3:27.

2:3

Được Phước Lành Nhiều

Anh Cả Renlund dạy rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mong muốn ban phước cho chúng ta nhưng chúng ta phải có đức tin nơi Đấng Ky Tô và hành động theo những luật pháp mà các phước lành được dựa vào.

Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, tháng Một năm 2016.

Chúng ta hãy ví các phước lành của thiên thượng với một đống gỗ lớn. … [Đống gỗ này] chứa một lượng nhiên liệu khổng lồ, có khả năng tạo ra ánh sáng và nhiệt trong nhiều ngày. …

Để năng lượng trong đống gỗ được thải ra, que diêm cần được quẹt và nhóm lửa. Đống mồi nhóm sẽ nhanh chóng bắt lửa và khiến những mảnh gỗ lớn hơn bị đốt cháy. …

Việc quẹt diêm và đốt đống mồi nhóm là những hành động nhỏ cho phép năng lượng tiềm năng của đống gỗ được thải ra. Khi que diêm chưa được quẹt, thì không có gì xảy ra, bất kể kích thước của đống gỗ. …

Tương tự như vậy, hầu hết các phước lành mà Thượng Đế mong muốn ban cho chúng ta đều đòi hỏi chúng ta phải hành động—hành động dựa trên đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô. … Mặc dù vậy, hành động được đòi hỏi luôn nhỏ bé khi so sánh với những phước lành mà cuối cùng chúng ta nhận được.

(Dale G. Renlund, “Được Phước Lành Nhiều”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 70)

  • Em đạt được những hiểu biết sâu sắc nào từ phép so sánh của Anh Cả Renlund?

  • Em nghĩ hành động “dựa trên đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô” có nghĩa là gì?

Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Em có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong những phương diện nào? Em đã thực hiện những hành động nào vì đức tin này?

  • Em đã nhận được câu trả lời nào và những phước lành nào khác từ Thượng Đế khi thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Có những phương diện nào khác mà em cảm thấy Chúa muốn em hành động theo đức tin không? Tại sao?

Hãy cầu nguyện để Cha Thiên Thượng hướng dẫn em khi em tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này trong quá trình học tập của mình.

Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Gia Cơ đã dùng một phép so sánh khác để dạy cho chúng ta tầm quan trọng của việc hành động với đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy đọc Gia Cơ 2:14–16 và thử tưởng tượng em sẽ nghĩ gì nếu chứng kiến tình huống này. (Từ “không quần áo mặc” trong câu 15 có nghĩa là không có quần áo lành lặn.)

  • Em có thể học được điều gì từ phép so sánh của Gia Cơ?

Hãy đọc Gia Cơ 2:17–18, 26 (xin xem thêm Gia Cơ 1:22) và tìm kiếm lẽ thật mà Gia Cơ đã minh họa qua phép so sánh này.

Biểu tượng Thông Thạo Giáo Lý (màu xanh dương). Hình ảnh một cuốn sách đang mở. Gia Cơ 2:17–18 là một đoạn thông thạo giáo lý. Hãy cân nhắc đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách đặc biệt để em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

  • Em sẽ tóm tắt những điều mà Gia Cơ đã dạy như thế nào?

Một cách để nói rõ lẽ thật mà Gia Cơ đã dạy là đức tin chân chính nơi Chúa Giê Su Ky Tô đòi hỏi phải có hành động ngay chính.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô muốn chúng ta biến đức tin của mình thành hành động?

  • Làm thế nào việc nhớ đến Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô và lòng nhân từ của Ngài có thể thúc đẩy chúng ta hành động theo niềm tin của mình?

Các tấm gương hành động theo đức tin

Em có thể sẽ được soi dẫn khi nghĩ về tấm gương của những người hành động theo đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy đọc Gia Cơ 2:21–25 và nhận ra tấm gương của những người trong Kinh Cựu Ước đã hành động với đức tin.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em có thể nghĩ đến ai, dù từ cuộc sống của mình hay từ thánh thư, là người minh họa cho việc biến đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô thành hành động? Em học được điều gì từ tấm gương này?

  • Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương về những việc ngay chính bằng cách nào? Làm thế nào mà những hành động ngay chính của chúng ta giúp chúng ta trở nên giống như Ngài hơn?

Mở ra các phước lành qua các hành động được đức tin soi dẫn

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã đưa ra thử thách sau đây liên quan đến đức tin và những hành động của chúng ta:

Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Russell M. Nelson được chụp vào tháng Một năm 2018

Cần có nỗ lực để làm giỏi bất cứ điều gì. Việc trở thành môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô cũng không phải là ngoại lệ. Việc gia tăng đức tin và sự tin cậy của anh chị em nơi Ngài cần phải có nỗ lực. …

…Anh chị em sẽ làm gì nếu anh chị em có nhiều đức tin hơn? Hãy nghĩ về điều đó. Hãy viết về điều đó. Vậy thì hãy nhận nhiều đức tin hơn bằng cách làm một điều gì đó mà đòi hỏi nhiều đức tin hơn.

(Russell M. Nelson, “Đấng Ky Tô Đã Sống Lại; Đức Tin nơi Ngài Sẽ Dời Được Núi”, Liahona, năm 2021, trang 103)

Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Em sẽ làm gì nếu em có nhiều đức tin hơn?

  • Em có thể thực hiện các bước nào để hành động theo những ấn tượng của em?

Hãy dành một phút để bắt đầu hành động theo những ấn tượng của em. Ví dụ: tùy thuộc vào những điều em cảm thấy mình nên làm, em có thể gửi một tin nhắn, dâng lời cầu nguyện, ghi lời nhắc vào lịch hoặc lên kế hoạch cho những điều em sẽ làm tiếp theo.

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Những lời dạy của Gia Cơ về đức tin và việc làm có đi ngược lại những lời dạy của Phao Lô không?

Trong ngữ cảnh của Gia Cơ 2:14, Gia Cơ đã sử dụng từ việc làm khác với cách Sứ Đồ Phao Lô đã sử dụng. Khi Phao Lô sử dụng từ việc làm, ông muốn nói đến những công việc của luật Môi Se (xin xem Rô Ma 3:27–31Ga La Ti 2:15–16). Khi Gia Cơ sử dụng từ việc làm, ông muốn nói đến những hành động ngoan đạo hoặc những việc làm ngay chính.

Đức tin không có việc làm là đức tin chết, nhưng việc làm mà không có đức tin thì sao?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Anh Cả David A. Bednar, thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, ảnh chân dung chính thức. Năm 2020.

Đức tin chân chính tập trung nơi Chúa Giê Su Ky Tô và luôn luôn dẫn đến hành động ngay chính. … Chỉ hành động không thôi thì không phải là đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi, mà hành động theo các nguyên tắc đúng mới là thành phần chính của đức tin.

(David A. Bednar, “Phải Lấy Đức Tin mà Cầu Xin,” Liahona, tháng năm năm 2008, trang 95)