Lớp Giáo Lý
Mác 5:21–24, 35–43


Mác 5:21–24, 35–43

Chúa Giê Su Ky Tô Chữa Lành Con Gái của Giai Ru

Jesus is smiling at the daughter of Jairus who was raised from the dead, her father is in the foreground and some disciples in the background.

Chúa Giê Su làm cho con gái của Giai Ru sống lại từ cõi chết. Mục đích của bài học này là nhằm giúp em thực hành đức tin và sự tin cậy nơi Đấng Ky Tô trong những lúc sợ hãi và hoang mang.

Thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Trong bài học hôm nay, các em sẽ nghiên cứu thêm về việc thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô ngay cả trong những lúc hoang mang và sợ hãi. Hãy suy ngẫm về bất kỳ tình huống nào có thể tạo ra sự hoang mang hoặc sợ hãi trong cuộc sống của chính em. Liệt kê một hoặc hai trong số tình huống này vào nhật ký ghi chép việc học tập của các em.

  • Đức tin của các em như thế nào trong những tình huống này? Hãy viết ra suy nghĩ của các em trong một đến hai câu.

Khi học bài học này, hãy lắng nghe những sự thúc giục từ Thánh Linh mà có thể soi dẫn cho các em thực hành đức tin lớn lao hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong những lúc hoang mang hoặc sợ hãi.

Jairus coming to Jesus to heal his daughter.

Đọc Mác 5 , một người cai nhà hội Do Thái tên là Giai Ru đã phải đối mặt với một thời điểm vô cùng hoang mang và sợ hãi.

Đọc Mác 5:22–24 , tìm kiếm những điều Giai Ru phải trải qua.

Jairus coming to Jesus to heal his daughter.
  • Các em nghĩ tại sao Giai Ru tìm kiếm Đấng Cứu Rỗi?

Trong khi họ đang trên đường đến nhà của Giai Ru, một người phụ nữ bị bệnh mất huyết đã chạm vào áo của Đấng Cứu Rỗi và được chữa lành. Chúa Giê Su dừng lại để nói chuyện và an ủi người phụ nữ này (xin xem Mác 5:25–34).

  • Các em tưởng tượng Giai Ru có những suy nghĩ và cảm xúc gì khi chứng kiến Đấng Cứu Rỗi nói chuyện với người phụ nữ này?

Đọc Mác 5:35–36 , tìm kiếm những gì xảy ra tiếp theo.

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Giai Ru có lựa chọn nào khi được thông báo rằng con gái mình đã chết?

  • Em nghĩ những lời của Đấng Cứu Rỗi trong câu 36 đã giúp Giai Ru như thế nào khi phải đương đầu với nỗi sợ hãi của mình?

  • Điều gì em biết về Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể giúp em tin cậy nơi Ngài, ngay cả trong lúc sợ hãi?

Hãy kết thúc phần còn lại của câu chuyện bằng cách đọc Mác 5:37–43 , tìm kiếm phép lạ mà Giai Ru đã chứng kiến bởi vì ông đã chọn để tin.

Jairus coming to Jesus to heal his daughter.
  • Bằng cách nào câu chuyện này có thể củng cố đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Chúa khuyên bảo chúng ta đừng sợ hãi

Trong suốt thánh thư, Chúa đã khuyên bảo chúng ta “đừng sợ, chỉ tin mà thôi” ( Mác 5:36). Hãy tìm kiếm trong thánh thư hoặc các bài nói chuyện của đại hội trung ương những câu thánh thư hoặc câu trích dẫn khuyên bảo chúng ta chớ sợ hãi. Các em có thể muốn liên kết hoặc tham khảo chéo những câu này và các bài nói chuyện của đại hội với Mác 5:36 .

  • Các em nghĩ tại sao Chúa thường khuyên bảo chúng ta đừng sợ hãi?

  • Các em đã được ban phước như thế nào khi tuân theo lời mời gọi của Chúa là “đừng sợ, chỉ tin mà thôi”?

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Một số tình huống nào trong cuộc sống mà Chúa có thể nói với em “Đừng sợ, chỉ tin mà thôi”?

  • Em có thể thực hiện một số hành động nào để tuân theo lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi là “đừng sợ, chỉ tin mà thôi”? Những hành động đó sẽ giúp em như thế nào khi đương đầu với nỗi sợ hãi?

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 3. Hãy hoàn tất sinh hoạt sau đây:

Tạo một bức tranh với cụm từ “Đừng sợ, chỉ tin mà thôi.” Em cũng có thể muốn bao gồm các cụm từ khác từ thánh thư hoặc các trích dẫn mà em tìm thấy. Đặt bức tranh này ở một nơi sẽ giúp em nhớ tin cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô và không sợ hãi.

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là gì?

Đoạn trích dẫn sau đây từ Gospel Topics (Các Đề Tài Phúc Âm) dạy về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô:

Việc có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là hoàn toàn trông cậy nơi Ngài—tin tưởng nơi quyền năng vô hạn, sự thông sáng và tình yêu thương của Ngài. Điều đó gồm có sự tin tưởng vào những lời giảng dạy của Ngài. Điều đó có nghĩa là tin tưởng rằng mặc dù chúng ta không hiểu thấu mọi sự việc, nhưng Ngài hiểu. Vì Ngài đã trải qua tất cả những nỗi đau đớn, buồn phiền, và yếu đuối, Ngài biết cách giúp đỡ chúng ta vượt qua những khó khăn thường ngày của chúng ta.

(Gospel Topics, “Faith in Jesus Christ,” topics.ChurchofJesusChrist.org)

Điều gì có thể giúp chúng ta tin tưởng và không sợ hãi?

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Official portrait of Elder Neil L. Andersen of the Quorum of the Twelve Apostles, 2010, August.

Chúa Giê Su phán bảo người cai nhà hội: “Đừng sợ, chỉ tin mà thôi.” [ Mác 5:36 ]. Vai trò môn đồ là tin nơi Ngài trong lúc bình an và tin nơi Ngài trong lúc khó khăn, khi nỗi đau đớn và sợ hãi của chúng ta chỉ được xoa dịu bởi lòng tin chắc rằng Ngài yêu thương chúng ta và giữ các lời hứa của Ngài.

(Neil L. Andersen, “Đấng Ky Tô Nghĩ Như Thế Nào về Tôi?,” Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 113)

Những thử thách, khó khăn, thắc mắc, nghi ngờ—những điều này là một phần của cuộc sống trần thế của chúng ta. Nhưng chúng ta không đơn độc một mình. Là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có sẵn nguồn dự trữ thuộc linh to lớn về ánh sáng và lẽ thật. Nỗi sợ hãi và đức tin không thể nào cùng tồn tại được trong tâm hồn của chúng ta! Trong những ngày khó khăn của mình, chúng ta chọn con đường đức tin. Chúa Giê Su phán: “Đừng sợ, chỉ tin mà thôi” [ Mác 5:36 ].

(Neil L. Andersen, “Ngươi Biết Đủ Rồi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 14)

Một số cách khác mà Chúa có thể chữa lành cho chúng ta là gì?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Các phước lành của sự chữa lành đến trong nhiều cách thức, mỗi cách thức thích hợp với nhu cầu cá nhân của chúng ta, dựa theo sự hiểu biết của Ngài là Đấng yêu thương chúng ta nhiều nhất. Đôi khi một “sự chữa lành” chữa lành bệnh [cho] chúng ta hoặc làm nhẹ gánh [của] chúng ta. Nhưng đôi khi chúng ta “được chữa lành” bằng cách được ban cho sức mạnh hoặc sự hiểu biết, hoặc sự nhẫn nại để có thể cam chịu những gánh nặng đặt trên vai chúng ta.

(Dallin H. Oaks, “Ngài Làm Vơi Gánh Nặng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 7–8)