Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 21:12–16


Ma Thi Ơ 21:12–16

Chúa Giê Su Dẹp Sạch Đền Thờ

Jesus turning over a table of a money changer in the temple. Outtakes include images of Christ alone and with the crowd of merchants and buyers fleeing, people buying goods, and people looking.

Khi ở thành Giê Ru Sa Lem trong tuần cuối cùng của cuộc đời Ngài, Chúa Giê Su đã dẹp sạch đền thờ lần thứ hai và chữa lành những ai đến cùng Ngài. Bài học này sẽ giúp em gia tăng ước muốn xem đền thờ như một nơi thiêng liêng, nơi em có thể cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi và củng cố đức tin của em nơi Ngài.

Chúa Giê Su dẹp sạch đền thờ

Em có những cảm nghĩ gì khi nhìn bức tranh về các căn phòng khác nhau trong đền thờ? Em có thể muốn viết ra những ấn tượng của mình vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Baptistry of the Asuncion Paraguay Temple
Interior of of the endowment room in the Asuncion Paraguay Temple
Frankfurt Germany Temple . An interior image of the temple featuring the Sealing Room.
Cordoba Argentina Temple celestial room

Chúa Giê Su đến thành Giê Ru Sa Lem để ăn mừng Lễ Vượt Qua và đi đền thờ. Những người thờ phượng đến thành Giê Ru Sa Lem cần phải đổi tiền của họ lấy loại tiền có thể được sử dụng tại đền thờ để mua các con vật làm của lễ hy sinh mà được các thầy tư tế thực hiện thay cho họ. Mặc dù hoạt động kinh doanh này là cần thiết và phục vụ cho mục đích tốt, nhưng việc thực hiện hoạt động này tại đền thờ là thiếu tôn trọng và bất kính. Chúa Giê Su đã phản ứng với những gì Ngài quan sát được trong đền thờ vào hai dịp khác nhau: một lần là khi sắp bắt đầu giáo vụ của Ngài (xin xem Giăng 2:13–16) và một lần là trong tuần cuối cùng của cuộc đời Ngài (xin xem Ma Thi Ơ 21:12–13).

Hãy đọc một hoặc cả hai đoạn thánh thư sau đây, tìm kiếm cách Đấng Cứu Rỗi phản ứng với những điều Ngài thấy trong đền thờ.

Cordoba Argentina Temple celestial room
  • Em học được gì khi đọc hai câu chuyện này về cảm nghĩ của Đấng Cứu Rỗi về đền thờ?

  • Em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi đã phản ứng theo cách mà Ngài đã phản ứng đối với những gì đang diễn ra trong đền thờ?

  • Em học được lẽ thật nào từ những lời nói và hành động của Đấng Cứu Rỗi trong đền thờ?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy về bản chất thiêng liêng của nhà của Chúa:

Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Đền thờ là nhà của Chúa. Cơ sở cho mọi giáo lễ và giao ước đền thờ—trọng tâm của kế hoạch cứu rỗi—là Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Mọi sinh hoạt, mọi bài học, tất cả những gì chúng ta làm trong Giáo Hội đều hướng đến Chúa và ngôi nhà thánh của Ngài. …

… Đấng Cứu Chuộc của chúng ta yêu cầu các đền thờ của Ngài phải được bảo vệ khỏi sự xúc phạm. Và không một vật gì ô uế có thể vào được ngôi nhà thiêng liêng của Ngài. Tuy nhiên, bất cứ người nào chuẩn bị kỹ đều được chào đón.

(Russell M. Nelson, “Personal Preparation for Temple Blessings”, Ensign, tháng Năm năm 2001, trang 32–33)

  • Làm thế nào lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson giúp chúng ta hiểu rõ hơn thái độ của Đấng Cứu Rỗi đối với đền thờ?

  • Em nghĩ tại sao Chúa yêu cầu chúng ta phải xứng đáng để vào đền thờ của Ngài?

Hãy suy ngẫm lời phát biểu sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ và suy ngẫm xem Chúa sẽ yêu cầu em làm điều gì. Em có thể muốn xem video “Những Lời Hứa Rất Quí Rất Lớn,” trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 10:08 đến 11:17 hoặc đọc phần trích dẫn sau.

2:3

Những Lời Hứa Rất Quí Rất Lớn

Anh Cả Bednar dạy về việc tập trung vào những lời hứa của phúc âm và cách mà ngày Sa Bát, đền thờ thánh, và mái gia đình có thể giúp chúng ta ghi nhớ những lời hứa này.

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Các đền thờ là nơi thờ phượng thiêng liêng nhất. Một ngôi đền thờ thật sự là ngôi nhà của Chúa, một không gian thiêng liêng dành riêng để thờ phượng Thượng Đế và để tiếp nhận cùng ghi nhớ các phước lành rất quí rất lớn của Ngài.

… Trọng tâm chính của việc thờ phượng trong đền thờ là tham gia vào các giáo lễ và học hỏi, tiếp nhận, và ghi nhớ, các giao ước. Chúng ta suy nghĩ, hành động, và ăn mặc một cách khác biệt khi ở trong đền thờ so với khi đến những nơi khác.

Một mục đích chính của đền thờ là để nâng cao tầm nhìn của chúng ta từ những sự việc của thế gian lên đến các phước lành vĩnh cửu.

(David A. Bednar, “Những Lời Hứa Rất Quí Rất Lớn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 92)

  • Em cảm thấy Chúa muốn em biết, cảm thấy hoặc làm gì nhờ vào những điều em đã học được trong bài học này về bản chất thiêng liêng của đền thờ?

Chúa Giê Su chữa lành người mù và người què

Hãy đọc Ma Thi Ơ 21:14 , tìm kiếm những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm trong đền thờ sau khi dẹp sạch đền thờ lần thứ hai. Từ “người què” dùng để chỉ những người bị tàn tật hoặc bị khuyết tật nào đó về khả năng đi lại.

Hãy chú ý cách mà Đấng Cứu Rỗi đã chữa lành về mặt thể chất cho một số tín đồ trung tín của Ngài gần đền thờ.

  • Chúng ta có thể trải nghiệm những cách chữa lành nào qua việc thực hành đức tin nơi Ngài và làm công việc đền thờ?

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích sự chữa lành mà chúng ta có thể nhận được khi tham gia vào công việc lịch sử gia đình và đền thờ. Hãy xem video sau đây, trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 3:49 đến 4:09 hoặc đọc câu trích dẫn dưới đây.

2:3

Lịch Sử Gia Đình và Công Việc Đền Thờ: Sự Gắn Bó và Chữa Lành

Anh Cả Renlund dạy rằng khi chúng ta làm lịch sử gia đình và công việc đền thờ cho tổ tiên mình, Thượng Đế sẽ làm tròn các phước lành ở cả hai bên bức màn che.

Official portrait of Elder Dale G. Renlund of the Quorum of the Twelve Apostles, January 2016.

Nhưng khi chúng ta tham dự vào lịch sử gia đình và công việc đền thờ ngày nay, chúng ta cũng đủ tư cách để nhận được các ân phước “chữa lành” đã được hứa bởi các tiên tri và sứ đồ. Những ân phước này cũng vô cùng đáng kinh ngạc bởi phạm vi, tính chất cụ thể, và kết quả của chúng trong cuộc sống trần thế.

(Dale G. Renlund, “Lịch Sử Gia Đình và Công Việc Đền Thờ: Sự Gắn Bó và Chữa Lành”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 47)

  • Em nghĩ việc thờ phượng trong đền thờ có thể giúp chúng ta chữa lành vết thương thuộc linh và cảm xúc như thế nào?

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 1. Viết vào nhật ký ghi chép việc học tập những điều em đã học được ngày hôm nay. Bao gồm câu trả lời của em cho ít nhất hai trong số các câu hỏi sau đây.

  • Em có những suy nghĩ và cảm nghĩ gì sau khi học về Đấng Cứu Rỗi và các đền thờ của Ngài?

  • Những điều em đã học được và cảm thấy hôm nay có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách em thờ phượng Đấng Cứu Rỗi trong đền thờ?

  • Em tìm kiếm sự chữa lành nào từ Chúa khi tham gia vào công việc lịch sử gia đình và đền thờ?

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Ma Thi Ơ 21:13. Tại sao Chúa Giê Su nói dân chúng đã biến đền thờ thành “ổ trộm cướp”?

Cụm từ “ổ trộm cướp” gợi ý rằng những kẻ đổi bạc và mua bán quan tâm đến việc kiếm lợi nhuận hơn là thờ phượng Thượng Đế và giúp đỡ những người khác thờ phượng.

Chúa Giê Su có tức giận khi Ngài dẹp sạch đền thờ không?

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008) đã dạy về việc Đấng Cứu Rỗi dẹp sạch đền thờ. Xem video sau đây, trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 11:07 đến 11:35 hoặc đọc phần trích dẫn dưới đây.

2:3

Slow to Anger

May the Lord bless you and inspire you to walk without anger.

Frontal half-length portrait of President Gordon B. Hinckley. President Hinckley’s hands are resting on the back of a chair. The image is the official Church portrait of President Hinckley as of 1995. This was President Hinckley’s last official portrait. President Hinckley died 27 January 2008.

Cơn nóng giận có thể được chứng minh là đúng trong một số hoàn cảnh. Thánh thư cho chúng ta biết rằng Chúa Giê Su đã đuổi những người đổi bạc ra khỏi đền thờ và nói rằng: “Nhà ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện; nhưng các ngươi làm cho nhà ấy thành ra ổ trộm cướp” ( Ma Thi Ơ 21:13). Tuy thế, lời này được thốt ra như là một lời khiển trách hơn là một cơn nóng giận dữ dội.

(Gordon B. Hinckley, “Chậm Nóng Giận,” Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 66)