Lớp Giáo Lý
Rô Ma 8:18–39 


Rô Ma 8:18–39

“Sự Yêu Thương mà Đức Chúa Trời Đã Chứng Cho Chúng Ta trong Đức Chúa Giê Su Ky Tô” 

Hình Ảnh
người phụ nữ ngồi một mình

Em có bao giờ bị cám dỗ để tự hỏi trong những tình huống bực bội, bất công hoặc khó khăn là Chúa có quan tâm đến mình hay không? Bức thư của Phao Lô gửi cho Các Thánh Hữu ở Rô Ma, với vài người trong số họ phải chịu đựng những thử thách khủng khiếp, có một sứ điệp an ủi dành cho những người đang phải chịu đau khổ. Bài học này có thể giúp em cảm thấy niềm hy vọng và sự an ủi qua tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi em gặp thử thách và sự bất ổn. 

Em sẽ kê đơn những gì?

Hãy suy nghĩ về những điều bác sĩ có thể gợi ý để giúp giải quyết các tình trạng bệnh sau đây:

  • Cúm dạ dày

  • Gãy ngón chân

  • Đau nửa đầu

  • Cảm lạnh

Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Có thể đưa ra lời khuyên cụ thể nào cho từng tình trạng đó?

  • Lời khuyên chung nào có thể giúp điều trị tất cả các tình trạng đó?

Tất nhiên, không phải tất cả các thử thách đều là về thể chất. Nhiều người phải trải qua những thử thách về tinh thần, cảm xúc và thuộc linh. Đấng Cứu Rỗi của chúng ta biết cách giúp đỡ và củng cố mỗi chúng ta, bất kể chúng ta đang gặp khó khăn gì. Mặc dù thử thách của mỗi người là khác biệt, nhưng Thượng Đế đã dạy cho chúng ta những lẽ thật vĩnh cửu có thể giúp đỡ và an ủi chúng ta trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy lập một bản liệt kê ngắn gọn các thử thách mà em hoặc những người thân yêu muốn được giúp đỡ.

  • Em đã biết gì về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và kế hoạch cứu rỗi mà giúp em vượt qua những thử thách này? Sự hiểu biết đó đã giúp đỡ em như thế nào?

Mặc dù chứng ngôn của em không làm giảm thiểu thực tế, sự đau đớn hoặc khó khăn của thử thách mà em và những người thân yêu phải trải qua, nhưng chứng ngôn này có thể mang lại niềm hy vọng, sự an ủi và quan điểm vĩnh cửu trong những thử thách đó.

Chỉ vài năm sau khi Phao Lô gửi bức thư này đến người Rô Ma, Các Thánh Hữu ở Rô Ma đã phải chịu đựng sự ngược đãi khủng khiếp. Hãy đọc Rô Ma 8:18, 24–25, 28, 31–39 và đánh dấu từng cụm từ mà em tin rằng có thể giúp đỡ hoặc an ủi người nào đó, bất kể những hoạn nạn cụ thể của họ.

1. Hoàn tất phần sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Ghi lại một cụm từ trong những câu này mà em thấy ấn tượng. Tại sao em lại chọn cụm từ đó?

  • Ghi lại việc biết những lẽ thật được dạy trong cụm từ đó có thể giúp em và những người thân như thế nào trong những hoạn nạn cụ thể.

  • Cân nhắc học thuộc lòng cụm từ mà em đã chọn. Em cũng có thể tạo lời nhắc hàng ngày về cụm từ này trên thiết bị điện tử hoặc viết cụm từ đó ra và đặt ở nơi em sẽ thấy hàng ngày trong vài ngày tới.

Tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô

Một trong những cụm từ em có thể đã đánh dấu trong những câu này dạy lẽ thật rằng “[không có gì có thể] phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta” (Rô Ma 8:39).

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô muốn em biết rằng Hai Ngài yêu thương em. Hai Ngài thể hiện tình yêu thương đó qua cả hành động và lời nói.

  • Theo Rô Ma 8:32, Cha Thiên Thượng đã làm gì để chứng tỏ rằng Ngài yêu thương em?

Hãy đọc đoạn thông thạo giáo lý trong Giăng 3:16 và lưu ý những điều Đấng Cứu Rỗi đã dạy về lý do Cha Thiên Thượng phái Vị Nam Tử của Ngài đến thế gian. Em có thể muốn tham khảo chéo hoặc liên kết đoạn này với Rô Ma 8:32.

Sự sẵn sàng chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi cho những tội lỗi của chúng ta cũng là bằng chứng về tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta (xin xem Rô Ma 8:34–35; Giáo Lý và Giao Ước 34:1–3).

  • Em đã cảm nhận được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của mình vào lúc nào? Tình yêu thương của Hai Ngài đã giúp em vượt qua những hoạn nạn như thế nào?

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy ghi lại những điều em đã học được hôm nay về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mà em muốn ghi nhớ. Em cũng có thể cân nhắc viết một lời nhắn và đưa lời nhắn đó cho một người trong gia đình hoặc bạn bè, những người có thể được lợi ích từ điều em đã học hoặc cảm nhận được hôm nay.

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Nỗi khốn khổ mà chúng ta phải trải qua trên thế gian “chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta” có nghĩa là gì? (Rô Ma 8:18)

Chị Linda S. Reeves, cựu Đệ Nhị Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã dạy:

Hình Ảnh
Chân dung chính thức của Linda S. Reeves, được tán trợ trong đại hội trung ương tháng Tư năm 2012 với tư cách là đệ nhị cố vấn trong chủ tịch đoàn trung ương Hội Phụ Nữ, tháng Mười năm 2012. Được giải nhiệm trong Đại Hội Trung Ương tháng Tư năm 2017.

Tôi không biết lý do tại sao chúng ta có rất nhiều thử thách như vậy, nhưng thưa các chị em, cá nhân tôi nghĩ rằng phần thưởng là rất lớn, vĩnh cửu và trường cửu, đầy niềm vui và vượt quá sự hiểu biết của chúng ta đến nỗi trong ngày nhận phần thưởng đó, chúng ta có thể cảm thấy phải thưa với Đức Chúa Cha đầy lòng thương xót và nhân từ: “Chỉ đòi hỏi bao nhiêu thôi sao!” Tôi tin rằng nếu hàng ngày chúng ta có thể ghi nhớ và nhận ra mức độ sâu thẳm của tình yêu thương mà Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi dành cho mình, thì chúng ta sẽ sẵn lòng làm bất cứ điều gì Hai Ngài yêu cầu để được trở lại nơi hiện diện của Hai Ngài một lần nữa. Điều chúng ta đã chịu đựng ở đây sẽ quan trọng không nếu cuối cùng, những thử thách đó chính là những điều làm cho chúng ta xứng đáng với cuộc sống vĩnh cửu và sự tôn cao trong vương quốc của Thượng Đế với Đức Chúa Cha và Đấng Cứu Rỗi?

(Linda S. Reeves, “Xứng Đáng với Các Phước Lành Đã Được Hứa của Chúng Ta”, Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 11)

Làm cách nào mà những thử thách của chúng ta có thể “hiệp lại làm lợi ích cho [chúng ta]”? (Rô Ma 8:28)

Anh Cả James B. Martino thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã nói:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả James B. Martino. Được chụp vào tháng Ba năm 2017.

Cha Thiên Thượng, là Đấng yêu thương chúng ta hoàn toàn và trọn vẹn, cho phép chúng ta có được kinh nghiệm mà sẽ giúp chúng ta phát huy những đặc điểm và thuộc tính cần thiết để càng trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn. Thử thách của chúng ta đến dưới nhiều hình thức nhưng mỗi thử thách sẽ để cho chúng ta trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn khi chúng ta học cách nhận ra điều tốt lành từ mỗi kinh nghiệm. Khi hiểu được giáo lý này, chúng ta có thể đạt được sự bảo đảm lớn hơn về tình yêu thương của Đức Chúa Cha. Trong cuộc sống này, chúng ta có thể không bao giờ biết được lý do tại sao mình phải đương đầu với điều mình làm, nhưng chúng ta có thể tin rằng chúng ta có thể tăng trưởng từ kinh nghiệm đó.

(James B. Martino, “Mọi Sự Hiệp Lại Làm Ích Lợi”, Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 101)

Không có điều gì có thể “ngăn cách chúng ta khỏi tình yêu thương của Thượng Đế” có nghĩa là gì? (Rô Ma 8:39)

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã nói:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Thomas S. Monson, năm 2008.

Cha Thiên Thượng yêu thương các anh chị em—mỗi anh chị em. Tình yêu thương đó không bao giờ thay đổi. Tình yêu thương đó không bị ảnh hưởng bởi diện mạo, tài sản của các anh chị em, hoặc bởi số tiền các anh chị em có trong tài khoản ngân hàng. Tình yêu thương đó không bị thay đổi bởi tài năng và khả năng của các anh chị em. Tình yêu thương chỉ đơn giản là có sẵn. Tình yêu thương có sẵn cho các anh chị em khi các anh chị em buồn hay vui, chán nản hoặc hy vọng. Tình yêu thương của Thượng Đế có sẵn cho các anh chị em cho dù các anh chị em có cảm thấy là mình xứng đáng với tình yêu thương đó hay không. Tình yêu thương chỉ đơn giản là luôn luôn có sẵn.

(Thomas S. Monson, “Chúng Ta Không Bao Giờ Đơn Độc Một Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 123–124)

Vì Thượng Đế rất yêu thương, có phải Ngài sẽ cứu mọi người bất kể lựa chọn của họ như thế nào?

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy những điều sau đây về tình yêu thương của Thượng Đế:

Hình Ảnh
Chân dung của Anh Cả D. Todd Christofferson. Được chụp vào tháng Ba năm 2020.

Tình yêu thương của [Thượng Đế] được mô tả trong thánh thư là “tình thương yêu bao la và kỳ diệu,” “tình thương trọn vẹn,” “tình yêu cứu chuộc,” và “sự yêu thương đời đời.” Đây là những từ hay hơn vì từ vô điều kiện có thể truyền đạt một ý nghĩ sai lầm về tình yêu thương thiêng liêng, chẳng hạn như Thượng Đế khoan dung và tha thứ cho bất cứ điều gì chúng ta làm sai vì tình yêu thương của Ngài là vô điều kiện, hoặc Thượng Đế không đòi hỏi gì nơi chúng ta vì tình yêu thương của Ngài là vô điều kiện, hoặc tất cả đều được cứu rỗi vào vương quốc của Thượng Đế vì tình yêu thương của Thượng Đế là vô điều kiện. Tình yêu thương của Thượng Đế là vô hạn và sẽ tiếp tục mãi mãi, nhưng ý nghĩa của tình yêu thương đối với mỗi người chúng ta tùy thuộc vào cách chúng ta đáp ứng tình yêu thương của Ngài.

(D. Todd Christofferson, “Ở trong Sự Yêu Thương Ta,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 48)

In