2014
Người Truyền Giáo, Lịch Sử Gia Đình, và Công Việc Đền Thờ
Tháng Mười năm 2014


Người Truyền Giáo, Lịch Sử Gia Đình, và Công Việc Đền Thờ

Từ một bài nói chuyện đưa ra tại cuộc hội thảo dành cho các chủ tịch phái bộ truyền giáo mới vào ngày 25 tháng Sáu năm 2013.

Two photos, one of a young man using a laptop computer, the other of a and a missionary teaching a man

Tại một buổi họp long trọng tổ chức ở Đền Thờ Kirtland vào ngày 6 tháng Tư năm 1837, Tiên Tri Joseph Smith nói: “Sau khi tất cả đã được nói ra rồi, bổn phận lớn lao và quan trọng nhất là thuyết giảng Phúc Âm.”1

Gần như đúng bảy năm sau đó, vào ngày 7 tháng Tư năm 1844, ông tuyên bố: “Trách nhiệm lớn nhất trên thế gian này mà Thượng Đế đã đặt trên chúng ta là phải tìm kiếm những người thân đã qua đời của mình. Vị sứ đồ nói: ‘Ngoại chúng ta ra họ không đạt đến sự trọn vẹn được’ [xin xem Hê Bơ Rơ 11:40]; vì quyền năng gắn bó cần phải thuộc vào trách nhiệm của chúng ta để làm lễ gắn bó với con cái của chúng ta và những người thân đã qua đời của chúng ta cho gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn—là gian kỳ để đáp ứng các lời hứa đã được Chúa Giê Su Ky Tô đưa ra trước khi sáng thế vì sự cứu rỗi của loài người.”2

Một số người có thể tự hỏi làm thế nào việc thuyết giảng phúc âm lẫn tìm kiếm những người thân đã qua đời của chúng ta đều đồng thời có thể là các bổn phận và trách nhiệm lớn nhất mà Thượng Đế đã ban cho con cái của Ngài. Mục đích của tôi là đề nghị rằng những điều giảng dạy này làm nổi bật sự đồng nhất và hiệp nhất của công việc cứu rỗi ngày sau. Công việc truyền giáo, lịch sử gia đình và công việc đền thờ là những khía cạnh bổ sung và liên kết của một công việc vĩ đại, “để làm sự định trước đó trong khi kỳ mãn, hội hiệp muôn vật lại trong Đấng Ky Tô, cả vật ở trên trời và vật ở dưới đất” (Ê Phê Sô 1:10).

Tôi cầu nguyện rằng quyền năng của Đức Thánh Linh sẽ phụ giúp các anh em và tôi khi chúng ta cùng nhau suy xét công việc kỳ diệu ngày sau của sự cứu rỗi.

Tấm Lòng và Các Giáo Lễ của Chức Tư Tế

Việc thuyết giảng phúc âm và tìm kiếm những người thân đã qua đời của chúng ta là hai trách nhiệm đã được Chúa quy định đều liên quan đến cả tấm lòng của chúng ta lẫn các giáo lễ của chức tư tế. Thực chất của công việc của Chúa đang thay đổi, xoay chuyển, và thanh tẩy các tấm lòng qua các giao ước và giáo lễ đã được thẩm quyền chức tư tế thích hợp thực hiện.

Từ tấm lòng đã được sử dụng hơn 1.000 lần trong các tác phẩm tiêu chuẩn và tượng trưng cho những cảm xúc bên trong của một cá nhân. Như vậy, tấm lòng của chúng ta—tổng số ước muốn, tình cảm, ý định, động cơ và thái độ của chúng ta—định rõ chúng ta là ai và xác định con người chúng ta sẽ trở thành.

Mục đích của Chúa cho công việc truyền giáo là mời gọi tất cả mọi người đến cùng Đấng Ky Tô, tiếp nhận các phước lành của phúc âm phục hồi, và kiên trì chịu đựng đến cùng qua đức tin nơi Đấng Ky Tô.3 Chúng ta không chia sẻ phúc âm chỉ để gia tăng con số tín hữu và sức mạnh của Giáo Hội ngày sau. Thay vì thế, chúng ta tìm cách làm tròn trách nhiệm đã được Thượng Đế quy định để rao truyền thực tế về kế hoạch hạnh phúc của Đức Chúa Cha, thiên tính của Con Trai Độc Sinh của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, và quyền năng của sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi. Việc mời tất cả mọi người “đến cùng Đấng Ky Tô” (xin xem Mô Rô Ni 10:30–33), việc trải qua “sự thay đổi lớn lao” trong lòng (xin xem An Ma 5:12–14), và việc thực hiện các giáo lễ cứu rỗi cho những người trên trần thế mà chưa lập giao ước là những mục tiêu cơ bản của việc thuyết giảng phúc âm.

Việc làm cho người sống và người chết có thể được tôn cao là mục đích của Chúa cho việc xây cất đền thờ và thực hiện các giáo lễ làm thay cho người chết. Chúng ta không thờ phượng trong các đền thờ thánh chỉ để có một kinh nghiệm đáng nhớ của cá nhân hoặc gia đình. Thay vì thế, chúng ta tìm cách làm tròn trách nhiệm đã được Chúa quy định để thực hiện các giáo lễ cứu rỗi và tôn cao cho toàn thể gia đình nhân loại. Việc gieo vào lòng của con cái những lời hứa được ban cho các tổ phụ, chính là Áp Ra Ham, Y Sác, và Gia Cốp; xoay lòng con cái trở lại cùng cha của họ; và thực hiện việc sưu tầm lịch sử gia đình và các giáo lễ làm thay cho người chết trong đền thờ là những công việc ban phước cho các cá nhân nào trong thế giới linh hồn chưa lập giao ước.

Cordoba, Argentina Temple rendering.

Các giáo lễ của chức tư tế là con đường dẫn đến quyền năng của sự tin kính:

“Và chức tư tế cao hơn này điều hành phúc âm và nắm giữ chìa khóa về những điều kín nhiệm của vương quốc, tức là chìa khóa của sự hiểu biết về Thượng Đế.

“Vậy nên, trong các giáo lễ thuộc chức tư tế này, quyền năng của sự tin kính được biểu hiện rõ rệt.

“Và nếu không có những giáo lễ thuộc chức tư tế này cùng thẩm quyền của chức tư tế, thì quyền năng của sự tin kính không được biểu hiện cho loài người trong thể xác biết được” (GLGƯ 84:19–21).

Xin hãy xem xét ý nghĩa đúng đắn của những câu này. Trước hết, một cá nhân phải chịu phép báp têm và tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh—và sau đó tiếp tục tiến bước dọc theo con đường giao ước và giáo lễ mà dẫn đến Đấng Cứu Rỗi và các phước lành của Sự Chuộc Tội của Ngài (2 Nê Phi 31). Các giáo lễ của chức tư tế là thiết yếu để “đến cùng Đấng Ky Tô để được toàn thiện trong Ngài” một cách trọn vẹn (xin xem Mô Rô Ni 10:30–33). Nếu không có các giáo lễ này, một cá nhân không thể nhận được tất cả các phước lành đã có thể có được qua sự hy sinh chuộc tội vô hạn và vĩnh cửu của Chúa (xin xem An Ma 34:10–14)—chính là quyền năng của sự tin kính.

Công việc của Chúa là một công việc vĩ đại tập trung vào các tấm lòng, các giao ước và các giáo lễ của chức tư tế.

Những Điều Ngụ Ý

Giáo lý thiêng liêng này đề nghị hai điều ngụ ý quan trọng cho công việc của chúng ta trong Giáo Hội.

Thứ nhất, chúng ta có thể thường nhấn mạnh một cách không cần thiết để tách rời các loại công việc cứu rỗi cũng như các chính sách và thủ tục liên quan. Tôi e rằng nhiều người trong chúng ta có thể tập trung quá đáng và quá nhiều vào các khía cạnh cụ thể của công việc của Chúa mà chúng ta không nhận được hết quyền năng của công việc cứu rỗi toàn diện này.

Trong khi Chúa tìm cách hội hiệp muôn vật lại trong Đấng Ky Tô, thì chúng ta lại có thể thường tách ra và thay đổi theo cách mà hạn chế sự hiểu biết và tầm nhìn xa của chúng ta. Khi đạt đến một mức độ cực đoan, thì ưu tiên cho các chương trình quản lý và gia tăng số thống kê sẽ được đặt lên trước việc mời các cá nhân thiết lập giao ước và tiếp nhận các giáo lễ một cách xứng đáng. Một cách tiếp cận như vậy sẽ hạn chế sự thanh tẩy, niềm vui, sự cải đạo liên tục, và quyền năng thuộc linh và sự bảo vệ đến từ việc “hiến dâng lòng [chúng ta] lên Thượng Đế” (Hê La Man 3:35). Việc chỉ thực hiện và nghiêm túc hoàn thành tất cả những điều trên bản liệt kê dài về “điều phải làm” cho phúc âm không nhất thiết làm cho chúng ta có thể thụ nhận được hình ảnh của Ngài trong vẻ mặt của mình hoặc mang lại sự thay đổi lớn lao trong lòng (xin xem An Ma 5:14).

Thứ hai, Thần Ê Li là trọng tâm và thiết yếu đối với công việc rao truyền phúc âm. Có lẽ Chúa đã nhấn mạnh lẽ thật này trong chính một loạt các sự kiện xảy ra khi phúc âm trọn vẹn được phục hồi trên thế gian trong những ngày sau này.

Trong Khu Rừng Thiêng Liêng, Joseph Smith đã trông thấy và nói chuyện với Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu và Chúa Giê Su Ky Tô. Khải tượng này khai mở “gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn thời gian” (Ê Phê Sô 1:10) và làm cho Joseph có thể học biết được về thiên tính thật sự của Thiên Chủ Đoàn và của sự mặc khải liên tục.

Khoảng ba năm sau, để đáp ứng lời cầu nguyện tha thiết vào buổi tối ngày 21 tháng Chín năm 1823, căn phòng ngủ của Joseph chan hòa ánh sáng cho đến khi nó “sáng rực hơn ánh nắng ban trưa” (Joseph Smith—Lịch Sử 1:30). Một nhân vật xuất hiện bên giường ông, gọi tên người thiếu niên và nói rằng “ông là sứ giả từ chốn hiện diện của Thượng Đế … và tên ông là Mô Rô Ni” (Joseph Smith—Lịch Sử 1:33). Ông cho Joseph biết về sự ra đời của Sách Mặc Môn. Và sau đó Mô Rô Ni đã trích dẫn từ sách Ma La Chi trong Kinh Cựu Ước, hơi khác một chút với lời lẽ được sử dụng trong Phiên Bản King James:

“Này, nhờ tay tiên tri Ê Li, ta sẽ tiết lộ cho các ngươi Chức Tư Tế trước khi đến ngày trọng đại và khủng khiếp của Chúa. … Và người sẽ gieo vào lòng các con cái những lời đã hứa với ông cha chúng, và lòng các con cái trở lại cùng ông cha chúng. Nếu không được như vậy thì cả trái đất này sẽ hoàn toàn bị hoang tàn khi Ngài đến” (Joseph Smith—Lịch Sử 1:38, 39).

Những chỉ dẫn của Mô Rô Ni cho vị tiên tri trẻ tuổi chủ yếu gồm hai đề tài chính: (1) Sách Mặc Môn và (2) lời của Ma La Chi báo trước vai trò của Ê Li trong Sự Phục Hồi “muôn vật … mà Đức Chúa Trời thuở xưa đã phán trước bởi miệng các thánh tiên tri” (Công Vụ Các Sứ Đồ 3:21). Do đó, những sự kiện mở đầu của Sự Phục Hồi đã tiết lộ một sự hiểu biết chính xác về Thiên Chủ Đoàn, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Sách Mặc Môn, cũng như báo trước công việc cứu rỗi và tôn cao cho người sống lẫn người chết.

Bây giờ, xin xem xét vai trò của Sách Mặc Môn trong việc thay đổi tấm lòng—và của Thần Ê Li trong việc xoay chuyển tấm lòng.

Sách Mặc Môn kết hợp với Thánh Linh của Chúa là “công cụ duy nhất vĩ đại mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta để cải đạo thế gian.”4 Quyển thánh thư này được kèm theo với Sự Phục Hồi phúc âm là nền tảng của tôn giáo chúng ta và là thiết yếu trong việc mang những người khác đến với Đấng Cứu Rỗi. Sách Mặc Môn là một chứng thư khác về Chúa Giê Su Ky Tô—một bằng chứng quan trọng xác nhận thiên tính của Đấng Cứu Chuộc trong một thế giới càng ngày càng chú trọng vào vật chất và đầy sự nhạo báng. Các tấm lòng được thay đổi khi các cá nhân đọc và nghiên cứu Sách Mặc Môn và cầu nguyện với chủ ý thực sự để tìm hiểu về lẽ trung thực của sách này.

Thần Ê Li là “một biểu hiện của Đức Thánh Linh làm chứng về tính chất thiêng liêng của gia đình.”5 Ảnh hưởng đặc biệt này của Đức Thánh Linh làm chứng mạnh mẽ về kế hoạch hạnh phúc của Đức Chúa Cha và khuyến khích người ta tìm kiếm và trân quý tổ tiên và những người trong gia đình của họ—cả thời xưa lẫn thời nay. Tinh thần Ê Li ảnh hưởng đến những người ở bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội và làm cho các tấm lòng xoay chuyển đến những người cha.

1:32

Đã đến lúc cho chúng ta phải tận dụng một cách hiệu quả hơn sự kết hợp mạnh mẽ của việc thay đổi lớn lao trong lòng, đã có thể được thực hiện chủ yếu bởi quyền năng thuộc linh của Sách Mặc Môn, và việc xoay chuyển lòng đến cùng những người cha, được hoàn thành qua Thần Ê Li. Một ước mơ để kết nối với quá khứ của chúng ta có thể chuẩn bị cho một cá nhân để nhận được tác dụng của lời Thượng Đế và củng cố đức tin của cá nhân ấy. Một tấm lòng xoay trở lại cùng những người cha nhằm chỉ giúp một cá nhân chống lại ảnh hưởng của kẻ nghịch thù và củng cố sự cải đạo.

Xem đoạn video thứ hai để xem câu chuyện minh họa nguyên tắc này

0:51

Các nguyên tắc

Bây giờ tôi muốn nhận ra bốn nguyên tắc về quyền năng thuộc linh có được từ việc thay đổi và xoay chuyển tấm lòng.

  1. Tấm lòng và sự cải đạo. Việc xoay trở lại cùng những người cha khơi dậy và chuẩn bị một tấm lòng cho sự thay đổi lớn lao. Như vậy, tinh thần Ê Li giúp phần vào sự cải đạo.

    Xem đoạn video thứ ba để xem câu chuyện minh họa nguyên tắc này

    4:33
  2. Tấm lòng và việc giữ chân người cải đạo. Việc xoay trở lại cùng những người cha hỗ trợ và củng cố những tấm lòng nào đã trải qua sự thay đổi lớn lao. Như vậy, tinh thần Ê Li giúp giữ lại những người mới cải đạo.

    Xem đoạn video thứ tư để xem câu chuyện minh họa nguyên tắc này

    1:58
  3. Tấm lòng và việc làm cho hoạt động tích cực trở lại. Việc xoay trở lại cùng những người cha làm mềm lòng một người đã trở nên chai đá sau khi trải qua sự thay đổi lớn lao. Như vậy, tinh thần Ê Li là chìa khóa trong việc làm cho hoạt động tích cực trở lại.

    Xem đoạn video thứ năm để xem câu chuyện minh họa nguyên tắc này

    3:59
  4. Các tấm lòng và những người truyền giáo dũng cảm. Một người truyền giáo đã trải qua sự thay đổi lớn lao và xoay lòng sẽ trở thành một tôi tớ cải đạo, tận tâm và dũng cảm hơn.

    Xem đoạn video thứ sáu để xem câu chuyện minh họa nguyên tắc này

    3:14

Với một lực lượng người truyền giáo đang phát triển nhanh chóng và chuẩn bị kỹ hơn, chúng ta không thể chỉ dựa hoàn toàn vào những thành công truyền đạo trong quá khứ để xác định cách thức và phương pháp của chúng ta cho tương lai. Chúa đã soi dẫn những công nghệ và các công cụ để cho phép chúng ta được hưởng lợi ích từ sự hiệp một của công việc truyền giáo và công việc đền thờ và lịch sử gia đình hơn bất cứ lúc nào trước đây trong gian kỳ này. Và không phải là điều ngẫu nhiên mà những sáng kiến mới này đã ra đời chính vào thời điểm chúng được cần đến nhiều như vậy để xúc tiến công việc truyền giáo trên khắp thế giới. Công việc của Chúa là một công việc vĩ đại tập trung vào các tấm lòng thay đổi và xoay trở lại, về các giao ước thiêng liêng, và về quyền năng của sự tin kính đã được biểu hiện qua các giáo lễ của chức tư tế.

Tóm Lược và Chứng Ngôn

Chúa đã phán: “Ta có thể làm được công việc riêng của ta” (2 Nê Phi 27:21), và “Ta sẽ gấp rút làm công việc của ta vào đúng kỳ của nó” (GLGƯ 88:73). Chúng ta là nhân chứng về việc Ngài gấp rút làm công việc của Ngài.

Chúng ta đang sống và phục vụ trong gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn. Việc nhận ra tầm quan trọng vĩnh cửu của gian kỳ đặc biệt mà chúng ta đang sống nên ảnh hưởng đến tất cả những điều chúng ta làm và con người mà chúng ta cố gắng để trở thành. Công việc cứu rỗi là công việc phải được thực hiện trong những ngày cuối cùng này là vĩ đại, to lớn, thiết yếu và cấp bách. Mỗi người chúng ta nên biết ơn biết bao về các phước lành và trách nhiệm của việc sống trong thời kỳ cụ thể này của gian kỳ cuối cùng. Chúng ta nên khiêm tốn biết bao khi biết rằng “kẻ nào được ban cho nhiều thì sẽ được đòi hỏi nhiều” (GLGƯ 82:3).

Việc thuyết giảng phúc âm và tìm kiếm những người thân đã qua đời của chúng ta là các phần bổ sung của một công việc vĩ đại—một công việc về tình yêu thương nhằm mục đích để thay đổi, xoay trở lại, và thanh tẩy tâm hồn của những người chân thành tìm kiếm lẽ thật. Đường ranh giới nhân tạo chúng ta thường đặt giữa công việc truyền giáo và công việc đền thờ và lịch sử gia đình đã được xóa bỏ; đây là một công việc cứu rỗi vĩ đại.6

Chúng ta có thể bắt đầu hiểu được vai trò của công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong việc giúp một người tầm đạo hoặc một tín hữu kém tích cực nhận được một sự hiểu biết sâu sắc hơn về kế hoạch cứu rỗi không? Chúng ta có nhận ra rằng một trong những ảnh hưởng lớn nhất đối với việc giữ chân người cải đạo là tinh thần Ê Li không? Chúng ta có thể hoàn toàn biết ơn hơn về tầm quan trọng của những giây phút xoay lòng trở lại có được từ việc chia sẻ những câu chuyện gia đình như là một cách để tìm kiếm những người để được các tín hữu lẫn những người truyền giáo giảng dạy không? Chúng ta có thể giúp đỡ những người chúng ta phục vụ được tiếp cận thường xuyên hơn với các quyền năng của sự tin kính bằng cách tham gia một cách xứng đáng vào các giáo lễ như Tiệc Thánh, phép báp têm và lễ xác nhận cho người chết không?

Cầu xin cho các anh em có thể thấy rõ ràng, nghe chính xác, và luôn luôn ghi nhớ tầm quan trọng của sự phục vụ của các anh em trong công việc của Chúa để thay đổi, xoay trở lại, và thanh tẩy các tấm lòng.

Ghi Chú

  1. Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith (2007), 330.

  2. Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith, 60.

  3. Xin xem Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn Công Việc Phục Vụ Truyền Giáo (2004), 1.

  4. Ezra Taft Benson, “A New Witness for Christ,” Ensign, tháng Mười Một năm 1984, 7.

  5. Russell M. Nelson, “A New Harvest Time,” Ensign, tháng Năm năm 1998, 34.

  6. Xin xem Spencer W. Kimball, “The Things of Eternity—Stand We in Jeopardy?” Ensign, tháng Giêng năm 1977, 3.