Họ Ngỏ Lời cùng Chúng Ta
Làm Đại Hội Thành Một Phần của Cuộc Sống Chúng Ta
Hãy cân nhắc việc sử dụng một số sinh hoạt và câu hỏi này để bắt đầu cuộc thảo luận trong gia đình hay việc suy ngẫm riêng cá nhân.
Dành cho Thiếu Nhi
-
Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ một câu chuyện về cảm giác sợ hãi sau khi ông vô tình làm vỡ kính cửa sổ của một cửa hàng gần nhà của ông (trang 46). Sau đó, ông dạy rằng khi chúng ta hướng tới Chúa Giê Su Ky Tô và noi theo Ngài, thì chúng ta có thể cảm nhận được sự bình an thay vì nỗi sợ hãi. Các anh chị em có thể làm gì mỗi ngày để giúp con cái mình hướng tới Đấng Cứu Rỗi? Làm thế nào các anh chị em có thể dạy chúng tiến bước trong Đấng Ky Tô ngay cả trong những lúc khó khăn?
-
Chị Linda K. Burton, chủ tịch trung ương Hội Phụ Nữ, nói về một gia đình dọn vào một ngôi nhà mới mà không có hàng rào xung quanh sân (trang 29). Người cha dùng dây để đánh dấu ranh giới của sân và cho con cái của mình biết là chúng sẽ được an toàn nếu chúng ở bên trong ranh giới đó. Mấy đứa con vâng lời, ngay cả khi một quả bóng nảy qua bên kia sợi dây. Làm thế nào các bậc cha mẹ có thể giúp con cái được an toàn? Các phước lành nào đến từ việc nghe lời cha mẹ của mình? Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta các ranh giới nào?
-
Giám Trợ Gérald Causse, Đệ Nhất Cố Vấn trong Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa, kể một câu chuyện về ba người đàn ông ở châu Phi đã đi bộ hai tuần trên con đường lầy lội để tham dự một buổi họp giáo hạt (trang 98)! Họ ở lại một tuần để họ có thể dự phần Tiệc Thánh trước khi trở về nhà. Sau đó, họ đội trên đầu mấy cái thùng đựng đầy các quyển Sách Mặc Môn để tặng cho dân chúng trong làng của họ. Các anh chị em có nghĩ rằng phúc âm là một điều tuyệt vời không? Các anh chị em có sẵn lòng bỏ ra những hy sinh nào để sống theo phúc âm không?
Dành cho Giới Trẻ
-
Nhiều bài nói chuyện trong đại hội này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mái gia đình. Ví dụ, Chị Bonnie L. Oscarson, chủ tịch trung ương Hội Thiếu Nữ, yêu cầu các tín hữu Giáo Hội hãy “bảo vệ mái gia đình để làm một nơi thánh thiện chỉ sau đền thờ mà thôi” (trang 14). Các em có thể làm gì để bảo vệ mái gia đình? Làm thế nào các em có thể giúp làm cho mái gia đình của mình thành một nơi thánh thiện?
-
Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy rằng thái độ và hành vi của chúng ta vào ngày Sa Bát là một dấu hiệu giữa Cha Thiên Thượng và chúng ta (trang 129). Khi đọc bài nói chuyện của Anh Cả Nelson, thì các em có thể nghĩ về ngày Chủ Nhật sắp tới và tự hỏi: “Tôi muốn dâng lên Thượng Đế dấu hiệu nào?”
-
Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Thẩy Bảy Mươi nói về một thầy trợ tế đã noi theo gương của Lãnh Binh Mô Rô Ni (trang 70). Khi người thiếu niên này nhìn thấy một số bạn cùng lớp xem hình ảnh khiêu dâm trên điện thoại di động của họ, em ấy nói với họ rằng họ đang làm điều sai trái và họ nên ngừng làm điều đó. Một người bạn đã ngừng làm điều đó. Làm thế nào chúng ta có thể nhận được sức mạnh để chọn điều đúng? Làm thế nào chúng ta biết điều gì là an toàn để cho chúng ta vui hưởng?
-
Các thiết bị điện tử có thể cảm thấy đầy quyền năng vì chúng mang đến quyền truy cập vào thông tin và phương tiện truyền thông gần như không giới hạn. Nhưng có bao giờ các em ngừng lại và tự hỏi xem chúng có kiềm chế mình không? Anh Cả José A. Teixeira thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi nói: “Thật là một điều thú vị để bỏ qua một bên các thiết bị điện tử của chúng ta trong một thời gian” (trang 96). Hãy thử làm xem. Hãy sớm chọn một thời gian nào đó để không sử dụng thiết bị. Có thể dường như đó là điều cuối cùng các em muốn làm, nhưng các em sẽ ngạc nhiên trước việc các em sẽ dành ra bao nhiêu thời gian để nói chuyện và tạo ra kỷ niệm với bạn bè và gia đình.
-
Nhịn ăn là một trong cách tốt nhất để nghiêm túc với quyền năng thuộc linh. Chủ Tịch HenryB. Eyring, Đệ Nhất Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã nhắc chúng ta rằng việc nhịn ăn và cầu nguyện đã củng cố Chúa Giê Su chống lại những cám dỗ của Sa Tan trong khi Đấng Cứu Rỗi đang ở trong vùng hoang dã (trang 22). Vào ngày Chủ Nhật nhịn ăn lần tới, hãy cố gắng noi theo gương của Chúa Giê Su và nhịn ăn với một mục đích. Các em cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ và bảo vệ thiêng liêng.
Dành cho Người Lớn
-
Một vài người nói chuyện trong đại hội đề cập đến tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình trong xã hội và trong kế hoạch cứu rỗi. Các anh chị em có thể trả lời năm câu hỏi mà Chị Burton hỏi ở trang 31 và thành tâm suy ngẫm về cách các anh chị em có thể nâng cao và yêu thương nhiều hơn những người gần gũi nhất với mình. Cùng với gia đình thảo luận cách các anh chị em có thể làm cho mái gia đình của mình tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô một cách hữu hiệu hơn và cách các anh chị em có thể hỗ trợ nhau tốt hơn.
-
Chủ Tịch Thomas S. Monson nhắc nhở chúng ta về các phước lành đến từ việc thờ phượng trong đền thờ, kể cả nếp sống thuộc linh, sự bình an, và sức mạnh để khắc phục những cám dỗ và thử thách (trang 91). Ông nói: “Khi tham dự đền thờ, chúng ta có thể có được một mức độ thuộc linh và một cảm giác bình an mà sẽ vượt quá bất cứ cảm giác nào khác có thể xâm nhập vào tâm hồn con người.” Các anh chị em có thể làm gì để làm cho việc tham dự đền thờ của mình có ý nghĩa hơn?
-
Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là một nguyên tắc hành động. Anh Cả L. Whitney Clayton thuộc Chủ Tịch Đoàn Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi nói: “Chúng ta sẽ không tình cờ đi đến việc tin nơi Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài nhiều hơn việc chúng ta sẽ tình cờ cầu nguyện hoặc đóng tiền thập phân. “Chúng ta chủ động chọn để tin” (trang 36). Khi các anh chị em đọc bài nói chuyện của ông và các bài nói chuyện của Anh Cả Dallin H. Oaks thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ (trang 32); Rosemary M. Wixom, chủ tịch trung ương Hội Thiếu Nhi (trang 93); Giám Trợ Gérald Caussé (trang 98); và Anh Cả Kevin W. Pearson thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi (trang 114), hãy cân nhắc việc lập một bản liệt kê những cách để củng cố đức tin của các anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Sau đó lập một bản liệt kê các phước lành đã được hứa là sẽ đến từ việc gia tăng đức tin.
-
Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy rằng Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi tạo thành “sự biểu hiện uy nghi nhất về tình yêu luôn luôn thanh khiết để được cho thấy trong lịch sử của thế giới này” (trang 104). Làm thế nào những suy nghĩ, lời nói và hành động của các anh chị em có thể phản ảnh tốt hơn lòng biết ơn của các anh chị em về điều mà Đấng Cứu Rỗi đã làm?
-
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, giải thích ân tứ kỳ diệu về ân điển và tầm quan trọng của sự vâng lời và hối cải. Ông nói: “Việc cố gắng để hiểu được ân tứ về ân điển của Thượng Đế với tất cả tâm trí của chúng ta mang đến cho tất cả chúng ta thêm lý do để yêu thương và tuân theo Cha Thiên Thượng một cách hiền lành và với lòng biết ơn” (trang 107). Hãy cân nhắc việc tiếp tục nghiên cứu của các anh chị em về ân điển bằng cách đọc Rô Ma 3:23; 6:1–4; 2 Nê Phi 25:23, 26; Mô Si A 2:21; 5:2; 27:25; An Ma 34:10, 15; Ê The 12:27; và Mô Rô Ni 10:32.