2016
Việc Phiên Dịch Thánh Thư: Sang Ngôn Ngữ của Tâm Hồn
April 2016


Việc Phiên Dịch Thánh Thư: Sang Ngôn Ngữ của Tâm Hồn Chúng Ta

Bàn tay của Chúa trong công việc phiên dịch thánh thư của Ngài được thể hiện trong vô số kinh nghiệm.

Hình Ảnh
scriptures and woman

Hình các trang Sách Mặc Môn bằng tiếng Nhật, Bồ Đào Nha, và Đức do Laura Seitz chụp, Deseret News

Kinh nghiệm này rất quen thuộc với những người đã tham gia vào việc phiên dịch thánh thư từ tiếng Anh sang các ngôn ngữ khác. Kinh nghiệm này xảy ra nhiều lần:

Một thiếu niên người Armenia cầm trong tay quyển Sách Mặc Môn mới vừa được phiên dịch sang ngôn ngữ của em ấy khi em ấy đến gần một thành viên trong ban phiên dịch là người phụ giúp trong công việc phiên dịch sách đó: Em ấy nói: “Cám ơn anh.” “Tôi đã đọc Sách Mặc Môn bằng tiếng Anh. Tôi đã đọc Sách Mặc Môn bằng tiếng Nga. Tôi đã đọc Sách Mặc Môn bằng tiếng Ukraine. Nhưng tôi đã không thực sự hiểu cho đến khi tôi có thể đọc sách đó bằng tiếng Armenia. Khi đọc sách đó bằng tiếng Armenia, thì tôi mới thấy sách đó có ý nghĩa. Điều đó giống như trở về nhà.”

Trở Về Nhà

Nếu phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô là ngôi nhà thuộc linh của chúng ta, thì cảm nghĩ thoái mái và quen thuộc cũng đúng thôi. Chúng ta nghỉ ngơi ở nhà. Chúng ta tự nuôi dưỡng mình. Chúng ta nói chuyện với những người mình yêu thương bằng ngôn ngữ mẹ chúng ta dạy. Đây là ngôn ngữ của tâm hồn chúng ta, và vì tâm hồn chính là nơi mà phúc âm phải đạt tới nên việc đọc thánh thư bằng ngôn ngữ của tâm hồn chúng ta là thiết yếu.

Sách Giáo Lý và Giao Ước cũng chép như thế. Chúa mặc khải trong sách đó rằng qua các chìa khóa của chức tư tế do Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn nắm giữ, “cánh tay của Chúa sẽ để lộ ra một cách mãnh liệt để thuyết phục các quốc gia … về phúc âm mang lại sự cứu rỗi cho họ.

Vì chuyện sẽ xảy ra rằng, vào ngày ấy, mọi người sẽ được nghe phúc âm trọn vẹn bằng ngôn ngữ của mình, và bằng tiếng của mình, qua những người được sắc phong cho quyền năng này, qua ảnh hưởng của Đấng An Ủi, được trút xuống trên họ cho sự mặc khải về Chúa Giê Su Ky Tô” (GLGƯ 90:10–11).

Jim Jewell, người đã làm việc trong ban phiên dịch thánh thư tại trụ sở của Giáo Hội, kể một câu chuyện về cảm nghĩ gần gũi với thánh thư như thế nào khi được phiên dịch sang ngôn ngữ của tâm hồn:

“Trong công việc phiên dịch Sách Mặc Môn sang tiếng Sesotho, ngôn ngữ trong quốc gia châu Phi Lesotho, chúng tôi cần phải tìm ra một người nào đó để giúp chúng tôi đánh giá công việc của ban phiên dịch. Larry Foley, người trông coi dự án, tìm ra một tín hữu của Giáo Hội từ Lesotho là một sinh viên đang học cao học ở trường Utah State University. Ở Lesotho, trường học dạy bằng tiếng Anh, do đó, người phụ nữ này và con cái của chị ấy đã học tiếng Anh từ lớp một, nhưng họ vẫn trò chuyện ở nhà bằng tiếng Sesotho.

Chị ấy đồng ý xem lại bản dịch. Sự đánh giá của chị ấy về các chương chúng tôi gửi cho chị để đánh giá quả thật rất hữu ích. Chúng tôi thường gửi các câu hỏi cụ thể liên quan đến từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ để chị ấy đưa ra lời góp ý bình luận hữu ích. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng chị đã tô đậm bằng màu vàng nhiều câu thánh thư không liên quan gì đến câu hỏi của chúng tôi cả. Khi chúng tôi hỏi chị ấy về những câu được tô đậm thì chị ấy nói: ‘Ồ, đó là những câu làm tôi cảm động rất nhiều và tôi đã không bao giờ hiểu được hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tôi tô đậm các câu đó để tôi có thể chia sẻ với các con tôi.’”

Một Mẫu Mực cho Việc Phiên Dịch Thánh Thư

Việc phiên dịch Kinh Thánh có một lịch sử lâu dài và hấp dẫn, bắt đầu với việc phiên dịch các phần của Kinh Thánh từ tiếng Hê Bơ Rơ sang tiếng Hy Lạp. Về sau, Kinh Thánh được dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La Tinh, và từ tiếng La Tinh, Hê Bơ Rơ, và tiếng Hy Lạp sang vô số ngôn ngữ khác.1 Do đó, Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô không dịch Kinh Thánh sang các ngôn ngữ khác nhau mà lại sử dụng các phiên bản đã được các Ky Tô hữu nói những ngôn ngữ đó chấp nhận.2

Hình Ảnh
men at work translating

Do đó, hầu hết công việc phiên dịch thánh thư của Giáo Hội là Sách Mặc Môn (thánh thư đầu tiên được phiên dịch), Giáo Lý và Giao Ước, và Trân Châu Vô Giá. Ngôn ngữ mà từ đó các quyển sách này được phiên dịch dịch sang là tiếng Anh, ngôn ngữ mà Tiên Tri Joseph Smith được mặc khải cho, ngôn ngữ của tâm hồn ông. Tiến trình được sử dụng để phiên dịch thánh thư sang các ngôn ngữ không phải tiếng Anh cần phải quen thuộc đối với các học viên về lịch sử Giáo Hội. Cũng giống hầu hết tiến trình mà Vị Tiên Tri đã sử dụng để phiên dịch Sách Mặc Môn sang tiếng Anh.

Joseph Smith là một thiếu niên khiêm nhường, ít học sống ở vùng nông thôn. Nhưng ông có những đức tính và tiềm năng mà Chúa rất cần cho công việc mà cần phải được thực hiện. Thật vậy, Joseph và gia đình của ông đã được chuẩn bị và được đặt vào đúng chỗ để làm chính công việc này.3

Joseph cũng đã được được giúp đỡ—về phần thuộc linh lẫn vật chất—để phiên dịch các biên sử của dân Nê Phi. Thiên sứ Mô Rô Ni hiện đến cùng Joseph Smith mỗi năm trong suốt bốn năm trước khi cho phép ông lấy biên sử. Chúng ta không biết tất cả những gì Mô Rô Ni đã dạy cho Vị Tiên Tri, nhưng những lần hiện đến của ông quả nhiên đã chuẩn bị Joseph về phần thuộc linh và tinh thần cho nhiệm vụ trước mắt.4

Chúa cũng đã chuẩn bị “các dụng cụ phiên dịch” từ trước để làm phương tiện phiên dịch một ngôn ngữ đã bị mất. Được mô tả như hai viên đá trong suốt gắn vào hai gọng bằng kim loại, các dụng cụ này và một dụng cụ tương tự được gọi là đá của vị tiên kiến, đã giúp Vị Tiên Tri phiên dịch biên sử của dân Nê Phi sang tiếng Anh. Vị Tiên Tri đã không giải thích chi tiết về tiến trình phiên dịch; ông chỉ làm chứng rằng ông đã phiên dịch Sách Mặc Môn nhờ “ân tứ và quyền năng của Thượng Đế.”5

Ngoài sự phụ giúp thiêng liêng đã được ban cho, Joseph còn có được sự giúp đỡ về phần vật chất dưới hình thức những người ghi chép đã cho ra đời bản chép tay mà cuối cùng những người khác đã sắp chữ, in, trả tiền, và phân phối cho toàn thế giới.

Tương tự như việc chuẩn bị và giúp đỡ mà Joseph đã nhận được trong công việc phiên dịch của ông, những người được ủy quyền với nhiệm vụ phiên dịch thánh thư ngày nay cũng được Chúa chuẩn bị và giúp đỡ trong công việc của họ—cả về mặt thuộc linh lẫn vật chất.

Một Công Việc Mặc Khải

Hình Ảnh
local reviewers reading

Tiến trình phiên dịch khó khăn là một nghị lực thuộc linh có lẽ được mô tả hay nhất là “sự mặc khải bởi hội đồng.” Hai hoặc ba người được chọn là dịch giả cùng làm công việc này với những người khác. Họ có những người giám sát ở trụ sở Giáo Hội, những người duyệt lại ở địa phương, có bản từ vựng để tham khảo,6 những phần hướng dẫn phiên dịch, các chương trình vi tính, và sự hỗ trợ của giáo hội mà nới rộng lên đến tận Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn. (Xin xem biểu đồ kèm theo đây). Khi Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn chính thức đưa ra sự chấp nhận cuối cùng của một bản dịch, thì sau đó công việc sẽ là sắp chữ, in và phân phối. Sau khi đã được chuẩn bị trong một định dạng kỹ thuật số, bản dịch cũng được đăng lên trên mạng LDS.org và trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm.

Nỗ lực hợp tác này vừa rất nhiệt tình lẫn đầy soi dẫn. Nỗ lực này gồm có việc lưu ý dành riêng cho chất lượng của nội dung và chất lượng của khuôn khổ khi nó được phân phối. Bản dịch được duyệt lại ở nhiều cấp độ, nhất là ở cấp Giáo Hội để tìm kiếm sự chấp nhận của Chúa. Chỉ khi nào sự chấp nhận đó được đưa ra thì công việc phiên dịch mới tiến hành. Mặc dù không chính xác được mặc khải theo cách Tiên Tri Joseph Smith đã phiên dịch Sách Mặc Môn, nhưng tiến trình này rõ ràng do Chúa hướng dẫn—nhờ vào các ân tứ và quyền năng của Ngài.

Điều này không có nghĩa là một bản dịch là hoàn hảo khi được hoàn tất lần đầu tiên. Thường thường, qua thời gian và qua những lần duyệt lại thêm bởi những người nghiên cứu thánh thư đề nghị cải thiện về ngữ pháp và từ vựng hoặc tìm thấy những chỗ sắp chữ hay chính tả sai. Những thay đổi để làm sáng tỏ giáo lý hiếm khi xảy ra. Khi có những thay đổi này, thì phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

Chúa Cung Cấp:

Chúa cũng hỗ trợ công việc phiên dịch này theo những cách khác. Ban phiên dịch tại trụ sở Giáo Hội thường báo cáo rằng khi có nhu cầu thì Chúa sẽ cung cấp.

Một trong nhiều ví dụ là khi cần có một người phiên dịch và thu âm các tài liệu của Giáo Hội bằng tiếng Mam (phát âm là “mum,” bắt nguồn từ ngôn ngữ của người Maya, được nói ở Guatemala). Trong số những người truyền giáo đầu tiên được kêu gọi đến Guatemala là một anh cả có ông nội nói tiếng Mam. Người truyền giáo này được nuôi dạy trong một thành phố và chỉ nói tiếng Tây Ban Nha. Nhưng mỗi đêm ông nội của anh ta thường hiện về với anh ta trong giấc mơ và dạy cho anh ta tiếng Mam. Người anh cả trẻ tuổi này đã trở thành người phiên dịch chính của ngôn ngữ Mam trong Giáo Hội.

Thường thường, công việc phiên dịch được thực hiện với một sự hy sinh lớn của cá nhân. Tùy thuộc vào tình trạng tài chính, một số người phiên dịch hiến tặng sự phục vụ của họ và những người khác được trả tiền để họ có thể có thời gian dành cho công việc phiên dịch.

Người đã trở thành một trong những người phiên dịch tiếng Urdu đã được cải đạo theo Giáo Hội tại Pakistan trong khi làm việc với tư cách là giáo viên. Do sự cải đạo của mình, anh ta bị mất việc làm; anh ta bị mất nhà cửa, đều do trường học nơi anh ta dạy cung cấp; và con cái của anh ta cũng không được học hành. Một người giám sát công việc phiên dịch của Giáo Hội tìm đến anh ta về việc phục vụ với tư cách là một người phiên dịch và đề nghị cho anh ta một số tiền đền bù khiêm tốn. Sau khi làm việc với tư cách là một người phiên dịch trong một vài tháng, người đó đã đến nói chuyện với người giám sát và rụt rè nhờ người giám sát mua cho anh ta một cây bút bi mới. Một trong những cây bút anh ta sử dụng đã hết mực. Chỉ khi đó người giám sát mới khám phá ra và sửa lại một sai lầm của người thư ký đã dẫn đến việc người phiên dịch chỉ nhận được số tiền ít hơn nhiều so với số tiền đáng lẽ anh ta đã được trả.

Nhưng cũng giống như Chúa đã ban phước cho Joseph Smith theo những cách mà làm cho ông hoàn thành công việc của ông, Chúa cũng ban phước cho những người phiên dịch của Ngài. Ví dụ, người phiên dịch thánh thư của Latvia là một luật sư đã học luật ở Nga, nơi ông đã được cải đạo theo phúc âm phục hồi. Trở về lại Latvia, người ấy đã thiết lập cơ sở kinh doanh của mình. Anh ta cũng phục vụ với tư cách là chủ tịch chi nhánh. Anh ta rất bận rộn, nhưng Giáo Hội cần anh ta và khả năng nói tiếng Anh của anh ta.

Anh ta xin có thời gian để cầu nguyện về lời yêu cầu đó vì như anh ta đã nói với vị đại diện Giáo Hội thì việc chấp nhận lời yêu cầu đó sẽ “làm giảm bớt thức ăn của con cái tôi.” Sau khi cầu nguyện, anh ta quyết định chấp nhận nhưng cầu xin Chúa ban phước cho mình phương tiện để làm điều khó khăn, việc đòi hỏi về phần thuộc linh, và là—công việc tốn nhiều thời gian.

Anh ta bắt đầu đi đến văn phòng luật của mình một giờ sớm hơn mỗi ngày và sử dụng giờ đó để phiên dịch Sách Mặc Môn. Anh ta đã hoàn thành công việc trong vòng chưa tới ba năm, là thời gian thường cần thiết để hoàn tất tiến trình này. Trong thực tế, khả năng phiên dịch của anh ta có lẽ nhanh nhất kể từ khi Joseph phiên dịch Sách Mặc Môn trong khoảng 60 ngày.

Còn nhiều kinh nghiệm hơn nữa có thể cho thấy rằng có bàn tay của Chúa trong công việc phiên dịch thánh thư của Ngài. Những kinh nghiệm này đều tuyên bố rõ rằng đây là công việc của Ngài và Ngài quan tâm rất nhiều đến công việc này. Ngài chuẩn bị cho các tín hữu làm công việc của Ngài. Ngài chuẩn bị các công cụ họ cần để gấp rút làm công việc này. Và Ngài luôn luôn soi dẫn và ban phước cho họ.

Kết quả là một thế giới được phong phú hơn bởi lời của Thượng Đế, được ban cho con cái của Ngài bằng ngôn ngữ của tâm hồn.

Hình Ảnh
family reading the scriptures

Ghi Chú

  1. Xin xem loạt tám phần, “How the Bible Came to Be,” của Lenet H. Read được in trong Ensign giữa tháng Giêng và tháng Chín năm 1982.

  2. Xin xem ví dụ “Church Edition of Spanish Bible Now Published,” mormonnewsroom.org.

  3. Xin xem Matthew S. Holland, “The Path to Palmyra,” Liahona, tháng Sáu năm 2015, 14–19.

  4. Xin xem Kent P. Jackson, “Moroni’s Message to Joseph Smith,” Ensign, tháng Tám năm 1990, 12–16.

  5. Joseph Smith, trong lời giới thiệu Sách Mặc Môn. Để có được một phần mô tả mở rộng về công việc phiên dịch Sách Mặc Môn của Joseph Smith, xin xem Gospel Topics, “Book of Mormon Translation,” topics.lds.org.

  6. Quyển từ vựng định nghĩa mỗi từ trong thánh thư bằng tiếng Anh để những người phiên dịch có thể hiểu rõ hơn về nghĩa của các từ. Thông thường, những từ có nhiều hơn một nghĩa, vì vậy những người phiên dịch phải tùy thuộc vào bối cảnh, sự soi dẫn, và cách làm việc chung nhóm để nhận ra cách giải quyết đúng. Thỉnh thoảng, những câu hỏi về ý nghĩa của từ chỉ do Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn quyết định mà thôi.

In