Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 28:30—“Từng Hàng Chữ Một, Từng Lời Chỉ Giáo Một”


“Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 28:30—‘Từng Hàng Chữ Một, Từng Lời Chỉ Giáo Một’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 28:30”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 28:30

“Từng Hàng Chữ Một, Từng Lời Chỉ Giáo Một”

Hình Ảnh
giới trẻ đang học thánh thư

Trong bài học trước, “2 Nê Phi 28:27–32”, em đã nghiên cứu 2 Nê Phi 28:30 và học được rằng Thượng Đế mặc khải lẽ thật từng hàng chữ một cho những người sẵn lòng tiếp nhận lẽ thật đó. Bài học này có thể giúp em học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt trong 2 Nê Phi 28:30, giải thích giáo lý dạy trong đoạn này và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào những tình huống thực tế.

Học thuộc lòng và giải thích

Để giúp em học thuộc lòng cụm từ thánh thư then chốt cho 2 Nê Phi 28:30, hãy vẽ bốn đường ngang trông giống như những bậc thang trong nhật ký ghi chép việc học tập của em.

Hình Ảnh
các đường kẻ so le

Bây giờ, viết cụm từ thánh thư then chốt và phần tham khảo thánh thư trên các đường đó theo cách sau đây:

Hình Ảnh
các đường kẻ so le có ghi chữ

Hãy suy nghĩ xem làm thế nào các bậc thang có thể nhắc cho em về cách Thượng Đế dạy cho chúng ta “từng hàng chữ một”.

Lặp lại phần tham khảo thánh thư này và cụm từ thánh thư then chốt cho đến khi em có thể đọc thuộc lòng.

Trong bài học trước, “2 Nê Phi 28:27–32”, em đã học được rằng Thượng Đế mặc khải lẽ thật từng hàng chữ một cho những người sẽ tiếp nhận lẽ thật đó. Để giúp em chuẩn bị giải thích lẽ thật này, hãy suy ngẫm những câu hỏi sau, sau đó hoàn thành sinh hoạt viết sau đây:

  • Em nghĩ “từng hàng chữ một” có nghĩa là gì?

  • Em nghĩ làm thế nào mà việc tiếp nhận lẽ thật Thượng Đế đã ban cho chúng ta chuẩn bị cho chúng ta để nhận được nhiều hơn nữa?

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi chép
  1. Hãy hoàn thành sinh hoạt sau đây:

    Chọn một trong những tình huống sau, trong đó một người nào đó có thể cần sự giúp đỡ từ Thượng Đế:

    1. Cần lời khuyên về một thử thách họ đang phải đối mặt.

    2. Mong muốn phát triển một mối quan hệ bền chặt hơn với Đấng Cứu Rỗi.

    3. Muốn hiểu được phước lành tộc trưởng của họ.

    Viết một lời giải thích vắn tắt về những điều em học được từ 2 Nê Phi 28:30 có thể giúp ích trong tình huống em đã chọn.

Thực hành cách áp dụng

Hãy nghĩ ra hai đến ba từ hoặc cụm từ em cảm thấy phù hợp nhất để mô tả những điều chúng ta học được từ mỗi nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Tại sao em lại chọn những từ đó?

Ôn lại đoạn 5–12 trong phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022) nếu cần.

Đọc hai tình huống sau đây về giới trẻ từ cùng một tiểu giáo khu đang tham dự một buổi họp nhịn ăn và chia sẻ chứng ngôn. Mỗi người họ có những suy nghĩ khác nhau trong cuộc họp.

  1. Thomas bắt đầu tự hỏi có chuyện gì với mình. Cậu ấy tin vào Thượng Đế và tin rằng Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là chân chính. Nhưng cậu ấy cảm thấy chứng ngôn của mình yếu ớt so với các tín hữu khác trong tiểu giáo khu. Cậu ấy tự hỏi liệu mình có thể nào biết được tất cả những điều mà người khác đang làm chứng không.

  2. Giữa cuộc họp, Liz ngừng chú ý đến những chứng ngôn. Cô ấy nghĩ thầm: “Mình đã nghe tất cả mọi điều họ đang nói, và mình đã biết tất cả những điều đó đều có thật”. Cô cũng cảm thấy có ít mong muốn hơn để đọc thánh thư và tham dự lớp giáo lý vì cảm thấy chứng ngôn của mình đã đủ mạnh.

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi chép
  1. Hoàn thành sinh hoạt sau đây, chọn một trong các tình huống trước đó để tập trung vào:

    Mô tả cách em sẽ sử dụng từng nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh để giúp Thomas hoặc Liz trong tình huống của họ. Nếu cần, những câu hỏi sau đây có thể giúp ích cho em.

Hành động trong đức tin

  • Em có thể chia sẻ điều gì từ đoạn này để giúp Thomas hoặc Liz hành động trong đức tin?

  • Làm thế nào những lẽ thật từ 2 Nê Phi 28:30 có thể giúp Thomas hoặc Liz hành động trong đức tin?

Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu

  • Sử dụng những điều em đã học được từ 2 Nê Phi 28:30, em có thể chia sẻ điều gì để giúp Thomas hoặc Liz nhìn nhận hoàn cảnh của họ giống như cách của Chúa hơn?

  • Em có thể chia sẻ những lẽ thật nào khác để giúp họ nhìn nhận những mối bận tâm của họ với một quan điểm vĩnh cửu?

  • Em biết điều gì về Thượng Đế để có thể giúp họ nhìn nhận chính mình theo cách của Ngài?

Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định

  • Tại sao việc Thomas hoặc Liz nói ra những suy nghĩ của họ với cha mẹ hoặc những vị lãnh đạo Giáo Hội lại có thể hữu ích cho họ?

  • Em có thể nghĩ ra những câu thánh thư hoặc câu chuyện nào để có thể giúp được họ?

In