Lớp Giáo Lý
Gia Cốp 2:1–21: “Không Để Cho Tính Kiêu Căng … Hủy Diệt Tâm Hồn Mình!”


“Gia Cốp 2:1–21: ‘Không Để Cho Tính Kiêu Căng … Hủy Diệt Tâm Hồn Mình!’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Gia Cốp 2:1–21”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Gia Cốp 2:1–21

“Không Để Cho Tính Kiêu Căng … Hủy Diệt Tâm Hồn Mình!”

Gia Cốp đang giảng dạy ở đền thờ

Tiên tri Gia Cốp biết qua sự mặc khải từ Thượng Đế rằng dân Nê Phi đang gặp khó khăn với một số tội lỗi. Ông đã đưa ra một bài giảng ở đền thờ về những tội lỗi này, bao gồm cả tội kiêu căng. Tất cả chúng ta đôi khi gặp khó khăn với tính kiêu căng. Bài học này có thể giúp em trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn bằng cách nhận ra và kháng cự tội kiêu căng.

Tính Kiêu Căng

Tìm kiếm bằng chứng về tính kiêu căng trong những tình huống sau:

  • Koji hy vọng bạn cùng chơi mắc lỗi trong trò chơi để cậu ấy có thêm thời gian chơi.

  • Silvia phóng đại thành tích của mình để trông oai hơn hoặc quan trọng hơn đối với những người khác.

  • Jens không biết ơn và không nhìn nhận điều tốt mà những người khác làm.

  • Amy chế giễu người khác và đùa cợt về họ sau lưng.

  • Em đã thấy bằng chứng nào về tính kiêu căng?

Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) đã dạy:

Tính kiêu căng là một tội lỗi có thể dễ dàng nhận thấy ở những người khác nhưng hiếm khi được thừa nhận trong chính chúng ta. (Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson [năm 2014], trang 235)

Bây giờ hãy nghĩ đến Đấng Cứu Rỗi. Mặc dù Ngài có nhiều thành tích và khả năng, Ngài luôn luôn nhu mì và khiêm nhường (xin xem Ma Thi Ơ 11:29). Khi học tập, em hãy suy ngẫm về những cách thức tính kiêu căng có thể biểu lộ trong cuộc sống của em. Bài học này có thể giúp em trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn bằng cách kháng cự tội kiêu căng.

“Không để cho tính kiêu căng … hủy diệt tâm hồn mình!”

Chúa đã giúp tiên tri Gia Cốp biết được suy nghĩ của dân chúng và truyền lệnh cho ông tới đền thờ và làm chứng chống lại những tội lỗi của họ, kể cả tội kiêu căng (xin xem Gia Cốp 2:1–13).

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, em hãy vẽ một đường thẳng ở giữa trang. Ở trên đầu cột bên trái, hãy viết “Biểu hiện của tính kiêu căng”. Ở trên đầu cột bên phải, hãy viết “Những cách thức chúng ta có thể giống như Đấng Cứu Rỗi và kháng cự tính kiêu căng”.

Hãy đọc Gia Cốp 2:12–16, tìm kiếm những biểu hiện của tính kiêu căng. Thêm các biểu hiện đó vào bên trái trang nhật ký của em. ChurchofJesusChrist.org

5:56

Một lẽ thật chúng ta có thể học được từ đoạn này là tính kiêu căng hủy diệt tâm hồn chúng ta (Gia Cốp 2:16).

biểu tượng, ghi chép
  1. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

    • Em nghĩ tính kiêu căng có thể hủy diệt tâm hồn chúng ta như thế nào?

    • Em nghĩ cảnh báo của Gia Cốp vẫn còn phù hợp với ngày nay ra sao?

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, và Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) đã chia sẻ thêm những cách thức mà tính kiêu căng có thể được thể hiện trong cuộc sống của chúng ta. Hãy thêm những hiểu biết sâu sắc từ lời nói của hai ông vào bên trái trang nhật ký của em.

18:14

Kẻ thù lớn của lòng bác ái là tính kiêu ngạo. Tính kiêu ngạo là một trong những lý do quan trọng nhất khiến cho hôn nhân và gia đình gặp khó khăn. Tính kiêu ngạo là tính tình nóng nảy, độc ác, và ganh tị. Tính kiêu ngạo [thổi phồng sức mạnh bản thân] và bỏ qua đức hạnh của người khác. Tính kiêu ngạo là ích kỷ và dễ bị khiêu khích. Tính kiêu ngạo mang ý định xấu đến nơi mà không có ý định đó và che giấu sự yếu kém đằng sau những lời bào chữa khéo léo. Tính kiêu ngạo là hoài nghi, bi quan, giận dữ, và thiếu kiên nhẫn. Thật vậy, nếu lòng bác ái là tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô, thì tính kiêu ngạo là đặc tính hiển nhiên của Sa Tan. (Dieter F. Uchtdorf, “Lời Khen Ngợi Những Người Bảo Vệ Gìn Giữ”, Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 80)

Hầu hết chúng ta đều coi tính kiêu căng là tội lỗi của những người ở tầng lớp trên, chẳng hạn như những người giàu có và có học, đang khinh rẻ những người còn lại trong chúng ta. (Xin xem 2 Nê Phi 9:42.) Tuy nhiên, có một căn bệnh thường gặp nhiều hơn ở chúng ta—đó là tính kiêu căng khi nhìn từ dưới lên. Tính kiêu căng được biểu lộ theo rất nhiều cách, chẳng hạn như bắt bẻ, ngồi lê đôi mách, nói xấu sau lưng, kêu ca, tiêu xài quá mức thu nhập của mình, ghen tị, thèm muốn, không có lòng biết ơn và không biết ngợi khen để nâng đỡ người khác, không khoan dung, và ganh ghét. (Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson [năm 2014], trang 235)

  • Em thấy tính kiêu căng được thể hiện theo những cách nào khác trên thế gian của chúng ta ngày nay?

  • Tính kiêu căng trái ngược với thiên tính của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

Hãy tạm dừng và suy ngẫm về những suy nghĩ và hành động của chính em. Đôi khi em gặp khó khăn với tội kiêu căng trong những cách thức nào? Những biểu hiện này của tính kiêu căng đang ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ và hạnh phúc của em? Em có thể muốn thay đổi điều gì? Tại sao?

Khắc phục tính kiêu căng

Gia Cốp đã dạy chúng ta cách để có được niềm hy vọng nơi Đấng Ky Tô và kháng cự tội kiêu căng.

Đọc Gia Cốp 2:17–21, tìm kiếm những cách thức em có thể tránh được tội kiêu căng. Thêm những cách thức đó vào bên phải trang nhật ký của em. ChurchofJesusChrist.org

5:56
biểu tượng, ghi chép
  1. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

    • Làm thế nào mà việc làm theo lời khuyên bảo của Gia Cốp có thể giúp chúng ta kháng cự tính kiêu căng và có được niềm hy vọng nơi Đấng Ky Tô?

    • Em có biết ai là một tấm gương tốt về việc kháng cự tính kiêu căng theo những cách thức được mô tả trong các câu này? Họ làm những gì?

    • Chúng ta có thể tập trung và phát triển những thuộc tính nào giống như Đấng Ky Tô để giúp chúng ta tránh được tính kiêu căng? Tại sao những thuộc tính đó sẽ giúp ích hoặc giúp ích như thế nào?

Suy ngẫm về nhu cầu của chính em để nhận ra và kháng cự tội kiêu căng trong cuộc sống của em. Hãy suy ngẫm về những tình huống hoặc mối quan hệ cụ thể, trong đó em biểu lộ tính kiêu căng. Hãy cố gắng nhận ra tính kiêu căng có thể ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ của em. Tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh để trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn bằng cách kháng cự tính kiêu căng khi em làm điều sau đây:

  1. Chọn một biểu hiện của tính kiêu căng từ bên trái trang nhật ký mà em cảm thấy được soi dẫn để tập trung vào việc khắc phục nó tại thời điểm này.

  2. Từ bên phải trang nhật ký, hãy chọn một cách em có thể kháng cự biểu hiện đó của tính kiêu căng. Hãy nghĩ về các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô và viết ra các hành động cụ thể mà em có thể thực hiện.