“An Ma 59–61: Chọn để Không Bị Phật Lòng”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“An Ma 59–61”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
An Ma 59–61
Chọn để Không Bị Phật Lòng
Em đã bao giờ hiểu sai hành động của một người nào đó chưa? Có người nào khác đã từng làm tổn thương em vì những sai lầm của họ không? Pha Hô Ran, vị trưởng phán quan của dân Nê Phi, đã đối mặt với thử thách này và phải đưa ra câu trả lời. Bài học này có thể soi dẫn cho em trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn khi em đáp lại những sai lầm của người khác bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn gia tăng.
Có khi nào em đã bị cám dỗ để cảm thấy bị phật lòng không?
Đôi khi, chúng ta có thể bị cám dỗ để cảm thấy bị phật lòng. Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã liệt kê một số lý do mà các tín hữu kể với ông mà khiến họ bị phật lòng:
“Một người đã nói một điều gì đó trong Trường Chủ Nhật mà đã làm phật lòng tôi. …”
“Không một người nào trong chi nhánh này chào hoặc tìm đến tôi. Tôi cảm thấy giống như một người ngoài cuộc. …”
“Tôi không đồng ý với lời khuyên bảo của ông giám trợ cho tôi. …”
Nhiều nguyên nhân làm phật lòng khác đã được kể ra—từ những điểm khác biệt về giáo lý trong số những người lớn đến việc chế nhạo, trêu tức và bị không cho sinh hoạt chung bởi giới trẻ. (David A. Bednar, “Chẳng Có Sự Gì Gây Cho Họ Sa Ngã (Phật Lòng)”, Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 89)
-
Một số lý do nào khác khiến chúng ta có thể bị cám dỗ để cảm thấy bị phật lòng?
-
Việc bị phật lòng ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta?
-
Có khi nào em đã bị cám dỗ để cảm thấy bị phật lòng không? Em đã phản ứng như thế nào? Tại sao?
-
Cách em cảm nhận và hành động đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với những người khác và với Chúa?
Khi em tiếp tục nghiên cứu, hãy tìm kiếm sự soi dẫn để tìm thấy những hiểu biết sâu sắc và lẽ thật mà có thể giúp em trong những tình huống này.
Những bức thư của Mô Rô Ni
Sau khi biết rằng đạo quân của Hê La Man thiếu người và đồ tiếp tế để bảo vệ dân Nê Phi khỏi một đạo quân lớn của dân La Man, Lãnh Binh Mô Rô Ni đã gửi một bức thư cho Pha Hô Ran, vị trưởng phán quan của dân Nê Phi. Mô Rô Ni đã yêu cầu Pha Hô Ran gửi quân tiếp viện cho đạo quân của Hê La Man. Không có sự trợ giúp nào tới, và đạo quân của Hê La Man tiếp tục chịu khổ sở. Trong khi đó, một đạo quân La Man đã chinh phục được Nê Phi Ha, một thành phố khác mà Mô Rô Ni dự kiến sẽ nhận được quân tăng cường (xin xem An Ma 59:9).
Hãy thử tưởng tượng xem Mô Rô Ni hẳn đã cảm thấy như thế nào khi ông đấu tranh để bảo vệ cho dân Nê Phi nhưng không có sự hỗ trợ mà đạo quân của ông cần từ chính quyền.
Mô Rô Ni tức giận và viết một bức thư khác cho Pha Hô Ran. Hãy đọc An Ma 60:5–11, 30 để xem một phần thông điệp của Mô Rô Ni.
-
Em nhận thấy điều gì trong bức thư của Mô Rô Ni mà có thể đã làm phật lòng Pha Hô Ran?
Sự lựa chọn của Pha Hô Ran
Điều mà Mô Rô Ni không biết là một nhóm dân Nê Phi tà ác liên minh với dân La Man đã nổi loạn chống lại Pha Hô Ran, khiến ông phải chạy trốn để sống sót. Phe nổi loạn đã giành quyền kiểm soát thành phố thủ đô Gia Ra Hem La. Pha Hô Ran là một người ngay chính đang cố gắng tập hợp lực lượng để chiếm lại Gia Ra Hem La (xin xem An Ma 61:1–8).
-
Nếu em là Pha Hô Ran, thì em có thể bị cám dỗ để phản ứng như thế nào với bức thư của Mô Rô Ni?
-
Phản ứng của Pha Hô Ran có thể ảnh hưởng như thế nào đến tình hình đó?
An Ma 61 có chứa câu trả lời của Pha Hô Ran cho Mô Rô Ni. Hãy đọc An Ma 61:9, 17–21 để xem ông đã trả lời như thế nào.
-
Điều gì gây ấn tượng cho em về câu trả lời của Pha Hô Ran?
-
Em thấy những thuộc tính nào ở Pha Hô Ran nhắc cho em về Chúa Giê Su Ky Tô?
Anh Cả Bednar đã chia sẻ một lẽ thật quan trọng mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện này. (Em có thể muốn ghi lại một phần của lời phát biểu này trong thánh thư bên cạnh An Ma 61:9.)
Việc bị phật lòng là một sự lựa chọn của chúng ta; nó không phải là một tình cảnh mà một người nào đó hay một điều gì đó bắt chúng ta phải chịu. …
… Một sự việc, một sự kiện hoặc một sự diễn đạt có thể làm phật lòng nhưng các anh chị em và tôi có thể chọn không để cho bị phật lòng—và nói như Pha Hô Ran: “việc đó không quan hệ gì”. (David A. Bednar, “Chẳng Có Sự Gì Gây Cho Họ Sa Ngã (Phật Lòng)”, Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 90–91)
Những lời giảng dạy và tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô
Đấng Cứu Rỗi là tấm gương toàn hảo về lẽ thật này.
-
Những tấm gương của Pha Hô Ran và Đấng Cứu Rỗi có thể giúp em như thế nào trong tình huống mà người nào đó đã nói hoặc làm điều gì đó gây tổn thương cho em hoặc một người thân yêu của em?
Sự giúp đỡ của Chúa
Việc noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về việc không bị phật lòng có thể là điều khó khăn. Anh Cả Bednar giải thích sự giúp đỡ có sẵn cho chúng ta khi chúng ta không cảm thấy đủ mạnh mẽ để vượt qua cảm giác bị phật lòng.
Nhờ vào quyền năng củng cố của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, các anh chị em và tôi có thể được ban phước để tránh và chiến thắng việc bị phật lòng. …
Khả năng để chiến thắng việc bị phật lòng dường như có thể vượt ra ngoài tầm tay của chúng ta. … Tính chất thật sự của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Chuộc và mục đích của Giáo Hội phục hồi là nhằm giúp chúng ta nhận được chính xác loại sức mạnh thuộc linh này. (David A. Bednar, “Chẳng Có Sự Gì Gây Cho Họ Sa Ngã (Phật Lòng)”, Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 90–91)
-
Em đã học được gì từ những nhận xét của Anh Cả Bednar?
-
Ai đó có thể làm gì để tìm kiếm sự giúp đỡ từ Đấng Cứu Rỗi khi họ bị cám dỗ để cảm thấy bị phật lòng?
Hãy dành ra một vài phút để viết một bức thư cho chính mình trong tương lai. Em sẽ đưa ra lời khuyên nào cho bản thân về cách phản ứng khi người nào đó nói hoặc làm điều gì đó gây tổn thương hoặc làm phật lòng? Hãy bao gồm những điều em đã học được từ Đấng Cứu Rỗi và Pha Hô Ran mà em có thể áp dụng trong tình huống đó. Cũng bao gồm cách em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa.