Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Hê La Man 5:12—“Chúng Ta Phải Xây Dựng Nền Móng của Mình trên Đá của Đấng Cứu Chuộc Chúng Ta”


“Thông Thạo Giáo Lý: Hê La Man 5:12—‘Chúng Ta Phải Xây Dựng Nền Móng của Mình trên Đá của Đấng Cứu Chuộc Chúng Ta’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Thông Thạo Giáo Lý: Hê La Man 5:12”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Thông Thạo Giáo Lý: Hê La Man 5:12

“Chúng Ta Phải Xây Dựng Nền Móng của Mình trên Đá của Đấng Cứu Chuộc Chúng Ta”

gia đình vui học thánh thư cùng nhau

Trong khi nghiên cứu về Hê La Man 5:1–13, em đã học được việc xây đắp nền móng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp em chống lại những cơn bão dữ dội của quỷ dữ ra sao (xin xem Hê La Man 5:12). Bài học này có thể giúp em học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt trong Hê La Man 5:12, giải thích giáo lý được dạy trong đoạn này và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào các tình huống thực tế.

Giúp học viên hiểu rằng việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh là một tiến trình cá nhân. Các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể được áp dụng theo nhiều cách. Học viên có thể bắt đầu với nguyên tắc mà có thể giúp ích nhiều nhất cho câu hỏi của các em, sau đó tìm cách sử dụng những nguyên tắc khác. Hãy khuyến khích học viên tuân theo những sự thúc giục của Thánh Linh khi các em phấn đấu để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên tiếp tục cố gắng học thuộc lòng toàn bộ đoạn Hê La Man 5:12.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Bài học về đoạn thông thạo giáo lý này được thiết kế để dạy sau bài học “Hê La Man 5:1–13”, đó là bài học về ngữ cảnh cho đoạn thông thạo giáo lý An Ma 34:9–10. Nếu cần chuyển bài học về đoạn thông thạo giáo lý này sang một tuần khác thì hãy nhớ dạy bài học về ngữ cảnh tương ứng trong tuần đó.

Học thuộc lòng và giải thích

Trong bài học trước, em đã học được những lẽ thật sau: Chúa Giê Su Ky Tô là nền móng vững chắc của chúng ta và nếu chúng ta xây đắp nền móng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì quỷ dữ sẽ không có quyền năng gì đối với chúng ta. Cụm từ thánh thư then chốt cho đoạn thông thạo giáo lý trong Hê La Man 5:12 là “Chúng ta phải xây dựng nền móng của mình trên đá của Đấng Cứu Chuộc chúng ta”.

Hãy sử dụng kỹ thuật học thuộc lòng của riêng em hoặc một trong những ý tưởng sau đây để giúp em học thuộc lòng phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt.

Nếu anh chị em chọn sử dụng ý tưởng sau đây, thì hãy chuẩn bị đủ đá và dải băng giấy cho từng học viên. Học viên có thể sử dụng bút đánh dấu, băng dính, keo dán hoặc dây chun nếu có sẵn.

Hãy tìm một cục đá nhỏ có đủ chỗ để viết “Hê La Man 5:12” trên đó. Hãy cắt một dải bằng giấy và viết cụm từ thánh thư then chốt trong Hê La Man 5:12: “Chúng ta phải xây dựng nền móng của mình trên đá của Đấng Cứu Chuộc chúng ta”. Gắn dải băng giấy vào đá bằng băng dính, keo dán hoặc dây chun. Hãy đọc phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt một vài lần cho đến khi em thuộc lòng.

thiếu nữ đứng trên một tảng đá và nhìn lên

Một cách khác để giúp em học thuộc lòng là vẽ một bức tranh một tảng đá có một người đứng trên đó. Bên trong tảng đá, hãy viết Hê La Man 5:12, và bên dưới thì viết cụm từ thánh thư then chốt nhiều lần cho đến khi em đã thuộc lòng.

Đối với sinh hoạt sau đây, để thể hiện các bài nộp tưởng tượng của mình cho một tạp chí Giáo Hội, học viên có thể vẽ một bong bóng trích dẫn lớn trên một tờ giấy. Bên trong bong bóng, các em có thể viết những điều các em sẽ nói. Bên dưới nó, các em có thể viết tên của mình và nơi mình được sinh ra. Cân nhắc treo những tờ giấy này khắp phòng và khuyến khích học viên đi xung quanh và đọc câu trả lời của một số bạn cùng lớp.

Hãy tưởng tượng rằng tạp chí của Giáo Hội Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ yêu cầu từ giới trẻ trên khắp thế giới chia sẻ những ý kiến liên quan đến giáo lý được dạy trong Hê La Man 5:12. Hãy tạo ra một bài nộp giải thích những điều sau đây trong ba đến bốn câu:

  • Chúa Giê Su Ky Tô giống như “một nền móng vững chắc” như thế nào

  • Việc xây đắp nền móng thuộc linh của chúng ta trên “đá của Đấng Cứu Chuộc chúng ta” có thể bảo vệ chúng ta ra sao khỏi “những cơn gió mạnh” và “mưa đá” của quỷ dữ

Thực hành cách áp dụng

Hãy ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh bằng cách mời các học viên làm việc trong nhóm gồm ba người, với mỗi người tìm kiếm một trong các nguyên tắc. Sau đó, học viên có thể giải thích nguyên tắc bằng lời của riêng mình cho những người còn lại trong nhóm.

Sau đó, hãy chia sẻ tình huống sau đây với học viên.

Bạn Matilda của em gần đây cảm thấy choáng ngợp bởi những thông tin tiêu cực mà cô ấy đã nghe được về Giáo Hội. Một người bạn hàng xóm cũ của Matilda đã gửi cho bạn ấy một số tài liệu tấn công giáo lý của Giáo Hội và chỉ trích vị tiên tri. Chú của bạn ấy gần đây đã rời bỏ Giáo Hội vì ông không đồng ý với một số chính sách của Giáo Hội. Matilda muốn tiếp tục trung tín, nhưng bạn ấy bắt đầu tự hỏi liệu bạn ấy có đủ mạnh mẽ hay không. Một ngày nọ khi đi bộ từ trường về nhà, Matilda chia sẻ cảm xúc của bạn ấy với em và xin lời khuyên.

Hãy sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và giáo lý được dạy trong Hê La Man 5:12 để giúp Matilda tiếp tục trung tín với chứng ngôn của mình.

Hãy quyết định cách giúp học viên gắn kết một cách có ý nghĩa với các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Ví dụ, có thể là có lợi khi mời học viên im lặng tự mình hoàn thành trước phần “Hành động trong đức tin” của bài học. Sau đó, có thể mời các em tìm đến một học viên khác và chia sẻ một trong những ý kiến của các em. Học viên có thể có kinh nghiệm tốt hơn nếu các em hoàn thành phần “Quan điểm vĩnh cửu” của bài học theo các nhóm nhỏ. Hãy cân nhắc cùng cả lớp hoàn thành phần “Các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định”.

Hành động trong đức tin

  • Matilda có thể thực hiện hai hoặc ba hành động ngay chính nào để trông cậy nơi Đấng Cứu Rỗi và củng cố nền móng thuộc linh của em ấy trong thời gian khó khăn này? Những hành động này có thể tạo ra sự khác biệt gì cho em ấy?

  • Em đã học được những bài học nào trong quá khứ về việc sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể hữu ích cho Matilda?

Quan điểm vĩnh cửu

Hãy cân nhắc chia học viên thành các nhóm nhỏ và chỉ định cho mỗi học viên ít nhất một trong các đoạn thánh thư sau đây để nghiên cứu. Sau khi học viên đã nghiên cứu và ghi lại câu trả lời của các em, hãy mời các em lần lượt chia sẻ với nhóm của mình những điều các em đã học được về quan điểm vĩnh cửu.

Hãy giúp Matilda suy ngẫm về thử thách của em ấy từ một quan điểm vĩnh cửu bằng cách xem xét những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi.

  • Em có thể chia sẻ một số lời giảng dạy nào của Đấng Cứu Rỗi với Matilda để giúp em ấy xem xét các thắc mắc của mình từ một quan điểm vĩnh cửu? (Cân nhắc các đoạn thánh thư như sau: Giăng 6:66–69; Hê Bơ Rơ 10:32–36; 2 Nê Phi 31:20; Giáo Lý và Giao Ước 58:2–4.)

  • Làm thế nào mà những lời giảng dạy này có thể giúp Matilda nhìn nhận các thắc mắc của em ấy từ một quan điểm vĩnh cửu?

  • Giáo lý được dạy trong Hê La Man 5:12 có thể giúp Matilda nhìn nhận thắc mắc của mình như thế nào từ một quan điểm vĩnh cửu?

Hãy viết một thông điệp ngắn cho Matilda như thể em đang gửi cho bạn ấy một tin nhắn. Hãy đưa vào những hiểu biết sâu sắc đạt được từ việc nghiên cứu và suy ngẫm của em, và khuyến khích bạn ấy tiếp tục trung tín.

Các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định

Matilda hỏi em bạn ấy có thể làm gì khi được hỏi các câu hỏi về Giáo Hội mà bạn ấy không biết câu trả lời. Hãy suy ngẫm về những điều em có thể chia sẻ với bạn ấy từ những lời dạy sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson.

16:22

Hãy chọn tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu anh chị em nghi ngờ về Thượng Đế Đức Chúa Cha và Con Trai Yêu Dấu của Ngài, hoặc nền tảng vững chắc của Sự Phục Hồi hay tính xác thực của sự kêu gọi thiêng liêng của Joseph Smith với tư cách là vị tiên tri, thì hãy chọn để tin [xin xem 2 Nê Phi 33:10–11] và luôn trung tín. Hãy mang câu hỏi của anh chị em đến Chúa và các nguồn thông tin trung tín khác. Học tập với ước muốn tin tưởng thay vì với hy vọng rằng anh chị em có thể tìm thấy một khiếm khuyết trong cuộc đời của một vị tiên tri hoặc một sự khác biệt trong thánh thư. Hãy ngừng gia tăng nỗi nghi ngờ của anh chị em bằng cách thảo luận chúng với những người nghi ngờ khác. Hãy để Chúa dẫn dắt anh chị em trong cuộc hành trình khám phá phần thuộc linh của anh chị em. (Russell M. Nelson, “Đấng Ky Tô Đã Sống Lại; Đức Tin nơi Ngài Sẽ Dời Được Núi”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 103)

  • Em nghĩ lời khuyên bảo của Chủ Tịch Nelson có thể giúp ích cho Matilda như thế nào?

  • Matilda có thể tìm đến một số nguồn thông tin trung tín nào khác để tìm câu trả lời?

Hãy mời học viên tìm các nguồn thông tin đáng tin cậy khác nhau mà các em có thể giới thiệu cho Matilda. Ví dụ như Thư Viện Phúc Âm hoặc các nguồn khác.

Sau khi em đã có nhiều cuộc thảo luận với Matilda liên quan đến đức tin và chứng ngôn của bạn ấy, bạn ấy bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với em vì đã giúp bạn ấy đứng vững trong đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy chia sẻ chứng ngôn của em rằng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp chúng ta trong cuộc sống của riêng mình. Cho học viên thời gian để suy nghĩ về việc áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào hoàn cảnh của riêng các em. Các em có thể sử dụng nhật ký ghi chép việc học tập cho những việc sau đây.

Hãy suy nghĩ về những thử thách của chính em, bao gồm bất kỳ những sự cám dỗ nào của Sa Tan mà hiện tại có thể “đổ xuống trên các [em]” (Hê La Man 5:12). Chọn một thử thách mà em muốn được Chúa giúp đỡ, và viết nó vào đầu một trang trong nhật ký ghi chép việc học tập. Hãy viết ra ba nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh, và ghi lại cách em có thể áp dụng những nguyên tắc đó vào hoàn cảnh của riêng mình.

Ôn lại phần thông thạo giáo lý

Trong một bài học trong tương lai, hãy cho học viên xem một hòn đá và mời các em nhớ lại xem đoạn thông thạo giáo lý nào có nhắc đến hòn đá này. Cân nhắc xáo trộn các từ của cụm từ thánh thư then chốt trên bảng và mời học viên lên xếp lại cụm từ theo đúng thứ tự.