Lớp Giáo Lý
Mặc Môn 7: “Một Trạng Thái Hạnh Phúc Bất Tận”


“Mặc Môn 7: ‘Một Trạng Thái Hạnh Phúc Bất Tận’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Mặc Môn 7”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Mặc Môn 7

“Một Trạng Thái Hạnh Phúc Bất Tận”

Mặc Môn

Hãy tưởng tượng những điều Mặc Môn có thể đã cảm thấy khi ông chứng kiến nỗi buồn và sự hủy diệt đến từ những cuộc chiến cuối cùng giữa dân Nê Phi và dân La Man. Trước khi những cuộc chiến này cướp đi mạng sống của chính mình, Mặc Môn đã kết thúc những bài viết của mình bằng cách giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô và hạnh phúc vĩnh cửu đang chờ đợi những người noi theo Ngài. Bài học này có thể giúp em noi theo Chúa Giê Su Ky Tô và chuẩn bị để sống với Thượng Đế trong hạnh phúc vĩnh cửu.

Hãy khuyến khích thói quen học thánh thư mỗi ngày.Việc phát triển thói quen học thánh thư hằng ngày có thể ban phước cho học viên trong suốt cuộc đời còn lại của các em. Hãy tìm những cách thức dạy học viên về các phước lành của việc nghiên cứu thánh thư mỗi ngày.

Học viên chuẩn bị: Anh chị em có thể mời học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để sẵn sàng chia sẻ những điều khiến cho các em hạnh phúc. Học viên cũng có thể nói chuyện với một người trong gia đình về những điều làm cho người đó hạnh phúc.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Để giúp học viên suy ngẫm về những điều các em biết về Mặc Môn, thì anh chị em có thể sử dụng bài kiểm tra sau đây. Học viên có thể trả lời qua trực tuyến hoặc giơ tay khi câu trả lời đúng được đọc lên. Thay vì đưa ra một bài kiểm tra, thì anh chị em có thể trưng ra một hình ảnh về Mặc Môn và yêu cầu học viên chia sẻ những điều các em biết về ông. Vì các bài viết của Mặc Môn (lời của chính ông và phần tóm lược lịch sử của dân Nê Phi) bao gồm mọi thứ từ Lời Mặc Môn đến Mặc Môn 7, nên anh chị em có thể mời học viên có sách thánh thư bản in mở ra các chương này để hình dung ông đã tóm lược và viết bao nhiêu trang trong Sách Mặc Môn.

Đáp án cho bài kiểm tra: 1) c; 2) a; 3) b (Lời Mặc MônMặc Môn 7Mô Rô Ni 7–9)

Cuộc sống của Mặc Môn

Hãy làm bài kiểm tra sau đây để xem em nhớ được điều gì về tiên tri Mặc Môn.

  1. Mặc Môn khi nhỏ được mô tả như thế nào? (Xin xem Mặc Môn 1:2.)

    1. Ông là một người mang vũ khí trong đội quân Nê Phi

    2. Ông ấy đã rất sợ hãi

    3. Ông ấy biết quan sát nhanh nhạy

  2. Mặc Môn đã trải qua điều gì ở tuổi 15? (Xin xem Mặc Môn 1:15.)

    1. Ông đã được Chúa viếng thăm

    2. Lời thuyết giảng của ông đã cải đạo hàng trăm người

    3. Ông bị thương trong chiến trận

  3. Mặc Môn đã viết hoặc tóm lược khoảng bao nhiêu phần của Sách Mặc Môn?

    1. 1/2

    2. 2/3

    3. 3/4

Mặc Môn có trách nhiệm tóm lược, viết và gìn giữ quyển thánh thư thiêng liêng mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi là Sách Mặc Môn. Vào cuối đời, Mặc Môn đã chứng kiến và tham gia vào một cuộc chiến lớn giữa dân Nê Phi và dân La Man. Cuộc chiến này cuối cùng đã cướp đi mạng sống của ông (xin xem Mặc Môn 8:3). Trước khi giao lại các biên sử thiêng liêng cho con trai của ông là Mô Rô Ni, Mặc Môn đã viết sứ điệp cuối cùng của mình cho các độc giả tương lai của Sách Mặc Môn.

Hãy mời học viên suy ngẫm và thảo luận câu hỏi sau đây theo nhóm nhỏ. Điều này sẽ cho phép nhiều học viên chia sẻ những ý nghĩ của các em.

  • Khi suy ngẫm về cuộc đời, kinh nghiệm và chứng ngôn của Mặc Môn, thì em nghĩ ông có thể viết điều gì trong sứ điệp cuối cùng của mình cho các độc giả tương lai của Sách Mặc Môn? Tại sao?

Khi em nghiên cứu Mặc Môn 7, hãy xem sứ điệp của Mặc Môn có thể có ý nghĩa như thế nào không chỉ đối với những người đang ở giữa chiến tranh mà còn đối với cả những người trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống.

Những điều Mặc Môn muốn chúng ta biết

Khi học viên nghiên cứu Mặc Môn 7, các em có thể so sánh những lời dạy của Mặc Môn với những lẽ thật mà các em mong đợi ông sẽ dạy.

Hãy đọc Mặc Môn 7:2–7. Hãy đánh dấu trong thánh thư hoặc liệt kê trong nhật ký những điều Mặc Môn muốn độc giả biết. Hãy đặc biệt chú ý đến những điều Mặc Môn đã dạy về Chúa Giê Su Ky Tô trong các câu 5–7.

  • Em nghĩ tại sao Mặc Môn có thể cảm thấy đây là những lẽ thật quan trọng mà chúng ta cần phải biết?

  • Những lẽ thật nào trong số những lẽ thật này có ý nghĩa nhất đối với cá nhân em? Tại sao?

  • Tại sao là điều cần thiết để biết “rằng các người thuộc gia tộc Y Sơ Ra Ên” (Mặc Môn 7:2)?

Nếu anh chị em cảm thấy học viên có thể được lợi ích từ việc nghiên cứu sâu hơn các câu 2–7, thì hãy cân nhắc mời các em sử dụng các nguồn tài liệu nghiên cứu như Thư Viện Phúc Âm, cước chú hoặc các bài nói chuyện trong đại hội trung ương. Những nguồn tài liệu như vậy có thể giúp các em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của những điều Mặc Môn đã mời chúng ta cần phải biết. Ví dụ, một số em có thể nghiên cứu ý nghĩa của việc biết “các người thuộc gia tộc Y Sơ Ra Ên” (câu 2). Những học viên khác có thể tìm hiểu việc “hạ vũ khí chiến tranh” còn liên quan đến điều gì (câu 4).

Em có thể đã nhận thấy rằng khi Mặc Môn bị vây quanh bởi sự tà ác và chiến tranh, ông đã trông đợi Sự Phục Sinh và sự cứu chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô. Ông dạy rằng nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được tha thứ những tội lỗi của mình và do đó được chuẩn bị để sống với Thượng Đế trong trạng thái hạnh phúc (xin xem Mặc Môn 7:7).

  • Có một số thử thách hoặc ảnh hưởng tiêu cực nào xung quanh em?

  • Làm thế nào mà sự hiểu biết về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô và khả năng có được hạnh phúc vĩnh cửu đóng vai trò như một nguồn hy vọng và sức mạnh trong cuộc sống của em ngay bây giờ?

Biến sự hiểu biết thành hành động

Việc biết rằng chúng ta có thể sống với Thượng Đế trong hạnh phúc vĩnh cửu có thể mang lại cho chúng ta hy vọng lớn lao. Để giúp chúng ta đạt được hạnh phúc này, Mặc Môn đã khuyến khích chúng ta biến sự hiểu biết thành hành động. Điều này được chỉ ra qua việc ông sử dụng từ “vậy nên” trong câu 8.

Hãy cân nhắc viết nguyên tắc còn dở dang sau đây lên trên bảng. Học viên có thể viết ra những cách khác nhau khi sử dụng những lời của Mặc Môn trong các câu 8–10 để hoàn thành câu này.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hãy viết câu còn dở dang sau đây: “Tôi có thể sống với Thượng Đế trong trạng thái hạnh phúc khi tôi …”

Hãy đọc Mặc Môn 7:8–10 và hoàn thành câu này bằng cách viết ít nhất ba hành động mà Mặc Môn mời chúng ta thực hiện. Hãy lưu ý rằng trong câu 9, “biên sử này” đề cập đến Sách Mặc Môn và “biên sử kia” đề cập đến Kinh Thánh.

Nếu cần, hãy giúp học viên nhận ra các hành động như sau:

  • … hối cải, chịu phép báp têm trong danh Chúa Giê Su” (Mặc Môn 7:8).

  • … nắm vững phúc âm của Đấng Ky Tô [trong thánh thư]” (Mặc Môn 7:8).

  • … noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta” (Mặc Môn 7:10).

Có thể chia học viên thành các nhóm nhỏ và chỉ định cho mỗi nhóm một trong ba hành động đó. Các em có thể cùng nhau thảo luận những câu hỏi sau đây.

  • Chúng ta có thể áp dụng những hành động này bằng một số cách thức nào?

  • Làm thế nào mà những hành động này có thể chuẩn bị cho chúng ta nhận được hạnh phúc đã hứa có sẵn qua Chúa Giê Su Ky Tô?

Nếu có thể, hãy cung cấp cho học viên thang điểm sau đây. Hoặc đọc to các lựa chọn để học viên có thể suy ngẫm về những câu trả lời của các em.

Hãy suy ngẫm xem em đang hành động theo lời khuyên bảo của Mặc Môn ở mức độ nào. Hãy xem thang điểm sau đây và đánh giá bản thân trong từng mục (1 = chưa bao giờ; 5 = hầu như luôn luôn).

thang điểm từ 1 đến 5 cho mỗi câu

Anh chị em có thể chia sẻ một câu chuyện hoặc chứng ngôn cá nhân để minh họa rằng sự bình an có thể đến từ việc hối cải, nghiên cứu thánh thư, noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô và trông đợi có được niềm hạnh phúc vĩnh cửu với Thượng Đế. Học viên có thể hoàn thành những câu sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Chọn một trong những lời mời của Mặc Môn mà em cảm thấy có thể giúp em tìm kiếm hạnh phúc có sẵn qua Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy quyết định những điều em có thể làm để hành động theo lời mời đó và cách mà lời mời đó có thể giúp em tập trung vào Đấng Cứu Rỗi.