Hãy Đến Mà Theo Ta 2024
Ngày 28 tháng Mười–Ngày 3 tháng Mười Một: “Tôi Mong Rằng Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải.” Mặc Môn 1–6


“Ngày 28 tháng Mười–Ngày 3 tháng Mười Một: ‘Tôi Mong Rằng Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải.’ Mặc Môn 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2023)

“Ngày 28 tháng Mười–Ngày 3 tháng Mười Một. Mặc Môn 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2023)

Hình Ảnh
Mô Rô Ni viết trên các bảng khắc bằng vàng

Mormon Abridging the Plates (Mặc Môn Tóm Lược Các Bảng Khắc), tranh do Tom Lovell họa

Ngày 28 tháng Mười–Ngày 3 tháng Mười Một: “Tôi Mong Rằng Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải.”

Mặc Môn 1–6

Mặc Môn đã không “ghi chép đầy đủ” tất cả “những cảnh tượng đổ máu khủng khiếp” đầy tà ác mà ông đã thấy giữa dân Nê Phi (Mặc Môn 2:18; 5:8). Nhưng điều ông ghi lại trong Mặc Môn 1–6 là đủ để nhắc chúng ta về những người từng ngay chính có thể sa ngã đến mức nào. Giữa những sự tà ác lan tràn đó, thật dễ hiểu khi Mặc Môn trở nên mệt mỏi và thậm chí chán nản. Mặc cho mọi điều ông đã thấy và trải qua, ông không bao giờ mất đi đức tin về lòng thương xót lớn lao của Thượng Đế và lòng tin chắc rằng sự hối cải là cách thức để nhận được điều đó. Và mặc dù chính dân của Mặc Môn đã khước từ lời mời khẩn khoản của ông để hối cải, ông vẫn biết rằng ông có nhiều đối tượng hơn để thuyết phục. Ông tuyên bố: “Này, tôi viết cho tất cả mọi người ở các nơi tận cùng của trái đất.” Nói cách khác, ông viết cho anh chị em (xin xem Mặc Môn 3:17–20). Và sứ điệp của ông dành cho anh chị em ngày nay cũng chính là sứ điệp mà đã có thể cứu dân Nê Phi vào thời của họ: “[Hãy] tin vào phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. … [Hãy] hối cải và chuẩn bị để đứng trước ghế phán xét của Đấng Ky Tô” (Mặc Môn 3:21–22).

Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ

Mặc Môn 1–6

Hình Ảnh
biểu tượng lớp giáo lý
Tôi có thể noi theo Chúa Giê Su Ky Tô bất kể điều người khác làm.

Vào lúc ông chỉ mới khoảng 10 tuổi, Mặc Môn rất khác biệt với những người xung quanh ông. Khi anh chị em đọc Mặc Môn 1–6, hãy tìm kiếm những cách mà đức tin của Mặc Môn nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho ông trở nên khác biệt và cho ông cơ hội để phục vụ và ban phước cho những người khác. Các câu thánh thư sau đây có thể giúp anh chị em bắt đầu:

Mặc Môn 1:2–3, 13–17.Anh chị em để ý thấy những sự khác biệt nào giữa Mặc Môn và dân của ông? Ông có những đức tính nào mà đã giúp ông luôn được vững mạnh về phần thuộc linh trong thời gian khó khăn như vậy?

Mặc Môn 2:18–19.Mặc Môn đã sử dụng những từ ngữ nào để mô tả thế giới mà ông đang sống? Làm thế nào ông đã giữ được hy vọng bất kể hoàn cảnh xung quanh mình?

Mặc Môn 3:12.Mặc Môn đã cảm thấy như thế nào về những người xung quanh ông? Anh chị em có thể làm gì để phát triển được tình yêu thương giống như ông?

Các câu nào khác trong Mặc Môn 1–6 nhấn mạnh đức tin của Mặc Môn nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Ông đã được ban cho những cơ hội nào vì ông đã chọn để vẫn trung tín?

Hãy cân nhắc việc nghiên cứu sứ điệp của Chủ Tịch Thomas S. Monson “Hãy Làm Gương và Làm Một Ánh Sáng” (Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 86–88), tìm kiếm những lý do tại sao là điều quan trọng cho các tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô để nổi bật hoặc khác biệt. Anh chị em sẽ hoàn tất các câu như thế này bằng cách nào? “ là một tấm gương cho tôi khi anh ấy [hoặc chị ấy] . Điều này giúp tôi muốn .”

Mặc Môn có thể đã cảm thấy rằng tấm gương của ông đã không tạo ra sự khác biệt với dân ông. Nếu anh chị em có cơ hội để nói chuyện với Mặc Môn, thì anh chị em sẽ nói gì về việc tấm gương của ông đã tạo ra một sự khác biệt cho anh chị em?

Giúp người khác chia sẻ điều họ học được. Khi người ta chia sẻ điều họ đã học được, họ củng cố đức tin của chính họ và đức tin của những người khác (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 88:122). Hãy thử hỏi gia đình hoặc lớp học của anh chị em xem họ đã có những kinh nghiệm nào khi học hỏi lời của Thượng Đế.

Hình Ảnh
Dân Nê Phi và Dân La Man đang đánh nhau

Battle (Trận Chiến), tranh do Jorge Cocco họa

Mặc Môn 2:10–15

Nỗi buồn rầu theo ý Chúa dẫn dắt tôi đến với Đấng Ky Tô và sự thay đổi lâu dài.

Khi Mặc Môn trông thấy nỗi buồn của dân ông, ông đã hy vọng họ sẽ hối cải. Nhưng “sự buồn rầu của họ không đưa họ tới sự hối cải” (Mặc Môn 2:13)—đó không phải là buồn rầu theo ý Thượng Đế mà là buồn rầu theo kiểu thế gian. Để hiểu sự khác biệt, hãy cân nhắc ghi lại điều anh chị em học được từ Mặc Môn 2:10–15 trong một bảng biểu giống như sau đây:

Buồn Rầu Theo Ý Chúa

Buồn Rầu Theo Kiểu Thế Gian

Đến cùng Chúa Giê Su (câu 14)

Nguyền rủa Thượng Đế (câu 14)

Làm thế nào anh chị em biết được nỗi buồn rầu của mình theo ý Thượng Đế hay theo kiểu thế gian? Nếu anh chị em đang buồn rầu theo kiểu thế gian, thì làm thế nào anh chị em có thể thay đổi nó thành buồn rầu theo ý Thượng Đế?

Xin xem thêm 2 Cô Rinh Tô 7:8–11; Michelle D. Craig, “Chưa Hài Lòng về Nếp Sống Thuộc Linh của Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 52–55.

Mặc Môn 3:3, 9

“Họ không nhận thức được rằng, chính Chúa đã dung tha họ.”

Mặc Môn nhận xét rằng dân Nê Phi đã không thừa nhận những điều mà Chúa đã ban phước cho họ. Trong khi đọc Mặc Môn 3:3, 9, anh chị em có thể suy ngẫm xem anh chị em đang thừa nhận ảnh hưởng của Thượng Đế trong cuộc đời mình ra sao. Những phước lành nào đến khi anh chị em thừa nhận ảnh hưởng của Ngài? Những hậu quả của việc không thừa nhận Ngài là gì? (xin xem Mặc Môn 2:26).

Xin xem thêm Henry B. Eyring, “Ôi Hãy Ghi Nhớ, Hãy Ghi Nhớ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 66–69.

Mặc Môn 5:8–24; 6:16–22

Chúa Giê Su Ky Tô đứng dang rộng tay đón nhận tôi.

Nếu anh chị em từng cảm thấy chán nản về tội lỗi của mình, thì lời mô tả của Mặc Môn về Đấng Cứu Rỗi đứng “dang tay tiếp nhận [anh chị em]” có thể mang đến sự trấn an. Khi đọc Mặc Môn 5:8–246:16–22, anh chị em học được điều gì về những cảm nghĩ của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su dành cho mình, ngay cả khi anh chị em phạm tội? Anh chị em cảm thấy Chúa Giê Su Ky Tô tìm đến anh chị em với vòng tay rộng mở như thế nào? Anh chị em cảm thấy soi dẫn để làm gì nhờ điều đó?

Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em

Mặc Môn 1:1–3; 2:1, 23–24; 3:1–3, 12, 17–22

Giống như Mặc Môn, tôi có thể noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Bởi vì Mặc Môn còn khá trẻ khi ông phát triển đức tin nơi Đấng Ky Tô, ông có thể là nguồn cảm hứng cho các bé. Anh chị em có thể đọc Mặc Môn 1:1–3 và các bé có thể lắng nghe xem Mặc Môn bao nhiêu tuổi khi Am Ma Rôn giao cho ông một nhiệm vụ đặc biệt. Anh chị em cũng có thể giúp chúng tìm trong các câu này những đức tính mà Am Ma Rôn đã thấy ở Mặc Môn. Làm thế nào những đức tính này giúp chúng ta noi theo Chúa Giê Ky Tô?

    Hình Ảnh
    Mặc Môn khi còn là một cậu bé

    Mormon, Age 10 (Mặc Môn lúc 10 Tuổi), tranh do Scott M. Snow họa

  • Bởi vì Mặc Môn noi theo Chúa Giê Su Ky Tô, nên ông đã được ban cho cơ hội để phục vụ và ban phước cho những người khác. Anh chị em có thể mời các bé đọc ít nhất một trong các đoạn sau đây và giúp chúng chia sẻ điều chúng học được về Mặc Môn: Mặc Môn 1:1–3; 2:1, 23–24; và 3:1–3, 12, 20–22 (xin xem thêm “Chương 49: Mặc Môn và Những Lời Giảng Dạy của Ông,” Các Câu Chuyện trong Sách Mặc Môn, trang 138–142). Ông đã noi theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách nào? Đức tin của ông nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã giúp đỡ hoặc ban phước cho người khác ra sao? Làm thế nào đức tin của chúng ta có thể giúp những người chúng ta biết?

Mặc Môn 2:8–15

Nỗi buồn rầu theo ý Chúa dẫn dắt tôi đến với Đấng Ky Tô và sự thay đổi lâu dài.

  • Có lẽ anh chị em có thể lập một bảng biểu giống như bảng biểu trong “Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ” để giúp các bé hiểu sự khác biệt giữa buồn rầu theo kiểu thế gian và buồn rầu theo ý Chúa khi chúng đọc Mặc Môn 2:8, 10–15. Chúng cũng có thể tra cứu Mặc Môn 2:12 để tìm những lý do tại sao sự hối cải nên khiến cho chúng ta “cảm thấy hân hoan trong lòng.” Làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm rằng nỗi buồn rầu mà chúng ta cảm thấy về tội lỗi của mình khiến chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ của Thượng Đế để thay đổi?

Mặc Môn 3:3, 9

Cha Thiên Thượng ban cho tôi nhiều phước lành.

  • Việc mời các bé liệt kê (hoặc vẽ tranh về) một số điều chúng biết ơn có thể là một cách tốt để giúp chúng cảm thấy biết ơn Thượng Đế. Sau khi chúng đã lập một bản liệt kê, anh chị em có thể đọc Mặc Môn 3:3, 9 và giải thích rằng Cha Thiên Thượng cũng đã ban phước cho dân Nê Phi, nhưng họ đã không nhận ra điều đó. Chúng ta có thể làm gì để cho thấy chúng ta biết ơn Cha Thiên Thượng về những phước lành của mình?

Mặc Môn 3:12

Cha Thiên Thượng muốn tôi yêu thương tất cả mọi người.

  • Mặc dù dân Nê Phi tà ác nhưng Mặc Môn không bao giờ ngừng yêu thương họ. Hãy giúp các bé tìm kiếm những từ “yêu mến” và “tình thương yêu” trong Mặc Môn 3:12. Hãy làm chứng rằng tình yêu thương của Thượng Đế là dành cho tất cả con cái của Ngài.

Để có thêm ý kiến, xin xem ấn phẩm tháng này của tạp chí Bạn Hữu.

Hình Ảnh
các bảng khắc bằng vàng

Sách Mặc Môn được viết ra “để các người có thể tin vào phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô,” (Mặc Môn 3:21).

In