Hãy Đến Mà Theo Ta 2024
Ngày 9–15 tháng Mười Hai: “Cầu Xin Đấng Ky Tô Sẽ Nâng Con Lên.” Mô Rô Ni 7–9


“Ngày 9–15 tháng Mười Hai: ‘Cầu Xin Đấng Ky Tô Sẽ Nâng Con Lên.’ Mô Rô Ni 7–9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2023)

“Ngày 9–15 tháng Mười Hai. Mô Rô Ni 7–9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2023)

Hình Ảnh
Mô Rô Ni đang viết trên các bảng khắc bằng vàng

Minerva Teichert (1888–1976), Mô Rô Ni: Người Nê Phi Cuối Cùng, năm 1949–1951, tranh sơn dầu trên nền gỗ masonite, khổ 89 x 120 cm. Bảo Tàng Nghệ Thuật Brigham Young University, năm 1969

Ngày 9–15 tháng Mười Hai: “Cầu Xin Đấng Ky Tô Sẽ Nâng Con Lên”

Mô Rô Ni 7–9

Trước khi Mô Rô Ni kết thúc biên sử mà ngày nay chúng ta gọi là Sách Mặc Môn bằng những lời cuối cùng của chính mình, ông đã chia sẻ ba sứ điệp từ cha ông, là Mặc Môn: bao gồm một lời nhắn nhủ đến “những tín đồ hiền hòa của Đấng Ky Tô” (Mô Rô Ni 7:3) và hai lá thư mà Mặc Môn đã viết cho Mô Rô Ni. Có lẽ Mô Rô Ni đưa ba sứ điệp này vào Sách Mặc Môn bởi vì ông thấy trước sự tương đồng giữa những hiểm họa của thời ông với thời của chúng ta. Khi những lời này được viết ra, dân Nê Phi đã rời bỏ Đấng Cứu Rỗi. Nhiều người trong số họ “mất hẳn tình thương yêu lẫn nhau” và thích thú trong “mọi điều ngoại trừ điều thiện” (Mô Rô Ni 9:5, 19). Tuy nhiên, Mặc Môn vẫn tìm thấy lý do để hy vọng, giảng dạy chúng ta rằng hy vọng không có nghĩa là phớt lờ hoặc ngây ngô với các vấn đề của thế gian. Hy vọng có nghĩa là có đức tin nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng có quyền năng lớn lao và trường cửu hơn những vấn đề này. Nó có nghĩa là “nắm vững được mọi điều tốt lành” (Mô Rô Ni 7:19). Nó có nghĩa là để cho Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô “cùng niềm hy vọng về sự vinh quang của Ngài và về cuộc sống vĩnh cửu sẽ tồn tại mãi mãi trong tâm trí [anh chị em]” (Mô Rô Ni 9:25).

Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ

Mô Rô Ni 7:12–20

Ánh Sáng của Đấng Ky Tô giúp tôi biết lẽ thật từ điều sai.

Nhiều người tự hỏi: “Làm thế nào tôi có thể biết được một ấn tượng đến từ Thượng Đế hay từ chính ý nghĩ của tôi?” hoặc “Với quá nhiều sự lừa gạt ngày nay, làm thế nào tôi có thể biết điều gì là đúng hay sai?” Những lời của Mặc Môn trong Mô Rô Ni 7 cho chúng ta một số nguyên tắc có thể được dùng để trả lời những câu hỏi này. Đặc biệt hãy tìm kiếm chúng trong các câu 12–20. Anh chị em có thể sử dụng những lẽ thật này để giúp đánh giá các thông điệp mà anh chị em gặp và những kinh nghiệm anh chị em có trong tuần này.

Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Ánh Sáng, Ánh Sáng của Đấng Ky Tô.”

Mô Rô Ni 7:20–48

Nhờ có Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể “nắm vững được mọi điều tốt lành.”

Mặc Môn đã đặt ra một câu hỏi mà dường như đặc biệt quan trọng ngày nay: “Làm thế nào [để] nắm vững được mọi điều tốt lành?” (Mô Rô Ni 7:20). Rồi ông giảng dạy về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, niềm hy vọng, và lòng bác ái. Khi anh chị em đọc các câu 20–48, hãy tìm kiếm cách mà mỗi thuộc tính giúp anh chị em tìm thấy và “nắm vững” sự tốt lành đến từ Chúa Giê Su Ky Tô. Tại sao những thuộc tính này là cần thiết cho một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô?

Mô Rô Ni 7:44–48

Hình Ảnh
biểu tượng lớp giáo lý
“Lòng bác ái là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô.”

Mặc Môn nhận xét rằng đức tin và hy vọng của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô đưa chúng ta đến việc có lòng bác ái. Nhưng lòng bác ái là gì? Anh chị em có thể viết Lòng bác ái là … và sau đó đọc Mô Rô Ni 7:44–48, tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mà có thể hoàn tất câu đó. Khi anh chị em hoàn tất, hãy cân nhắc việc thay thế từ Lòng bác ái với danh Chúa Giê Su Ky Tô. Điều này dạy cho anh chị em biết gì về Đấng Cứu Rỗi? Chúa Giê Su Ky Tô đã cho thấy tình yêu thương thanh khiết của Ngài như thế nào? Hãy nghĩ về những ví dụ từ thánh thư và cuộc sống của anh chị em.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks quan sát thấy rằng: “Lý do mà lòng bác ái không bao giờ hư mất và lý do mà lòng bác ái thậm chí còn cao quý hơn cả những hành động tốt lành nhất … là vì lòng bác ái, hay ‘tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô’ [Mô Rô Ni 7:47], không phải một hành động mà là một tình trạng hoặc trạng thái tồn tại. … Lòng bác ái là điều gì đó mà một người trở thành” (“The Challenge to Become,” Ensign, tháng Mười Một năm 2000, trang 34). Cùng với lời phát biểu này, anh chị em có thể đọc sứ điệp của Anh Cả Massimo De Feo “Tình Yêu Thương Thanh Khiết: Dấu Hiệu Thực Sự của Mỗi Môn Đồ Chân Chính của Chúa Giê Su Ky Tô” (Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 81–83). Lòng bác ái ảnh hưởng đến vai trò môn đồ của anh chị em như thế nào? Làm thế nào anh chị em có thể “gắn bó với lòng bác ái”? (câu 46).

Xin xem thêm 1 Cô Rinh Tô 13:1–13; Ê The 12:33–34.

Sử dụng các bài học dùng dụng cụ trực quan. Có lẽ việc nghĩ đến một cái ghế ba chân có thể giúp anh chị em hiểu thêm về mối quan hệ giữa đức tin, hy vọng, và lòng bác ái (xin xem Dieter F. Uchtdorf, “Quyền Năng Vô Tận của Niềm Hy Vọng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 21–24).

Mô Rô Ni 9:3–5

Cơn tức giận dẫn đến nỗi buồn phiền và đau khổ.

Trái ngược với sứ điệp về tình yêu thương của Mặc Môn trong Mô Rô Ni 7:44–48, bức thư thứ hai của Mặc Môn gửi cho Mô Rô Ni gồm có những lời cảnh báo về điều mà nhiều người đang vật lộn ngày nay—sự tức giận. Theo Mô Rô Ni 9:3–5, một số hậu quả của cơn tức giận của dân Nê Phi là gì? Chúng ta có thể nhận được những lời cảnh báo nào từ các câu 3–5, 18–20, 23?

Xin xem thêm Gordon B. Hinckley, “Chậm Nóng Giận,” Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 62–66.

Mô Rô Ni 9:25–26

Tôi có thể có niềm hy vọng nơi Đấng Ky Tô mặc cho những hoàn cảnh của mình.

Sau khi mô tả sự tà ác mà ông đã chứng kiến, Mặc Môn đã nói con trai ông đừng quá đau buồn. Điều gì gây ấn tượng cho anh chị em trong sứ điệp về niềm hy vọng của Mặc Môn? Anh chị em hiểu gì về việc để cho Đấng Ky Tô “nâng [chúng ta] lên”? Những thuộc tính nào của Đấng Ky Tô và những nguyên tắc nào của phúc âm Ngài “tồn tại … trong tâm trí [anh chị em]” và cho anh chị em niềm hy vọng? (Mô Rô Ni 9:25).

Xin xem Russell M. Nelson, “Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 81–84.

Để có thêm ý kiến, xin xem các ấn phẩm tháng này của tạp chí LiahonaCổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ.

Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em

Mô Rô Ni 7:33

Nếu tôi có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô thì tôi có thể làm bất cứ điều gì Ngài cần tôi làm.

  • Hãy cân nhắc việc cùng nhau xem một vài bức hình mà cho thấy một người nào đó trong thánh thư đạt được một điều quan trọng (xin xem, ví dụ, Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 19, 70, 78,81). Việc có đức tin nơi Đấng Ky Tô tạo ra sự khác biệt như thế nào trong các ví dụ này? Sau đó, anh chị em và các bé có thể đọc Mô Rô Ni 7:33, cùng tìm kiếm điều chúng ta có thể làm khi chúng ta có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm với nhau khi Thượng Đế ban phước cho anh chị em với quyền năng để làm theo ý muốn của Ngài.

Mô Rô Ni 7:41

Việc tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể cho tôi hy vọng.

  • Khi anh chị em đọc Mô Rô Ni 7:41 cho các bé, chúng có thể giơ tay lên khi nghe những điều mà Mặc Môn nói chúng ta nên hy vọng có được. Hãy nói với chúng về niềm hy vọng mà anh chị em cảm nhận được nhờ có Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Anh chị em và các bé cũng có thể nghĩ về một người nào đó đang gặp khó khăn với một điều gì đó. Các bé có thể vẽ cho người đó một bức tranh mà có thể nhắc nhở người ấy hãy có hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Mô Rô Ni 7:40–41; 9:25–26

Tôi có thể có hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô, ngay cả trong những thử thách khó khăn.

  • Để dạy cho các bé về niềm hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô, anh chị em có thể đổ nước vào một cái hộp trong suốt và thả hai vật vào đó—một vật nổi và một vật chìm. Khi anh chị em cùng nhau đọc Mô Rô Ni 7:40–419:25–26, các bé có thể tìm xem niềm hy vọng làm gì cho chúng ta. Sau đó chúng có thể so sánh vật nổi với một người có hy vọng nơi Đấng Ky Tô. Ngài “nâng [chúng ta] lên” như thế nào khi chúng ta đối mặt với những thử thách khó khăn? Hãy giúp các bé nghĩ về những cách chúng có thể giữ cho Đấng Cứu Rỗi và những lời giảng dạy đầy khích lệ của Ngài “tồn tại mãi mãi trong tâm trí [chúng].”

Mô Rô Ni 7:45–48

“Lòng bác ái là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô.”

  • Anh chị em có thể đọc hoặc tóm lược Mô Rô Ni 7:47 và mời các bé vẽ tranh về bản thân chúng đang cho thấy tình yêu thương đối với một người nào đó. Hãy đề nghị chúng đặt tranh của mình ở nơi mà sẽ nhắc nhở chúng yêu thương người khác theo cách của Chúa Giê Su.

  • Làm thế nào anh chị em có thể truyền cảm hứng cho các bé để tìm kiếm và phát triển tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô trong cuộc sống của chúng? Anh chị em có thể giúp chúng nghĩ về những cách mà Chúa Giê Su đã cho thấy lòng bác ái (ví dụ như Lu Ca 23:34; Giăng 8:1–11; Ê The 12:33–34). Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của Ngài?

Để có thêm ý kiến, xin xem ấn phẩm tháng này của tạp chí Bạn Hữu.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Portrait of Christ the Savior (Chân Dung của Đấng Ky Tô, Đấng Cứu Rỗi), tranh do Heinrich Hofmann họa

In