Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 13–19 tháng Tư. Mô Si A 1–3: “Tràn Đầy Lòng Thương Yêu đối với Thượng Đế và Tất Cả Mọi Người”


“Ngày 13–19 tháng Tư. Mô Si A 1–3: ‘Tràn Đầy Lòng Thương Yêu đối với Thượng Đế và Tất Cả Mọi Người’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (2020)

“Ngày 13–19 tháng Tư. Mô Si A 1–3,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Hình Ảnh
Vua Bên Gia Min giảng dạy dân của ông

Minerva K. Teichert (1888–1976), King Benjamin’s Farewell Address (Bài Nói Chuyện Giã Từ của Vua Bên Gia Min), năm 1935, tranh sơn dầu trên gỗ masonite, 91 x 122cm. Trường Nghệ Thuật của Đại Học Brigham Young University

Ngày 13–19 tháng Tư

Mô Si A 1–3

“Tràn Đầy Lòng Thương Yêu đối với Thượng Đế và Tất Cả Mọi Người”

Vua Bên Gia Min đưa ra một lý do cho việc ghi lại những ấn tượng thuộc linh: “Vì không thể nào tổ phụ Lê Hi của chúng ta có thể nhớ hết được tất cả những điều này để giảng dạy con cháu ông ngoại trừ qua sự giúp đỡ từ những bảng khắc này” (Mô Si A 1:4).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Khi anh chị em nghe từ vua, anh chị em có thể nghĩ về vương miện, lâu đài, đầy tớ và ngai vàng. Trong Mô Si A 1–3, anh chị em sẽ đọc về một vị vua rất khác. Thay vì sống trên sự lao nhọc của người dân của mình, Vua Bên Gia Min “lao nhọc với chính bàn tay [của ông]” (Mô Si A 2:14). Thay vì có những người khác phục vụ cho ông, ông đã phục vụ dân của mình “với tất cả năng lực, tâm trí và sức mạnh mà Chúa đã ban cho [ông]. (Mô Si A 2:11). Vị vua này đã không muốn dân của ông tôn thờ mình; thay vì vậy, ông đã dạy họ để thờ phượng một vị Vua vĩ đại hơn ông, vì ông hiểu rằng đó là “Chúa Vạn Năng, Đấng hằng trị vì” (Mô Si A 3:5). Giống như tất cả các lãnh đạo vĩ đại trong vương quốc của Thượng Đế, những lời giảng dạy và tấm gương của Vua Bên Gia Min chỉ dẫn chúng ta đến với Vị Vua của Thiên Thượng, là Đấng Cứu Chuộc, Chúa Giê Su Ky Tô. Vua Bên Gia Min làm chứng rằng Chúa Giê Su đến “từ trên trời” và “đi giữa loài người để thực hiện những phép lạ lớn lao. … Và trông kìa, Ngài sẽ đến cùng với dân của Ngài để cho sự cứu rỗi có thể đến được với con cái loài người nhờ có đức tin nơi danh Ngài” (Mô Si A 3:5, 9).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Mô Si A 2:1–9

Việc tiếp nhận lời của Thượng Đế đòi hỏi sự chuẩn bị.

Khi Vua Bên Gia Min gửi lời mời rằng ông muốn nói chuyện với dân của mình, rất nhiều người đã đến “đến nỗi họ không thể đếm được” (Mô Si A 2:2). Họ đã đến, một phần vì họ biết ơn và yêu mến vị lãnh đạo của mình. Nhưng quan trọng hơn, họ đến để được giảng dạy lời của Thượng Đế.

Trong khi anh chị em đọc Mô Si A 2:1–9, hãy tìm kiếm điều mà dân chúng đã làm để cho thấy rằng họ quý trọng lời của Thượng Đế. Vua Bên Gia Min đã yêu cầu họ làm gì để chuẩn bị nghe lời của Thượng Đế? (xin xem câu 9). Làm thế nào anh chị em chuẩn bị bản thân mình tốt hơn để tiếp nhận lời của Thượng Đế trong khi học tập cá nhân và chung với gia đình, và trong các buổi nhóm họp của Giáo Hội?

Xin xem thêm Ma Thi Ơ 13:18–23; An Ma 16:16–17.

Mô Si A 2:10–26

Khi tôi phục vụ người khác, thì tôi cũng đang phục vụ Thượng Đế.

Anh chị em có gặp khó khăn khi tìm kiếm thời gian để phục vụ hay mong muốn rằng sự phục vụ sẽ mang thêm niềm vui cho anh chị em không? Anh chị em nghĩ Vua Bên Gia Min sẽ nói gì nếu anh chị em hỏi ông lý do tại sao ông phục vụ với tất cả “năng lực, tâm trí và sức mạnh” của mình? (Mô Si A 2:11). Khi anh chị em đọc Mô Si A 2:10–26, hãy tìm ra những lẽ thật mà Vua Bên Gia Min đã dạy về sự phục vụ và suy ngẫm cách mà anh chị em có thể sử dụng những lẽ thật đó trong cuộc sống của mình. Ví dụ, việc biết rằng khi mình phục vụ người khác tức là cũng đang phục vụ Thượng Đế có ý nghĩa gì đối với anh chị em? (xin xem Mô Si A 2:17). Hãy nghĩ về một cách thức anh chị em có thể phục vụ ai đó trong tuần này!

Xin xem thêm Ma Thi Ơ 25:40.

Hình Ảnh
hai phụ nữ ôm nhau

Khi tôi phục vụ người khác, thì tôi cũng đang phục vụ Thượng Đế.

Mô Si A 3:1–20

Tôi có thể vượt qua con người thiên nhiên và trở thành một thánh hữu qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Vua Bên Gia Min, giống như tất cả các vị tiên tri khác, làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô để dân của ông có thể “nhận được sự xá miễn các tội lỗi của mình và sẽ được tràn đầy niềm vui lớn lao” (Mô Si A 3:13). Ông cũng dạy rằng Đấng Cứu Rỗi, qua Sự Chuộc Tội của Ngài, không chỉ làm chúng ta trong sạch mà còn cho chúng ta quyền năng để cởi bỏ “con người thiên nhiên” và trở thành “một thánh hữu” (Mô Si A 3:19; xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Người Thiên Nhiên,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Anh Cả David A. Bednar đã giải thích: “Chính là Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô mới cung ứng một quyền năng thanh tẩy và cứu chuộc giúp chúng ta khắc phục tội lỗi, đồng thời một quyền năng thánh hóa và đầy củng cố nhằm giúp chúng ta trở nên tốt hơn con người chúng ta có thể trở nên nếu chỉ trông cậy vào sức mạnh của chính mình. Sự Chuộc Tội vô hạn là dành cho người phạm tội lẫn người thánh thiện trong mỗi người chúng ta” (“Tay Trong Sạch và Lòng Thanh Khiết,” Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 82).

Sau đây là một số câu hỏi để suy ngẫm khi anh chị em đọc chứng ngôn của Vua Bên Gia Min về Đấng Cứu Rỗi trong Mô Si A 3:1–20:

  • Tôi có thể học điều gì từ các câu này về Đấng Cứu Rỗi và giáo vụ của Ngài?

  • Làm thế nào Chúa Giê Su Ky Tô đã giúp tôi vượt qua tội lỗi? Làm thế nào Ngài đã giúp tôi thay đổi con người thiên nhiên của mình và trở nên giống một thánh hữu hơn?

  • Chúng ta học được điều gì về việc trở thành một thánh hữu từ Mô Si A 3:19?

Mô Si A 3:8

Tại sao Vua Bên Gia Min đề cập đến Chúa Giê Su là “Cha của trời đất”?

Chủ Tịch Joseph F. Smith đã giải thích: “Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng mà chúng ta cũng biết đến là Đức Giê Hô Va, là người thi hành các mệnh lệnh của Đức Chúa Cha, Ê Lô Him, trong công việc sáng tạo. … Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Sáng Tạo, thường được gọi là Cha của trời đất … ; và vì những tạo vật của Ngài có tính chất vĩnh cửu, thì rất đúng để gọi Ngài là Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu của trời và đất.” (Teachings of Presidents of the Church: Joseph F. Smith [1998], trang 357).

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Sau đây là một số ý kiến.

Mô Si A 1:1–7

Các bảng khắc bằng đồng và các bảng khắc của Nê Phi ban phước người dân của Vua Bên Gia Min như thế nào? Thánh thư ban phước gia đình chúng ta như thế nào?

Mô Si A 2–3

Có thể là một sinh hoạt vui cho gia đình của anh chị em để tạo ra bối cảnh cho bài nói chuyện của Vua Bên Gia Min. Anh chị em có thể làm một cái tháp nhỏ và cho các thành viên trong gia đình lần lượt đọc những lời của Vua Bên Gia Min khi đứng trên tháp đó. Những người còn lại trong gia đình có thể lắng nghe từ bên trong một cái lều tạm.

Mô Si A 2:9–19

Chúng ta học được gì về sự phục vụ từ những lời giảng dạy và tấm gương của Vua Bên Gia Min? Chúng ta cảm thấy được soi dẫn để làm điều gì?

Mô Si A 2:15–25

Sẽ có ích cho gia đình của anh chị em để có một cuộc thảo luận về lòng khiêm nhường không? Tại sao Vua Bên Gia Min không khoe khoang tất cả những việc ông đã làm? Chúng ta có thể học được gì từ lời giảng dạy của ông về mối quan hệ của chúng ta với Thượng Đế?

Mô Si A 2:36–41

Vua Bên Gia Min giảng dạy điều gì về những hậu quả của việc biết lẽ thật nhưng không sống theo lẽ thật? Ông đã giảng dạy điều gì về cách để có được hạnh phúc đích thực?

Mô Si A 3:19

Chúng ta cần phải làm gì để trở thành các thánh hữu? Tính cách nào từ câu này mà cả gia đình chúng ta có thể tập trung phát triển?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Đặt ra những mục tiêu phù hợp. Dành ra dù chỉ một vài phút mỗi ngày để học thánh thư có thể ban phước cho cuộc sống của anh chị em. Hãy cam kết học mỗi ngày, tìm ra một cách thức để tự nhắc nhở về cam kết của mình.

Hình Ảnh
Vua Bên Gia Min thuyết giảng cho dân của ông

King Benjamin’s Address (Bài Nói Chuyện của Vua Bên Gia Min), do Jeremy Winborg họa

In