Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 20–26 tháng Tư. Mô Si A 4–6: “Một Sự Thay Đổi Lớn Lao”


“Ngày 20–26 tháng Tư. Mô Si A 4–6: ‘Một Sự Thay Đổi Lớn Lao,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (2020)

“Ngày 20–26 tháng Tư. Mô Si A 4–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Hình Ảnh
Vua Bên Gia Min giảng dạy dân của ông

In the Service of Your God (Đang Phục Vụ Thượng Đế của Mình), tranh do Walter Rane họa

Ngày 20–26 tháng Tư

Mô Si A 4–6

“Một Sự Thay Đổi Lớn Lao”

Khi anh chị em đọc và suy ngẫm Mô Si A 4–6, hãy chú ý đến những sự thúc giục của Đức Thánh Linh. Anh chị em được soi dẫn để làm những điều tốt gì? (xin xem Mô Si A 5:2).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Anh chị em có bao giờ nghe người nào đó nói và cảm thấy được soi dẫn để thay đổi cuộc sống của mình không? Có lẽ anh chị em quyết định, vì điều anh chị em đã nghe, để sống khác đi một chút—hoặc khác đi rất nhiều. Bài giảng của Vua Bên Gia Min là kiểu bài giảng như thế, và những lẽ thật mà ông đã dạy có sự ảnh hưởng đó lên những người lắng nghe. Vua Bên Gia Min đã chia sẻ với dân của ông những gì mà một thiên sứ đã giảng dạy cho ông—rằng những phước lành tuyệt vời sẽ đến qua “máu chuộc tội của Đấng Ky Tô” (Mô Si A 4:2). Thông điệp của ông đã thay đổi toàn bộ cái nhìn của họ về bản thân (xin xem Mô Si A 4:2), thay đổi ước muốn của họ (xin xem Mô Si A 5:2), và soi dẫn họ để giao ước với Thượng Đế rằng họ sẽ luôn làm theo ý muốn của Ngài (xin xem Mô Si A 5:5). Đây là cách mà những lời của Vua Bên Gia Min ảnh hưởng đến dân ông. Những lời đó sẽ ảnh hưởng đến anh chị em như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Mô Si A 4

Qua Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể nhận được và gìn giữ sự xá miễn cho tội lỗi của mình.

Việc vượt qua con người thiên nhiên là không dễ dàng. Nó đòi hỏi nỗ lực lớn lao để trở thành “một thánh hữu nhờ sự chuộc tội của Đấng Ky Tô là Chúa” (Mô Si A 3:19). Đôi khi, kể cả lúc anh chị em cảm thấy được tha thứ cho tội lỗi của mình, anh chị em có thể gặp khó khăn để giữ cảm giác đó và tiếp tục ở trên con đường ngay chính. Vua Bên Gia Min dạy dân của ông cách để nhận đượcgìn giữ sự xá miễn các tội lỗi và sống kiên định với tư cách là một thánh hữu. Khi học tập chương 4 trong Sách Mô Si A, anh chị em có thể tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như:

Các câu 1–12:Sự xá miễn tội lỗi đã mang đến cho người dân của Vua Bên Gia Min những phước lành nào? Vua Bên Gia Min giảng dạy những gì để giúp đỡ họ gìn giữ sự xá miễn tội lỗi của mình? Ông đã giảng dạy điều gì về cách chúng ta nhận được sự cứu rỗi? Hãy để ý điều mà Vua Bên Gia Min nói chúng ta nên “luôn luôn ghi nhớ” (câu 11). Anh chị em cảm thấy được soi dẫn làm gì để ghi nhớ những điều này?

Các câu 12–16:Theo những câu này, chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta nếu làm theo những điều được mô tả trong câu 11? Anh chị em đã trải qua những sự thay đổi này trong cuộc sống của mình chưa? Những sự thay đổi đó liên quan đến những sự thay đổi được mô tả trong Mô Si A 3:19 như thế nào?

Các câu 16–30:Việc chia sẻ với những người nghèo khó giúp chúng ta gìn giữ sự xá miễn tội lỗi như thế nào? Làm thế nào anh chị em áp dụng câu 27 vào những nỗ lực của mình để trở nên giống như Đấng Ky Tô?

Xin xem thêm David A. Bednar, “Luôn Luôn Được Xá Miễn Các Tội Lỗi của Mình,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 59–62; Dale G. Renlund, “Duy Trì Sự Thay Đổi Lớn Lao Trong Lòng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 97–99.

Mô Si A 5:1–7

Thánh Linh của Chúa có thể tạo ra một sự thay đổi lớn lao trong lòng tôi.

Không hiếm người nói rằng: “Tôi không thể thay đổi. Con người tôi là vậy đó.” Ngược lại, kinh nghiệm của người dân của Vua Bên Gia Min cho chúng ta thấy cách mà Thánh Linh của Chúa có thể thật sự thay đổi tấm lòng của chúng ta. Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Chúng ta có thể thay đổi hành vi của mình. Những ước muốn của chúng ta cũng có thể thay đổi. … Sự thay đổi thực sự—sự thay đổi vĩnh viễn—chỉ có thể đến qua việc chữa lành, thanh tẩy, và quyền năng làm cho có khả năng của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. … Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô một phúc âm về sự thay đổi!” (“Những Quyết Định cho Thời Vĩnh Cửu,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 108).

Khi anh chị em đọc về sự thay đổi mà người dân của Vua Bên Gia Min đã trải qua, hãy nghĩ về cách mà “sự thay đổi lớn lao” dẫn chúng ta đến sự cải đạo thật sự đã xảy ra—hay có thể xảy ra—trong cuộc sống của mình. Có vài khoảnh khắc “lớn lao” đã dẫn đến sự thay đổi trong tấm lòng của anh chị em, hay có phải sự cải đạo của anh chị em đang diễn ra từ từ không?

Cũng xem Ê Xê Chi Ên 36:26–27; An Ma 5:14; David A. Bednar, “Được Cải Đạo theo Chúa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 106–109.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô chữa lành một người phụ nữ đau ốm

Đấng Cứu Rỗi có thể thay đổi tấm lòng và cuộc sống của chúng ta. Healing Hands (Bàn Tay Chữa Lành), tranh do Adam Abram họa

Mô Si A 5:5–15

Tôi mang lên mình danh của Đấng Ky Tô khi tôi lập các giao ước.

Một lý do Vua Bên Gia Min muốn ngỏ lời cùng dân ông là để “đặt cho dân này một danh hiệu.” Một số người là dân Nê Phi và những người khác là dòng dõi của Mơ Léc, nhưng đây không phải là những cái tên ông nghĩ đến. Ông mời gọi người dân mang lên mình “danh của Đấng Ky Tô” như là một phần trong giao ước của họ để vâng lời Thượng Đế (Mô Si A 1:11; 5:10). Anh chị em học được gì từ Mô Si A 5:7–9 về ý nghĩa của việc mang lên mình danh của Đấng Ky Tô?

Anh Cả D. Todd Christofferson đã dạy: “Thượng Đế là nguồn gốc [của mọi quyền năng đạo đức và thuộc linh]. Chúng ta đạt được quyền năng đó qua các giao ước với Ngài.” (“The Power of Covenants,” Liahona, tháng Năm năm 2009, trang 20). Khi anh chị em đọc Mô Si A 5:5–15, hãy lập một bản liệt kê các phước lành sẽ đến trong cuộc sống của anh chị em khi anh chị em tuân giữ các giao ước đã lập với Thượng Đế. Làm thế nào việc tuân giữ các giao ước giúp anh chị em gìn giữ “sự thay đổi lớn lao” bên trong mình qua Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Sau đây là một số ý kiến.

Mô Si A 4:9–12

Làm thế nào gia đình của anh chị em “tin nơi Thượng Đế” (Mô Si A: 4:9) nhiều hơn và “luôn luôn ghi nhớ, về sự vĩ đại của Thượng Đế”? (Mô Si A 4:11). Có lẽ các thành viên trong gia đình có thể đọc Mô Si A 4:9–12 và nhận ra các cụm từ giúp xây đắp đức tin của họ nơi Thượng Đế. Rồi họ có thể viết xuống những cụm từ này và đặt chúng ở xung quanh nhà để nhắc nhở. Ghi nhớ những điều này sẽ giúp chúng ta “luôn luôn được vui sướng” và “luôn luôn được xá miễn các tội lỗi của mình” như thế nào? (Mô Si A 4:12).

Mô Si A 4:14–15

Chúng ta học được gì về việc gây gổ và kình chống từ những câu này?

Mô Si A 4:16–26

Trong ý nghĩa nào chúng ta đều là những kẻ hành khất? Theo như những câu này, chúng ta nên đối xử với tất cả con cái của Thượng Đế như thế nào? (Mô Si A 4:26). Ai cần chúng ta giúp đỡ?

Mô Si A 4:27

Gia đình của anh chị em có đang chạy nhanh hơn sức mình không? Anh chị em có thể mời các thành viên trong gia đình để đánh giá sinh hoạt của họ để đảm bảo rằng họ không những siêng năng mà còn khôn ngoan nữa.

Mô Si A 5:5–15

Việc chúng ta mang danh của Đấng Ky Tô gợi ý điều gì về mối quan hệ của chúng ta với Ngài? Có thể hữu ích để nói về lý do tại sao mọi người đôi khi viết tên của họ lên đồ vật họ sở hữu. Làm thế nào chúng ta cho thấy rằng chúng ta “thuộc về” Đấng Cứu Rỗi?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Nuôi dưỡng một bầu không khí yêu thương. Cách những người trong gia đình đối xử với nhau có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần trong nhà của anh chị em. Hãy giúp tất cả mọi người trong gia đình làm phần vụ của họ để thiết lập một căn nhà yêu thương, tôn trọng để mọi người đều có thể cảm thấy an toàn chia sẻ kinh nghiệm, câu hỏi, và chứng ngôn. (Xin xem sách Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 15.)

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô cho chim ăn trong sân

In His Constant Care (Trong Sự Chăm Sóc Liên Tục của Ngài), tranh do Greg K. Olsen họa

In