Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 30 tháng Ba–Ngày 12 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: “Ngài Sẽ Sống Dậy … với Sự Chữa Lành trong Đôi Cánh của Ngài”


“Ngày 30 tháng Ba–Ngày 12 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: ‘Ngài Sẽ Sống Dậy … với Sự Chữa Lành trong Đôi Cánh của Ngài’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (2020)

“Ngày 30 tháng Ba–Ngày 12 tháng Tư. Lễ Phục Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô phục sinh và các môn đồ của Ngài

Christ and the Apostles (Đấng Ky Tô và Các Sứ Đồ), tranh do Del Parson họa

Ngày 30 tháng Ba–Ngày 12 tháng Tư

Lễ Phục Sinh

“Ngài Sẽ Sống Dậy … với Sự Chữa Lành trong Đôi Cánh của Ngài”

Trong những ngày trước ngày Chủ Nhật lễ Phục Sinh, hãy cân nhắc tập trung việc học thánh thư riêng và với gia đình của anh chị em vào lời chứng hùng hồn của Sách Mặc Môn về cuộc đời, cái chết, Sự Phục Sinh, và quyền năng cứu chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Các Vị Sứ Đồ thời xưa mạnh dạn trong chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Phục Sinh của Ngài. Hàng triệu người tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và cố gắng noi theo Ngài bởi vì những lời của họ được ghi chép trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, một số người có thể tự hỏi, nếu Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của toàn thế gian, vậy thì tại sao những nhân chứng tận mắt của Ngài chỉ giới hạn có một số người tập trung trong một khu vực nhỏ?

Sách Mặc Môn đứng làm một chứng thư khác, đầy sức thuyết phục rằng Chúa Giê Su Ky Tô Đấng Cứu Rỗi của thế gian, “đã biểu hiện cho tất cả quốc gia biết” (trang tựa của Sách Mặc Môn) và ban cho sự cứu rỗi cho tất cả những ai đến cùng Ngài. Thêm vào đó, chứng thư thứ hai này cũng làm rõ sự cứu rỗi có nghĩa là gì. Đây là lý do tại sao Nê Phi, Gia Cốp, Mặc Môn, và tất cả các vị tiên tri đã “cần mẫn làm việc để ghi khắc những chữ này trên các bảng khắc”—để tuyên bố với các thế hệ tương lai rằng họ cũng “đã biết về Đấng Ky Tô, và … đã từng hy vọng trông đợi vinh quang của Ngài” (Gia Cốp 4:3–4). Mùa lễ Phục Sinh này, hãy suy nghĩ về các chứng ngôn trong Sách Mặc Môn nói rằng quyền năng của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho cả nhân loại lẫn cá nhân—cứu chuộc toàn bộ thế gian và cứu chuộc anh chị em.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

2 Nê Phi 9:6–15, 22; An Ma 11:41–45; 40:21–23; 3 Nê Phi 26:4–5

Nhờ Sự Phục Sinh của Ngài, tất cả mọi người sẽ được phục sinh.

Truyền thống lễ Phục Sinh là suy ngẫm về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, nhưng việc được phục sinh chính xác có nghĩa là gì? Sách Mặc Môn đưa ra sự hiểu biết gì về sự phục sinh? Có lẽ một phần của việc anh chị em ăn mừng lễ Phục Sinh là anh chị em có thể liệt kê ra các lẽ thật về sự phục sinh mình tìm thấy trong 2 Nê Phi 9:6–15, 22; An Ma 11:41–45; 40:21–23; và 3 Nê Phi 26:4–5. Anh chị em cũng có thể ghi chép lại tại sao anh chị em nghĩ việc biết các lẽ thật này là quan trọng.

Anh chị em có thể để ý thấy rằng các lẽ thật về Sự Phục Sinh thường được giảng dạy cùng với các lẽ thật về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Hãy suy ngẫm xem những việc này dạy anh chị em điều gì về tầm quan trọng của Sự Phục Sinh trong kế hoạch cứu rỗi.

Xin xem thêm Lu Ca 24:36–43; Công Vụ Các Sứ Đồ 24:15; 1 Cô Rinh Tô 15:12–23.

Mô Si A 3:7; 15:5–9; An Ma 7:11–13

Chúa Giê Su Ky Tô mang lên mình Ngài tội lỗi, nỗi đau khổ, và sự yếu đuối của tôi.

Kinh Thánh giảng dạy một cách rõ ràng rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã chuộc tội lỗi của chúng ta. Tuy vậy, Sách Mặc Môn mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về sự hy sinh và đau khổ của Đấng Ky Tô trong những cách thức quan trọng. Anh chị em có thể tìm thấy một vài những lời giảng dạy này trong Mô Si A 3:7; 15:5–9; và An Ma 7:11–13. Sau khi anh chị em đọc các đoạn này, hãy cân nhắc ghi chép lại những điều anh chị em khám phá ra trong một biểu đồ giống như sau đây:

Đấng Cứu Rỗi đã chịu đựng điều gì?

Tại sao Ngài chịu đau khổ?

Điều này có ý nghĩa gì đối với tôi?

Đấng Cứu Rỗi đã chịu đựng điều gì?

Tại sao Ngài chịu đau khổ?

Điều này có ý nghĩa gì đối với tôi?

Xin xem thêm Ê Sai 53; Hê Bơ Rơ 4:14–16.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Gethsemane (Ghết Sê Ma Nê), tranh do Michael T. Malm họa

Mô Si A 5:1–2; 27:8–28; An Ma 15:3–12; 24:7–19

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô thanh tẩy tôi và giúp tôi trở nên hoàn hảo.

Có thể nói rằng phần lớn Sách Mặc Môn là một câu chuyện về một dân tộc đã thay đổi bởi vì Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Trên thực tế, một số người của sắc dân đó đã phạm vào những tội lỗi trầm trọng và thậm chí còn là kẻ thù của dân của Thượng Đế trước khi quyền năng của Đấng Cứu Rỗi thực hiện trong họ một sự thay đổi lớn lao theo như đức tin của họ nơi Ngài. Anh chị em có thể đọc một vài kinh nghiệm này trong Mô Si A 5:1–2; 27:8–28; và An Ma 15:3–12; 24:7–19; anh chị em cũng có thể nghĩ về các ví dụ khác để học tập. Anh chị em để ý thấy mỗi kinh nghiệm này có điểm gì chung? Anh chị em để ý thấy những điểm khác biệt nào? Những câu chuyện này giảng dạy anh chị em điều gì về cách Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô có thể thay đổi anh chị em?

Xin xem thêm An Ma 5:6–14; 13:11–12; 18; 19:1–16; 22:1–26; 36:16–21; Ê The 12:27; Mô Rô Ni 10:32–33.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em ăn mừng lễ Phục Sinh với gia đình mình, hãy tìm những cách để cùng nhau học về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài, kể cả Sự Phục Sinh. Sau đây là một số ý kiến.

3 Nê Phi 1117

Một số gia đình đã thấy rằng việc học câu chuyện về việc Đấng Cứu Rỗi phục sinh viếng thăm Mỹ Châu là đặc biệt có ý nghĩa trong mùa lễ Phục Sinh. Hãy khuyến khích mọi người trong gia đình tưởng tượng xem việc rờ các vết thương của Ngài (xin xem 3 Nê Phi 11:14–15) hoặc việc là một trong những đứa trẻ được Ngài ban phước (xin xem 3 Nê Phi 17:21) sẽ giống như thế nào. Câu chuyện này gia tăng lòng biết ơn của chúng ta về Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi như thế nào? Một bức tranh mô tả câu chuyện này đi kèm với sườn bài này; các bức tranh khác có thể được tìm thấy trên trang ChurchofJesusChrist.org. Mọi người trong gia đình anh chị em có thể thích thú với việc vẽ ra những bức tranh của riêng họ về những điều họ đọc thấy.

Các sứ điệp từ đại hội trung ương

Ở nhiều nơi trên thế giới, đại hội trung ương tháng Tư năm nay rơi vào cuối tuần trước lễ Phục Sinh. Có lẽ việc lắng nghe các sứ điệp đại hội trung ương có thể giúp gia đình anh chị em tập trung vào Đấng Cứu Rỗi trong mùa lễ Phục Sinh này. Ví dụ, anh chị em có thể mời mọi người trong gia đình lắng nghe các sứ điệp đại hội mà làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Phục Sinh của Ngài—đặc biệt là từ các Vị Sứ Đồ, là các nhân chứng đặc biệt của Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó anh chị em có thể cùng nhau xem lại các sứ điệp này và nhận ra những lời giảng dạy mà củng cố chứng ngôn của mình về Đấng Cứu Rỗi.

Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ

Với tư cách là gia đình, hãy đọc “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ” (Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2017, bên trong bìa trước; xin xem thêm ChurchofJesusChrist.org), và mời mỗi người trong gia đình chọn một sứ điệp lễ Phục Sinh từ chứng ngôn này để chia sẻ với những người khác. Chẳng hạn, anh chị em có thể làm những tấm bích chương để đăng trên truyền thông xã hội, trên cửa ra vào, hoặc trên cửa sổ.

Video: Special Witnesses of Christ (Những Nhân Chứng Đặc Biệt của Đấng Ky Tô)

ChurchofJesusChrist.org và ứng dụng Thư Viện Phúc Âm có một loạt các đoạn phim được gọi là Special Witnesses of Christ (Những Nhân Chứng Đặc Biệt của Đấng Ky Tô). Nó bao gồm các đoạn phim về mỗi thành viên trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Gia đình của anh chị em có thể xem một hoặc nhiều đoạn phim này và thảo luận những điều họ giảng dạy về những gì Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Điều quan trọng nhất anh chị em có thể làm với tư cách là cha mẹ là sống theo phúc âm với tất cả tấm lòng của mình. Đây là cách tốt nhất để xứng đáng với sự đồng hành của Đức Thánh Linh. Anh chị em không cần phải hoàn hảo, chỉ cần siêng năng cố gắng hết khả năng của mình và tìm kiếm sự tha thứ qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 13–14.)

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô chào đón dân Nê Phi

Tranh minh họa Đấng Ky Tô cùng với dân Nê Phi do Ben Sowards

In