Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 30 tháng Ba–Ngày 12 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: “Ngài Sẽ Sống Dậy … với Sự Chữa Lành trong Đôi Cánh của Ngài”


“Ngày 30 tháng Ba–ngày 12 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: ‘Ngài Sẽ Sống Dậy … với Sự Chữa Lành trong Đôi Cánh của Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 30 tháng Ba–ngày 12 tháng Tư. Lễ Phục Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2020

Đấng Ky Tô phục sinh và Các Sứ Đồ của Ngài

Christ and the Apostles (Đấng Ky Tô và Các Sứ Đồ), tranh do Del Parson họa

Ngày 30 tháng Ba–ngày 12 tháng Tư

Lễ Phục Sinh

“Ngài Sẽ Sống Dậy … với Sự Chữa Lành trong Đôi Cánh của Ngài”

Khi anh chị em đọc các câu thánh thư được đề nghị ở đây và trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, Thánh Linh sẽ giúp anh chị em biết phải tập trung vào điều gì để giúp trẻ em cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi vào ngày Chủ Nhật lễ Phục Sinh.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Nói với trẻ em về những điều anh chị em làm để tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi vào lễ Phục Sinh. Mời các em chia sẻ những điều chúng làm.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

1 Nê Phi 11:27; Mô Si A 3:5; 15:7; Hê La Man 14:16–17

Các vị tiên tri trong Sách Mặc Môn đã biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ đến.

Việc học tập những điều các vị tiên tri trong Sách Mặc Môn giảng dạy về sứ mệnh và giáo vụ trần thế của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp củng cố đức tin của trẻ em nơi Ngài.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày những hình ảnh cho thấy Đấng Cứu Rỗi chịu phép báp têm, chữa lành người khác, bị đóng đinh trên thập tự giá, và là một Đấng được phục sinh (xin xem trang sinh hoạt của tuần này hoặc Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 35, 41, 5759). Yêu cầu trẻ em nói với anh chị em về những điều đang xảy ra trong mỗi bức hình. Giải thích rằng nhiều năm trước khi Chúa Giê Su đến thế gian, Thượng Đế đã mặc khải cho các vị tiên tri trong Sách Mặc Môn rằng Ngài sẽ thực hiện những điều này. Đọc 1 Nê Phi 11:27; Mô Si A 3:5; 15:7; và Hê La Man 14:16–17, và giúp trẻ em ghép các câu thánh thư này với bức hình tương ứng.

  • Khi các em thực hiện trang sinh hoạt của tuần này, hãy nói về các vị tiên tri trong hình và những điều họ giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô. Chia sẻ với trẻ em một số điều tuyệt diệu Chúa Giê Su đã làm cho chúng ta.

3 Nê Phi 11:1–17

Chúa Giê Su Ky Tô đã phục sinh.

Hãy giảng dạy cho trẻ em rằng ngoài những người đã nhìn thấy Đấng Cứu Rỗi phục sinh ở Giê Ru Sa Lem, hàng ngàn người đã nhìn thấy Ngài khi Ngài hiện đến ở Châu Mỹ.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy những hình ảnh về cái chết và Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi. Hỏi trẻ em xem chúng biết những gì về các sự kiện này. Nếu cần, hãy sử dụng “Chương 53: Chúa Giê Su Bị Đóng Đinh” và “Chương 54: Chúa Giê Su Phục Sinh” (Sách Truyện Tân Ước, trang 136–138, 139–144, hoặc các đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org) để kể cho trẻ em nghe các câu chuyện này.

  • Sử dụng các bức hình từ Sách Họa Phẩm Phúc Âm hoặc tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, hãy kể cho trẻ em nghe về chuyến viếng thăm Châu Mỹ của Đấng Cứu Rỗi phục sinh, như được mô tả trong 3 Nê Phi 11:1–17. Lặp lại câu chuyện này nhiều lần và mời trẻ em phụ giúp anh chị em kể chuyện. Nhấn mạnh các chi tiết anh chị em cảm thấy sẽ có ý nghĩa đối với trẻ em. Đặc biệt, hãy nhấn mạnh rằng mặc dù Chúa Giê Su đã chết trên thập tự giá nhưng người ta có thể thấy rằng Ngài giờ đây đã phục sinh. Để cho trẻ em thay phiên nhau kể lại câu chuyện theo lời riêng của chúng.

  • Chia sẻ câu chuyện Chúa Giê Su ban phước cho trẻ em người Nê Phi (xin xem 3 Nê Phi 17:11–25). Mời các em vẽ tranh về những điều câu chuyện thánh thư này mô tả. Sau đó, hãy yêu cầu trẻ em chia sẻ bức tranh của chúng với cả lớp và cảm nghĩ của chúng nếu được là một trong những đứa trẻ được Chúa Giê Su ban phước.

Mô Si A 3:7; An Ma 7:11–12

Chúa Giê Su Ky Tô biết cách an ủi tôi.

Bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đựng “những đau đớn và bệnh tật của dân Ngài” (An Ma 7:11) nên Ngài biết chúng ta cảm thấy như thế nào, ngay cả khi không ai khác cảm thấy như thế.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc cho trẻ em nghe một vài dòng đầu tiên của Mô Si A 3:7 và mời chúng giả vờ đang cảm thấy “nỗi đau đớn … , sự đói khát, sự mệt nhọc.” Yêu cầu các em chia sẻ về những lúc chúng đã cảm thấy những điều này. Sau đó, nói với trẻ em rằng câu này mô tả một số điều Chúa Giê Su Ky Tô đã cảm thấy khi Ngài chịu đau khổ trong vườn Ghết Sê Ma Nê. Bởi vì Ngài đã chịu đau khổ nên Ngài biết cách để giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cảm thấy những điều này.

  • Đọc to An Ma 7:11 và hỏi trẻ em xem chúng có biết ai đang bị bệnh hoặc đang chịu đau đớn không. Làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã cảm thấy tất cả “những đau đớn và bệnh tật” của chúng ta để Ngài có thể hiểu cách để an ủi chúng ta (An Ma 7:12).

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

2 Nê Phi 9:10–15; An Ma 11:41–45; 40:21–23

Bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô đã phục sinh nên tôi cũng sẽ được phục sinh.

Sách Mặc Môn mô tả một cách rõ ràng sự phục sinh có nghĩa là gì và ai sẽ được phục sinh. Anh chị em có thể giúp trẻ em khám phá các lẽ thật này như thế nào?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em kể cho anh chị em những điều chúng biết về cái chết và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Viết lên trên bảng những câu hỏi như Được phục sinh có nghĩa là gì?Ai sẽ được phục sinh? Hãy giúp các em tìm câu trả lời trong 2 Nê Phi 9:10–15; An Ma 11:41–45; và An Ma 40:21–23 và chia sẻ với cả lớp những điều chúng tìm thấy.

  • Kể cho trẻ em nghe về một người nào đó anh chị em biết mà đã qua đời. Yêu cầu chúng giả vờ rằng anh chị em không biết về Sự Phục Sinh. Làm thế nào chúng sẽ giúp anh chị em hiểu được Sự Phục Sinh là gì? Hãy khuyến khích các em sử dụng 2 Nê Phi 9:10–15; An Ma 11:41–45; hoặc An Ma 40:21–23 để giảng dạy cho anh chị em về Sự Phục Sinh. Cũng hãy mời các em làm chứng về Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi như là một phần của câu trả lời của chúng.

Chúa Giê Su cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Gethsemane (Vườn Ghết Sê Ma Nê), tranh do Michael T. Malm họa

Ê Nót 1:2–8; Mô Si A 27:8–24; An Ma 13:11–12; 24:7–19

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô thanh tẩy và thay đổi tôi.

Sách Mặc Môn đưa ra nhiều ví dụ về những người được thay đổi nhờ Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Hãy cân nhắc xem làm thế nào các kinh nghiệm này có thể soi dẫn trẻ em hối cải và tìm đến Đấng Cứu Rỗi.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho trẻ em thấy một cái áo sơ mi trắng sạch và một cái áo sơ mi trắng bẩn. Cùng nhau đọc An Ma 13:11–12. Làm thế nào một người được tẩy sạch tội lỗi của mình? Điều này khiến chúng cảm thấy như thế nào về tội lỗi? Hãy nói về cảm nghĩ của anh chị em khi anh chị em hối cải và nhận được sự tha thứ, và làm chứng về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi.

  • Mời trẻ em chọn một trong những người sau đây để nghiên cứu: Ê Nót (xin xem Ê Nót 1:2–8), An Ma Con (xin xem Mô Si A 27:8–24), hoặc dân An Ti Nê Phi Lê Hi (xin xem An Ma 24:7–19). Khi cùng nhau đọc câu chuyện, anh chị em hãy mời trẻ em để ý xem người này hoặc nhóm người này đã thay đổi như thế nào nhờ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của những người này?

Mô Si A 3:7; 15:5; An Ma 7:11

Chúa Giê Su Ky Tô tự mang lấy tội lỗi, nỗi đau khổ, và bệnh tật của tôi.

Ngoài việc chịu đựng cho tội lỗi của chúng ta, Đấng Cứu Rỗi còn chịu đựng những nỗi đau khổ, bệnh tật, và những yếu đuối khác của chúng ta để Ngài biết cách an ủi chúng ta.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chỉ định cho mỗi em tra cứu một trong các câu sau đây để tìm kiếm những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đựng: Mô Si A 3:7; Mô Si A 15:5; hoặc An Ma 7:11. Mời các em hãy liệt kê ở trên bảng những điều chúng đã tìm thấy và hãy nghĩ về những lúc chúng đã cảm thấy những điều này. Theo An Ma 7:12, tại sao Chúa Giê Su đã chịu đựng tất cả những điều này? Tại sao điều quan trọng là phải biết rằng Ngài chịu đựng những điều này cho chúng ta?

  • Cùng nhau hát một bài thánh ca về Đấng Cứu Rỗi, như “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc Của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca Và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 38). Mời trẻ em tìm kiếm trong bài thánh ca này các cụm từ mô tả cách Đấng Cứu Rỗi an ủi chúng ta, và nói về lý do tại sao các cụm từ này có ý nghĩa đối với chúng. Chia sẻ cảm nghĩ của anh chị em về Chúa Giê Su Ky Tô và mời trẻ em chia sẻ cảm nghĩ của chúng.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em trong tuần này hãy tìm đến một ai đó cần được an ủi. Khuyến khích các em chia sẻ với người này những điều chúng học được về Đấng Cứu Rỗi tự mang lấy nỗi đau khổ của chúng ta để Ngài có thể an ủi chúng ta.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Mời Chia Sẻ. Hãy hỏi trẻ em về những ý nghĩ, cảm nghĩ, và kinh nghiệm của chúng. Anh chị em sẽ thấy rằng chúng thường có những sự thông hiểu đơn giản nhưng sâu sắc.