Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 23–29 tháng Ba. Ê Nót–Lời Mặc Môn: Ngài Tác Động Tôi Làm Theo Ý Muốn của Ngài


“Ngày 23–29 tháng Ba. Ê Nót–Lời Mặc Môn: Ngài Tác Động Tôi Làm Theo Ý Muốn Của Ngài,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (2020)

“Ngày 23–29 tháng Ba. Ê Nót–Lời Mặc Môn,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Hình Ảnh
Ê Nót khi còn bé cùng với cha của ông, Gia Cốp, và mẹ

Gia Cốp và Ê Nót, tranh do Scott Snow họa

Ngày 23–29 tháng Ba

Ê NótLời Mặc Môn

Ngài Tác Động Tôi Làm Theo Ý Muốn Của Ngài

Khi anh chị em đọc từ Ê Nót đến Lời Mặc Môn, hãy tìm kiếm những thông điệp có giá trị cho anh chị em hay gia đình.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Ê Nót đi vào rừng để săn thú, nhưng ông đã ở đó cầu nguyện “suốt ngày … và khi đêm đến” (Ê Nót 1:3–4). Bởi vì tâm hồn ông thực sự khao khát để nhận được sự xá miễn cho tội lỗi của mình, Ê Nót đã sẵn lòng để cầu nguyện lâu nếu cần thiết và thậm chí “phấn đấu” trước Thượng Đế (Ê Nót 1:2). Đó chính là lời cầu nguyện chân thành: không đòi hỏi quá nhiều cho điều chúng ta muốn, mà là một nỗ lực chân thành để giao tiếp với Thượng Đế và làm cho ý muốn của chúng ta phù hợp với ý muốn của Ngài. Khi anh chị em cầu nguyện theo cách này, khi tiếng nói của anh chị em “thấu đến các tầng trời,” anh chị em sẽ khám phá ra rằng, giống như Ê Nót đã làm, là Thượng Đế lắng nghe anh chị em, và Ngài thật sự quan tâm đến anh chị em, những người thân yêu của anh chị em và kể cả kẻ thù của anh chị em (xin xem Ê Nót 1:4–17). Trong những khoảnh khắc này, Thượng Đế có thể biểu lộ ý muốn của Ngài cho anh chị em, và anh chị em sẽ trở nên sẵn lòng hơn và có khả năng để làm theo ý muốn của Ngài vì anh chị em đã hòa hợp với Ngài. Giống như Mặc Môn, anh chị em có thể “không hiểu hết mọi sự vật; nhưng Chúa hiểu hết mọi điều … [và] Ngài đã tác động [anh chị em] làm theo ý muốn của Ngài” (Lời Mặc Môn 1:7).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Ê Nót 1:1–3

Những lời nói của cha mẹ có thể có ảnh hưởng lâu dài.

Những câu này có các thông điệp nào dành cho cha mẹ và cho con cái?

Ê Nót 1:4–27

Lời cầu nguyện chân thành của tôi sẽ được đáp ứng.

Kinh nghiệm của Ê Nót với lời cầu nguyện là một trong những điều đáng nhớ nhất trong thánh thư này. Những kinh nghiệm của anh chị em có thể ít ấn tượng hơn, nhưng chúng không kém ý nghĩa hơn. Những kinh nghiệm của Ê Nót có thể cho thấy các cách thức giúp cải thiện lời cầu nguyện của anh chị em. Sau đây là một số câu hỏi để suy ngẫm:

  • Từ ngữ nào mô tả những nỗ lực của Ê Nót khi ông cầu nguyện?

  • Ban đầu Ê Nót đã cầu nguyện cho điều gì? (xin xem Ê Nót 1:4). Anh chị em học được điều gì từ phản ứng của Ê Nót sau khi ông nhận được câu trả lời? (xin xem Ê Nót 1:5–7).

  • Ê Nót hành động như thế nào dựa vào câu trả lời ông nhận được?

  • Anh chị em học được điều gì từ Ê Nót về cách để có một đức tin “khó lay chuyển” nơi Chúa? (Ê Nót A 1:11).

Gia RômÔm Ni

Chúa sẽ ban phước cho tôi khi tôi giữ các lệnh truyền.

Một trong những lời hứa của Thượng Đế được lặp lại nhiều nhất trong Sách Mặc Môn là nếu dân Nê Phi tuân giữ các lệnh truyền, họ sẽ được thịnh vượng (xin xem 2 Nê Phi 1:20; Gia Rôm 1:9–12; Ôm Ni 1:6). Sách của Gia RômÔm Ni cho thấy vài cách thức mà lời hứa này được làm tròn. Anh chị em học được gì từ những câu chuyện này mà có thể giúp anh chị em “thịnh vượng trong xứ”?

Ôm Ni 1:14, 21

Dân Gia Ra Hem La là ai?

Sau khi dân Nê Phi rời khỏi xứ Nê Phi, họ đã khám phá ra một dân tộc đông đảo sống ở một xứ gọi là Gia Ra Hem La. Người dân Gia Ra Hem La là dòng dõi của một chi tộc Y Sơ Ra Ên, giống như gia đình Lê Hi, đã rời khỏi Giê Ru Sa Lem và được Thượng Đế dẫn dắt đến vùng đất hứa. Giữa nhóm dân đó là Mơ Léc, một trong những con trai của Sê Đê Kia, vua của Giu Đa, người đã bị dân Ba Bi Lon bắt vào khoảng 587 TCN (xin xem Giê Rê Mi 52:1–11; Mô Si A 25:2; Hê La Man 8:21).

Sau khi dân Gia Ra Hem La đến vùng đất hứa, họ gặp Cô Ri An Tum Rơ (xin xem Ôm Ni 1:21), người sống sót cuối cùng được biết đến của dân Gia Rết, mà câu chuyện của ông được kể trong Sách Ê The.

Lời Mặc Môn

Lời Mặc Môn là gì?

Lời Mặc Môn đóng vai trò cầu nối giữa hai bộ bảng khắc tạo nên Sách Mặc Môn. Ở đây, Mặc Môn cho chúng ta lời giải thích về hai biên sử này, và lời của ông giảng dạy một thông điệp quan trọng về việc tin tưởng Chúa, kể cả khi chúng ta không hoàn toàn hiểu sự hướng dẫn của Ngài.

Khi Nê Phi viết biên sử về dân của ông, Thượng Đế đã hướng dẫn ông tạo ra hai bộ bảng khắc, được gọi là các bảng khắc nhỏ và các bảng khắc lớn của Nê Phi. Nê Phi đã không biết tại sao ông được truyền lệnh để tạo ra hai bộ bảng khắc, nhưng ông tin tưởng rằng Chúa có “mục đích thông sáng … , mục đích ấy như thế nào tôi không biết được” (1 Nê Phi 9:5; xin xem thêm “Giải Thích Tóm Lược về Sách Mặc Môn”).

Nhiều thế kỷ sau, khi Mặc Môn đang tóm lược Các Bảng Khắc Nê Phi Lớn, ông bắt gặp các bảng khắc nhỏ. Các bảng khắc nhỏ chứa đựng nhiều sự kiện giống với điều được mô tả trong các bảng khắc lớn mà Mặc Môn đã tóm tắt, nhưng các bảng khắc nhỏ tập trung nhiều hơn vào những vấn đề thuộc linh và giáo vụ cùng những lời giảng dạy của các vị tiên tri. Thượng Đế đã soi dẫn Mặc Môn gộp thêm các bảng khắc nhỏ của Nê Phi vào biên sử của ông ngoài các bảng khắc lớn. Giống như Nê Phi, Mặc Môn đã không hiểu mục đích của Thượng Đế về việc có cả hai bộ bảng khắc, nhưng ông tin tưởng rằng điều đó “vì mục đích thông sáng” (Lời Mặc Môn 1:7).

Ngày nay chúng ta đã biết mục đích của Thượng Đế. Vào năm 1828, sau khi Joseph Smith phiên dịch một phần tóm lược của Mặc Môn về Các Bảng Khắc Nê Phi Lớn (116 trang bản thảo), Martin Harris đã đánh mất những trang đó. Thượng Đế đã truyền lệnh cho Joseph không phiên dịch phần này nữa vì những người tà ác sẽ thay đổi từ ngữ và cố gắng làm Joseph mất uy tín (xin xem GLGƯ 10, tiêu đề tiết; GLGƯ 10:14–19, 30–45). May thay, Thượng Đế đã thấy trước điều này và cung ứng các bảng khắc nhỏ, đã kể cùng lịch sử mà đã mất với 116 trang. Các bảng khắc nhỏ tạo thành các sách ở trước Lời Mặc Môn, và phần tóm tắt của Mặc Môn về các bảng khắc lớn bắt đầu sau Lời Mặc Môn.

Hình Ảnh
Mặc Môn biên soạn các bảng khắc bằng vàng

Mormon Compiling the Plates (Mặc Môn Biên Soạn Các Bảng Khắc Bằng Vàng), tranh do Jorge Cocco họa

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Sau đây là một số ý kiến.

Ê Nót 1:1–17

Gia đình của anh chị em có thể nhìn vào bức hình Ê Nót cầu nguyện và tìm kiếm trong Ê Nót 1:1–17 những cụm từ có thể sử dụng làm tiêu đề cho bức hình. Anh chị em cũng có thể yêu cầu các thành viên trong gia đình vẽ các bức tranh về kinh nghiệm của Ê Nót. Chúng ta học được gì từ Ê Nót về việc tìm kiếm sự tha thứ?

Gia Rôm 1:2

Làm thế nào việc học hỏi Sách Mặc Môn “tiết lộ kế hoạch cứu rỗi” cho chúng ta?

Ôm Ni 1:12–22

Những câu này giảng dạy điều gì về tầm quan trọng để có lời của Thượng Đế trong cuộc sống của mình?

Lời Mặc Môn 1:3–9

Làm thế nào chúng ta được ban phước khi giữ lịch sử cá nhân và gia đình? Chúng ta có thể làm cho lịch sử của mình tập trung hơn vào Đấng Ky Tô như thế nào?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Thường xuyên cùng nhau tụ họp. Chủ Tịch Henry B. Eyring dạy: “Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội để quy tụ con cái lại mà học hỏi về giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô. Những khoảnh khắc như vậy rất hiếm hoi khi so sánh với nỗ lực của kẻ nghịch thù” (“The Power of Teaching Doctrine,” Ensign, tháng Năm năm 1999, trang 74).

Hình Ảnh
Ê Nót cầu nguyện

Enos Praying (Ê Nót Cầu Nguyện), tranh do Robert T. Barrett họa

In