Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 16–22 tháng Ba. Gia Cốp 5–7: “Chúa Lao Nhọc với Chúng Ta”


“Ngày 16–22 tháng Ba. Gia Cốp 5–7: ‘Chúa Lao Nhọc với Chúng Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (2020)

“Ngày 16–22 tháng Ba. Gia Cốp 5–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Hình Ảnh
những người làm việc trong vườn ô liu

Allegory of the Olive Tree (Truyện Ngụ Ngôn về Cây Ô Liu), tranh do Brad Teare họa

Ngày 16–22 tháng Ba

Gia Cốp 5–7

Chúa Lao Nhọc với Chúng Ta

Việc đọc thánh thư sẽ mời gọi sự mặc khải. Vì vậy khi anh chị em đọc Gia Cốp 5-7, hãy tìm sự hướng dẫn từ Thánh Linh để giúp anh chị em và gia đình. Chúa có những sứ điệp nào dành cho anh chị em?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Có rất nhiều người chưa từng nghe đến phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu anh chị em từng cảm thấy bị quá sức bởi trọng trách lớn lao phải mang họ vào Giáo Hội của Chúa, thì truyện ngụ ngôn về cây ô liu trong Gia Cốp 5 mang đến sự nhắc nhở làm vững lòng: vườn ô liu thuộc về Chúa. Ngài đã ban cho mỗi chúng ta một khu vực nhỏ để hỗ trợ trong công việc Ngài—gia đình, bè bạn, và những người khác mà chúng ta ảnh hưởng đến. Và đôi khi người đầu tiên chúng ta phải giúp mang về là chính bản thân chúng ta. Nhưng chúng ta không bao giờ đơn độc trong công việc này, vì Chúa vườn lao nhọc cùng với các tôi tớ Ngài (xin xem Gia Cốp 5:72). Thượng Đế biết và yêu thương con cái Ngài, và Ngài sẽ chuẩn bị một cách thức cho mỗi người họ nghe đến phúc âm Ngài, kể cả những người đã chối bỏ Ngài trong quá khứ (xin xem Gia Cốp 4:15–18). Và rồi, khi công việc kết thúc, tất cả những ai đã “làm việc một cách cần mẫn [cùng Ngài] … sẽ có được sự vui mừng với [Ngài] vì những trái cây trong vườn của [Ngài]” (Gia Cốp 5:75).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Gia Cốp 5–6

Một truyện ngụ ngôn là gì?

Ngụ ngôn là những câu chuyện dạy về các lẽ thật thuộc linh qua những biểu tượng. Ví dụ, trong ngụ ngôn về cây ô liu, vườn cây tượng trưng cho thế gian, cây ô liu lành (cây ô liu thuần) tượng trưng cho dân Y Sơ Ra Ên (những người đã lập giao ước với Thượng Đế), và cây ô liu dại tượng trưng cho các quốc gia dân ngoại (những người chưa lập giao ước với Thượng Đế).

Khi anh chị em học truyện ngụ ngôn này trong Gia Cốp 5, hãy tìm những biểu tượng bổ sung và suy ngẫm xem chúng mang ý nghĩa gì. Ví dụ, anh chị em nghĩ trái tốt tượng trưng cho điều gì? Trái xấu tượng trưng cho điều gì?

Gia Cốp 5; 6:3–5

Chúa Giê Su Ky Tô là Chúa vườn.

Trước khi bắt đầu học truyện ngụ ngôn về cây ô liu trong Gia Cốp 5, có thể hữu ích để ôn lại Gia Cốp 4:10–18 để học về lý do tại sao Gia Cốp cảm thấy được soi dẫn để chia sẻ truyện ngụ ngôn này với dân ông. Trong Gia Cốp 6:3–5, anh chị em có thể tìm thấy thêm các sứ điệp mà Gia Cốp muốn nhấn mạnh; hãy tìm các sứ điệp đó trong truyện ngụ ngôn này. Những sứ điệp nào anh chị em tìm thấy cho mình trong Gia Cốp 5?

Gia Cốp 5 là một chương dài—dài nhất trong Sách Mặc Môn. Có lẽ sẽ giúp ích để chia chương này thành các phần sau đây, mỗi phần mô tả một thời kỳ lịch sử của thế gian:

Các câu 3–14:Sự phân tán của dân Y Sơ Ra Ên trước thời của Đấng Ky Tô

Các câu 15–28:Giáo vụ của Đấng Ky Tô và Các Sứ Đồ

Các câu 29–49:Sự Đại Bội Giáo

Các câu 50–76:Sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên trong những ngày sau

Các câu 76–77:Thời Kỳ Ngàn Năm và sự kết thúc của thế gian

Để có thêm những sự hiểu biết sâu sắc về truyện ngụ ngôn này, xin xem biểu đồ kèm theo đại cương này.

Hình Ảnh
cặp vợ chồng lớn tuổi ngồi trước máy vi tính cùng những người khác

Tất cả chúng ta có thể phục vụ Thượng Đế bằng cách giúp Ngài quy tụ con cái Ngài.

Gia Cốp 5:61–75

Thượng Đế mời tôi giúp Ngài quy tụ con cái Ngài.

“Những tôi tớ khác” (Gia Cốp 5:70) là những người đã được kêu gọi vào vườn của Chúa, gồm có những người như anh chị em—với tư cách là tín hữu của Giáo Hội, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm giúp Thượng Đế quy tụ con cái Ngài. Anh chị em tìm thấy những nguyên tắc nào trong Gia Cốp 5, đặc biệt trong các câu 61–62 và 70–75, về việc làm việc trong vườn của Chúa? Làm thế nào anh chị em cảm thấy Ngài kêu gọi anh chị em phục vụ trong vườn của Ngài? Anh chị em đã có những kinh nghiệm nào trong khi tham gia vào công việc của Ngài?

Xin xem thêm “Old Testament Olive Vineyard (Vườn Ô Liu Thời Cựu Ước),” “Help the Church Grow (Giúp Giáo Hội Tăng Trưởng)” (các video trong trang ChurchofJesusChrist.org).

Gia Cốp 7:1–23

Tôi có thể đứng vững khi người khác thách thức đức tin của tôi.

Kinh nghiệm của dân Nê Phi với Sê Rem thường được lặp lại ngày nay: có những người học rộng, giỏi nói năng cố gắng phá hủy đức tin của anh chị em. Nhưng Gia Cốp “không thể nào bị lay chuyển được” (Gia Cốp 7:5). Gia Cốp đã trả lời như thế nào khi đức tin của ông bị tấn công? Anh chị em học được điều gì từ những câu trả lời của ông? Anh chị em có thể làm gì bây giờ để chuẩn bị cho những lúc đức tin của mình bị thử thách?

Xin xem thêm Jeffrey R. Holland, “Cái Giá—và Phước Lành—để Làm Môn Đồ,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 6–9.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Sau đây là một số ý kiến.

Gia Cốp 5

Một số gia đình đã thấy hữu ích để vẽ các biểu tượng từ truyện ngụ ngôn về cây ô liu khi học nó. Gia đình anh chị em có thể thích cách thức này, hoặc có thể có một cách khác để anh chị em giúp mọi người hình dung các biểu tượng trong truyện ngụ ngôn này. Anh chị em có thể đánh dấu một khu vực trên bàn hoặc sàn nhà để tượng trưng cho khu vườn (hay thế gian) và mô tả cây ô liu lành (hay gia tộc Y Sơ Ra Ên) bằng một vật, như là bộ ghép hình, mà có thể bị chia thành nhiều mảnh (để tượng trưng sự phân tán của Y Sơ Ra Ên) và rồi mang trở lại với nhau (để tượng trưng sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên). Truyện ngụ ngôn này dạy chúng ta điều gì về Chúa? Về các tôi tớ Ngài?

Gia Cốp 5:70–77

Khi anh chị em đọc về “lần chót” Chúa làm việc trong vườn cây của Ngài, điều gì soi dẫn anh chị em và gia đình mình để phục vụ Chúa “với hết sức lực của mình”? (Gia Cốp 5:71). Anh chị em có thể mời mọi người trong gia đình cá nhân hóa câu 75 bằng cách thêm tên của họ vào câu này—ví dụ, “Phước thay cho [tên].” Họ có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi họ cảm thấy niềm vui trong lúc phục vụ Chúa vườn, ví dụ qua việc chia sẻ phúc âm, phục vụ trong đền thờ, hoặc củng cố các tín hữu Giáo Hội. (Xin xem thêm M. Russell Ballard, “Đặt Lòng Tin Cậy nơi Chúa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 43–45.)

Gia Cốp 6:4–7

Bằng cách nào Chúa đã đưa cánh tay thương xót của Ngài cho chúng ta? Từ “gắn bó” có ý nghĩa gì trong các câu này? Bằng cách nào Chúa gắn bó với chúng ta? Bằng cách nào chúng ta gắn bó với Ngài?

Gia Cốp 7:1–12

Chúng ta học được điều gì từ những câu này về cách người ta cố gắng làm cho người khác lạc lối? Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của Gia Cốp và vững vàng trong đức tin của chúng ta nơi Đấng Ky Tô?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Thuộc lòng một đoạn thánh thư. Chọn ra một đoạn thánh thư mà có ý nghĩa đặc biệt đối với gia đình anh chị em, và cùng nhau học thuộc lòng đoạn đó. Anh Cả Richard G. Scott dạy: “Một câu thánh thư được ghi nhớ trở thành một người bạn lâu năm mà không hề suy yếu với thời gian” (“Quyền Năng của Thánh Thư,” Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 6).

In