Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 7–13 tháng Chín. 3 Nê Phi 1–7: “Con Hãy Ngẩng Đầu Vui Vẻ Đi”


“Ngày 7–13 tháng Một. 3 Nê Phi 1–7: ‘Con Hãy Ngẩng Đầu Vui Vẻ Đi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 7–13 tháng Chín. 3 Nê Phi 1–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Dân Nê Phi chứng kiến ngày không có đêm

One Day, One Night, and One Day (Một Ngày, Một Đêm, và Một Ngày), tranh do Jorge Cocco họa

Ngày 7–13 tháng Chín

3 Nê Phi 1–7

“Con Hãy Ngẩng Đầu Vui Vẻ Đi”

Dân Nê Phi đã chứng kiến các điềm triệu kỳ diệu, nhưng qua thời gian họ quên đi điều họ đã trải qua (xin xem 3 Nê Phi 2:1). Việc ghi lại những ấn tượng của anh chị em sẽ giúp anh chị em ghi nhớ các kinh nghiệm thuộc linh của mình trong khi học 3 Nê Phi 1–7.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Theo một cách nào đó, đây là một thời gian hào hứng để làm một người tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Các lời tiên tri đang được ứng nghiệm—những điềm triệu và phép lạ vĩ đại giữa dân chúng chỉ ra rằng Đấng Cứu Rỗi sẽ sớm được sinh ra. Mặc khác, đây cũng là một thời gian đầy lo lắng đối với những người tin, bởi vì mặc cho tất cả các phép lạ, những kẻ chẳng tin khăng khăng rằng “thời gian [mà Đấng Cứu Rỗi được sinh ra] đã qua rồi” (3 Nê Phi 1:5). Những kẻ này đã gây ra “một sự xáo trộn khắp nơi trong nước” (3 Nê Phi 1:7) và thậm chí đã định một ngày để giết tất cả những người tin nếu như điềm triệu được tiên tri Sa Mu Ên người La Man tiên đoán—một đêm không có bóng tối—không xuất hiện.

Trong tình cảnh này, tiên tri Nê Phi “kêu cầu hết sức tha thiết lên Thượng Đế để xin cho dân ông” (3 Nê Phi 1:11). Lời đáp của Chúa thật đầy soi dẫn cho bất cứ ai đang đối mặt với sự ngược đãi hoặc nghi ngờ và cần được biết rằng ánh sáng sẽ khắc phục bóng tối: “Con hãy ngẩng đầu vui vẻ đi; … ta sẽ làm tròn tất cả những gì mà ta đã cho nói ra từ miệng các thánh tiên tri của ta” (3 Nê Phi 1:13).

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

3 Nê Phi 1:4–21; 5:1–3

Chúa sẽ giữ trọn tất cả những lời của Ngài.

Anh chị em tưởng tượng mình sẽ cảm thấy thế nào nếu là một trong những người tin Ngài vào thời gian được mô tả trong 3 Nê Phi 1–7? Anh chị em cảm thấy gì, ví dụ khi phải chờ đợi một đêm không có bóng tối làm dấu hiệu thông báo Đấng Cứu Rỗi được sinh ra, mà biết rằng mình sẽ bị giết nếu điều đó không xảy đến? Trong khi đọc 3 Nê Phi 1:4–215:1–3, anh chị em hãy tìm điều Nê Phi và những người tin khác đã làm để giữ đức tin của họ trong suốt thời gian khó khăn này. Chúa đã ban phước cho họ như thế nào? Anh chị em học được gì mà có thể giúp ích khi anh chị em thấy mình đang mong chờ những phước lành Chúa đã hứa?

3 Nê Phi 1:22; 2:1–3

Việc quên đi những kinh nghiệm thuộc linh làm tôi dễ bị những cám dỗ của Sa Tan tấn công.

Anh chị em có lẽ nghĩ rằng việc chứng kiến một điều gì đó quá diệu kỳ như đêm không có bóng tối sẽ lưu lại trong tâm trí mình thật lâu và là một cái neo cho chứng ngôn của mình. Nhưng ký ức về những điềm triệu và điều kỳ diệu mà dân Nê Phi đã chứng kiến dường như phai nhòa qua thời gian. Điều gì khiến họ quên đi, và có những hậu quả gì khi quên như vậy? (xin xem 3 Nê Phi 1:22; 2:1–3).

Anh chị em đang làm gì để ghi nhớ và làm mới lại lời chứng của mình về những lẽ thật thuộc linh? Ví dụ, hãy xem xét việc ghi lại các kinh nghiệm thuộc linh của mình có thể giúp anh chị em như thế nào. Anh chị em sẽ chia sẻ như thế nào về lời chứng của mình với những người gần gũi mình nhất để giúp họ tin tưởng?

Xin xem thêm An Ma 5:6; Henry B. Eyring, “Hãy Ghi Nhớ, Hãy Ghi Nhớ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 66–69; Neil L. Andersen, “Đức Tin Không Đến Một Cách Tình Cờ mà là Do Chúng Ta Chọn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 65–68.

3 Nê Phi 2:11–12; 3:1–26; 5:24–26

Chúa củng cố Các Thánh Hữu của Ngài trước những nguy hiểm về mặt thuộc linh.

Trong thời của mình, chúng ta thường không phải đối mặt với những đảng cướp bắt buộc chúng ta rời bỏ nhà cửa mình và quy tụ lại một chỗ. Nhưng chúng ta phải đối mặt với những nguy hiểm thuộc linh, và kinh nghiệm của dân Nê Phi chứa đựng những bài học có thể giúp chúng ta. Hãy tìm những bài học này trong khi anh chị em đọc 3 Nê Phi 2:11–123:1–26.

Trong 3 Nê Phi 5:24–26, chúng ta đọc về sự quy tụ dân của Chúa trong những ngày sau. Những câu này dạy gì về cách Chúa đang quy tụ dân Ngài ngày nay?

Xin xem thêm “Buổi Họp Đặc Biệt Devotional Toàn Cầu dành cho Giới Trẻ: Các Sứ Điệp từ Chủ Tịch Russell M. Nelson và Chị Wendy W. Nelson,” ngày 3 tháng Sáu, năm 2018, ChurchofJesusChrist.org; “Y Sơ Ra Ên—Sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên,” Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, scriptures.ChurchofJesusChrist.org.

3 Nê Phi 5:12–26; 7:15–26

Tôi là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Anh chị em nghĩ làm một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì? (GLGƯ 41:5). Trong 3 Nê Phi 5:12–26, Mặc Môn đã tạm ngưng tóm lược các biên sử của dân Nê Phi và tuyên bố rằng ông là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Và rồi, trong 3 Nê Phi 7:15–26, ông đã mô tả giáo vụ của một môn đồ khác là vị tiên tri Nê Phi. Anh chị em tìm thấy trong hai đoạn thánh thư này điều gì mà giúp anh chị em hiểu ý nghĩa của việc làm một môn đồ của Đấng Ky Tô?

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Sau đây là một số ý kiến.

3 Nê Phi 3:13–14, 25–26

Dân Nê Phi đã làm gì để bảo vệ bản thân họ trước kẻ thù mà họ đang phải đương đầu? Chúng ta đang làm gì để làm cho nhà của mình thành một nơi an toàn và được bảo vệ khỏi sự tà ác trong thế gian?

3 Nê Phi 2:1–3; 6:15–17

Để giúp gia đình anh chị em học về cách Sa Tan có thể lừa dối chúng ta, hãy vẽ một cơ thể, và khi gia đình anh chị em đọc 3 Nê Phi 2:1–36:15–17, hãy đánh dấu những phần cơ thể khác nhau được nói đến. Theo như những câu này, đâu là một số cách thức Sa Tan cám dỗ chúng ta để quên mất Thượng Đế và đi vào tội lỗi?

3 Nê Phi 4:7–12, 30–33

Dân Nê Phi đã làm gì khi họ thấy những tên cướp Ga Đi An Tôn xông đến? Gia đình anh chị em có thể học được gì từ dân Nê Phi khi chúng ta đối mặt với những tình huống khó khăn? Chúng ta có thể học điều gì từ những lời của dân Nê Phi sau khi Chúa giúp họ trong thời gian khó khăn của họ?

3 Nê Phi 5:13; Giáo Lý và Giao Ước 41:5

Hãy đọc 3 Nê Phi 5:13Giáo Lý và Giao Ước 41:5, và thảo luận ý nghĩa của việc làm một môn đồ của Đấng Ky Tô. Các thành viên trong gia đình có thể trò chuyện về những lúc họ để ý rằng một ai đó trong nhà đang làm môn đồ. Nếu có con nhỏ, anh chị em có thể làm một huy hiệu đề rằng: “Tôi là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô,” và cho chúng đeo huy hiệu đó bất cứ khi nào anh chị em để ý thấy chúng noi theo Đấng Cứu Rỗi.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy giúp gia đình anh chị em áp dụng thánh thư cho bản thân họ. Nê Phi nói: “Tôi áp dụng tất cả các thánh thư cho chúng tôi, ngõ hầu đem lại nhiều lợi ích cho sự học hỏi của chúng tôi” (1 Nê Phi 19:23). Để giúp gia đình anh chị em áp dụng thánh thư cho bản thân họ, anh chị em có thể mời họ suy ngẫm về điều họ sẽ làm nếu họ ở giữa những người tin theo được mô tả trong 3 Nê Phi 1:4–9. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 21.)

Dân Nê Phi chứng kiến ngày không có đêm

A Day, a Night, and a Day (Một Ngày, Một Đêm, và Một Ngày), tranh do Walter Rane họa