Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 31 tháng Năm–Ngày 6 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 60–62: “Mọi Xác Thịt Đều Ở Trong Tay Ta”


“Ngày 31 tháng Năm–Ngày 6 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 60–62: ‘Mọi Xác Thịt Đều Ở Trong Tay Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 31 tháng Năm–Ngày 6 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 60–62,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021

Hình Ảnh
Sông Missouri

Campfire on the Missouri (Cắm Trại tại Missouri), tranh do Bryan Mark Taylor họa

Ngày 31 tháng Năm–Ngày 6 tháng Sáu

Giáo Lý và Giao Ước 60–62

“Mọi Xác Thịt Đều Ở Trong Tay Ta”

Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã dạy rằng khi chúng ta học thánh thư, “chứng ngôn sẽ gia tăng. Sự cam kết sẽ được củng cố. Gia đình sẽ được làm cho vững mạnh. Sự mặc khải cá nhân sẽ tuôn tràn” (“The Power of the Word,” Ensign,, tháng Năm năm 1986, trang 81).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Vào tháng Sáu năm 1831, Joseph Smith tổ chức một đại hội với các anh cả của Giáo Hội tại Kirtland. Ở đó, Chúa đã sắp xếp một số anh cả thành các cặp đồng hành và gửi họ đến Hạt Jackson, Missouri với nhiệm vụ này: “Phải thuyết giảng trên đường đi” (Giáo Lý và Giao Ước 52:10). Nhiều anh cả đã chuyên tâm làm như vậy, nhưng những người khác thì không. Vì vậy, khi đến lúc quay trở lại Kirtland, Chúa đã phán: “Đối với một số [anh cả], ta không được hài lòng lắm, vì chúng không chịu mở miệng ra, mà chúng lại giấu kín tài năng mà ta đã ban cho chúng, vì sợ loài người” (Giáo Lý và Giao Ước 60:2). Nhiều người trong chúng ta có thể đồng cảm với những anh cả này—chúng ta cũng có thể cảm thấy ngần ngại để mở miệng và chia sẻ phúc âm. Có lẽ chúng ta cũng bị cản trở bởi “sợ loài người.” Có lẽ chúng ta nghi ngờ sự xứng đáng hoặc khả năng của chúng ta. Cho dù lý do của chúng ta là gì đi nữa, Chúa “biết sự yếu kém của loài người và cách thức để cứu giúp [chúng ta]” (Giáo Lý và Giao Ước 62:1). Rải rác trong những điều mặc khải này dành cho những người truyền giáo thời kỳ đầu là những lời trấn an mà có thể giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ chia sẻ phúc âm—hoặc những nỗi sợ khác mà chúng ta có thể đang đối mặt: “Ta, là Chúa, cai trị trên các tầng trời.” “Ta có thể làm cho các ngươi thánh thiện.” “Mọi xác thịt đều ở trong tay ta.” Và “hỡi các con trẻ, hãy vui lên; vì ta đang ở giữa các ngươi.” (Giáo Lý và Giao Ước 60:4, 7; 61:6, 36.)

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giáo Lý và Giao Ước 6062

Chúa hài lòng khi tôi mở miệng mình ra để chia sẻ phúc âm.

Tất cả chúng ta đều có những kinh nghiệm khi mình có thể chia sẻ phúc âm với người nào đó, nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta đã không làm. Khi đọc những lời của Chúa dành cho những người truyền giáo thời kỳ đầu là những người đã thất bại trong việc “mở miệng ra,” hãy nghĩ về các cơ hội chia sẻ phúc âm của chính anh chị em. Chứng ngôn của anh chị em về phúc âm giống như một “tài năng (tức ân tứ),” hay một kho báu từ Thượng Đế như thế nào? Trong những phương diện nào mà đôi khi chúng ta “giấu kín tài năng của [chúng ta]”? (Giáo Lý và Giao Ước 60:2; xin xem thêm Ma Thi Ơ 25:14–30).

Chúa đã sửa chỉnh những người truyền giáo thời kỳ đầu này, nhưng Ngài cũng cố gắng soi dẫn họ. Anh chị em tìm thấy những sứ điệp khích lệ nào từ Ngài trong các tiết 60 và 62? Làm thế nào những sứ điệp này xây đắp sự tự tin của anh chị em trong việc chia sẻ phúc âm? Trong những ngày sắp tới, anh chị em hãy tìm các cơ hội để mở miệng ra và chia sẻ điều Thượng Đế đã giao phó cho anh chị em.

Xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 33:8–10; 103:9–10; Dieter F. Uchtdorf, “Công Việc Truyền Giáo: Chia Sẻ Những Gì Trong Đáy Lòng Anh Chị Em,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 15–18.

Hình Ảnh
những người truyền giáo trên xe buýt

Thượng Đế muốn tôi chia sẻ phúc âm với người khác.

Giáo Lý và Giao Ước 61:5–6, 14–18

Có phải mọi dòng nước đều bị Chúa nguyền rủa không?

Lời cảnh báo của Chúa trong Giáo Lý và Giao Ước 61 một phần là để cảnh báo về những mối hiểm nguy mà dân Ngài có thể gặp phải trong khi di chuyển đến Si Ôn trên Sông Missouri, vào thời ấy nổi tiếng là nguy hiểm. Lời cảnh báo này không nên được cắt nghĩa là chúng ta cần tránh đi bằng đường thủy. Chúa có “tất cả mọi quyền năng,” kể cả quyền năng đối với các dòng nước (câu 1).

Giáo Lý và Giao Ước 61–62

Chúa có tất cả mọi quyền năng và có thể bảo tồn tôi.

Trên đường quay về Kirtland, Joseph Smith và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội đã có một kinh nghiệm đe dọa đến tính mạng trên Sông Missouri (xin xem Saints, 1:133–134). Chúa đã sử dụng cơ hội này để cảnh báo và chỉ dẫn các tôi tớ Ngài. Anh chị em tìm được điều gì trong Giáo Lý và Giao Ước 61 mà khuyến khích anh chị em đặt lòng tin cậy của mình vào Chúa khi đối mặt với những thử thách riêng của mình? Ví dụ, tại sao việc biết rằng Thượng Đế “của vĩnh viễn này tới vĩnh viễn khác” là điều quan trọng? (câu 1).

Có những sự hiểu biết sâu sắc tương tự trong tiết 62. Chúa giảng dạy anh chị em điều gì về bản thân Ngài và quyền năng của Ngài trong điều mặc khải này?

Hãy suy ngẫm những kinh nghiệm xây đắp đức tin mà anh chị em đã từng có khi Chúa giúp anh chị em vượt qua những nghịch cảnh về phần thuộc linh hay thể chất.

Giáo Lý và Giao Ước 62

Chúa muốn tôi đưa ra một số quyết định “thích đáng cho [tôi].”

Đôi khi Chúa ban cho chúng ta sự chỉ dẫn cụ thể, và với những vấn đề khác Ngài cho chúng ta tự quyết định. Anh chị em thấy nguyên tắc này được minh họa như thế nào trong Giáo Lý và Giao Ước 62? (xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 60:5; 61:22). Anh chị em đã thấy nguyên tắc này trong cuộc sống mình như thế nào? Tại sao đó là điều tốt cho chúng ta để đưa ra một số quyết định mà không có sự hướng dẫn cụ thể từ Thượng Đế?

Xin xem thêm Ê The 2:18–25; Giáo Lý và Giao Ước 58:27–28.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giáo Lý và Giao Ước 60:2–3.Tại sao một số người truyền giáo thời kỳ đầu ngần ngại để chia sẻ phúc âm? Tại sao đôi khi chúng ta cũng ngần ngại? Cân nhắc đóng diễn cách mà mọi người trong gia đình có thể chia sẻ phúc âm trong các bối cảnh khác nhau.

Giáo Lý và Giao Ước 61:36–39.Chúng ta thấy trong các câu thánh thư này có những lý do gì để “vui lên”? (xin xem thêm Giăng 16:33). Có lẽ gia đình anh chị em có thể viết hoặc vẽ tranh về những điều mà mang lại niềm vui cho họ và thu thập chúng lại rồi bỏ trong một cái lọ “hãy vui lên”. (Hãy chắc chắn gồm vào các bức tranh về Đấng Cứu Rỗi và những thứ nhắc chúng ta về tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta.) Trong suốt tuần này khi mọi người trong gia đình cần một lời nhắc nhở về lý do để vui vẻ, họ có thể chọn một thứ gì đó từ cái lọ.

Giáo Lý và Giao Ước 61:36.Làm thế nào anh chị em có thể giúp gia đình mình ghi nhớ rằng Đấng Cứu Rỗi “đang ở giữa [chúng ta]”? Anh chị em có thể cùng nhau quyết định một chỗ dễ thấy để treo một bức tranh của Ngài trong nhà mình. Làm thế nào chúng ta có thể mời Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống hằng ngày của mình?

Giáo Lý và Giao Ước 62:3.Có lẽ anh chị em có thể có một buổi họp chia sẻ chứng ngôn trong gia đình sau khi đọc câu thánh thư này. Để giải thích một chứng ngôn là gì, anh chị em có thể chia sẻ các phần trong sứ điệp của Chủ Tịch M. Russell Ballard “Chứng Ngôn Thanh Khiết” (Liahona, tháng Mười Một năm 2004, trang 40–43). Tại sao việc ghi lại chứng ngôn của chúng ta là một điều tốt?

Giáo Lý và Giao Ước 62:5, 8.Tại sao Chúa không ban ra các lệnh truyền về mỗi khía cạnh cuộc sống chúng ta? Theo như câu 8, chúng ta đưa ra quyết định bằng cách nào?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát gợi ý: “Testimony,” Hymns, số 137.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy để Thánh Linh hướng dẫn việc học tập của anh chị em. Hãy để cho Đức Thánh Linh hướng dẫn anh chị em. Hãy nhạy cảm với những lời mách bảo của Ngài trong khi Ngài hướng dẫn anh chị em tới những điều anh chị em cần phải học hỏi mỗi ngày, thậm chí nếu những lời mách bảo của Ngài đề nghị anh chị em đọc hoặc học một đề tài khác với điều anh chị em thường làm hoặc theo một cách thức khác biệt.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su bồng một con chiên

The Good Shepherd (Đấng Chăn Hiền Lành), tranh do Del Parson họa

In